Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cơ học môn Vật lý 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ MÔN VẬT LÝ 10 - PHẦN CƠ HỌC

 

1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 1: Trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc dài có

A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.

Câu 2: Chuyển động cơ là sự thay đổi … của vật này so với vật khác theo thời gian. Từ cần điền vào chỗ trống là:

A. chiều                                   B. phương

C. hướng                                 D. vị trí

Câu 3: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.

B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.

C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.

D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.

Câu 4: Trong đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) của một chuyển động thẳng của một vật như hình dưới. Những đoạn ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

A. AB, EF.                  B. AB, CD.

C. CD, EF.                  D. CD, FG.

Câu 5: Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là

A. x = t² + 4t – 10                   B. x = –0,5t – 4.

C. x = 5t² – 20t + 5                 D. x = 10 + 2t + t².

Câu 6: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là

A. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)           B. \(v = \sqrt {2gh} \)  

C. \(v = 2gh\)              D. \(v = \sqrt {gh} \)

Câu 7: Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi

A. không có lực tác dụng.

B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.

C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.

D. bỏ qua lực cản của không khí.

Câu 8: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất

A. 13 giờ.                    B. 12 giờ.

C. 11 giờ.                    D. 10 giờ.

Câu 9: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.

B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.

C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.

D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 10: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là

A. 43 m.                      B. 45 m.

C. 39 m.                      D. 41 m.

Câu 11: Chuyển động cơ là:

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.

Câu 12: Chọn đáp án sai:

A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = vt.

C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.

D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.

Câu 13:  Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là

A. 40 km/h.

B. 38 km/h.

C. 46 km/h.

D. 35 km/h.

Câu 14: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.

B. Tăng đều theo thời gian.

C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.

D. Chỉ có độ lớn không đổi.

Câu 15: Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là

A. 1 m/s²

B. 2,5 m/s²

C. 1,5 m/s²

D. 2 m/s²

Câu 16: Sự rơi tự do là

A. chuyển động khi không có lực tác dụng.

B. chuyển động khi bỏ qua lực cản.

C. một dạng chuyển động thẳng đều.

D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lựC.

Câu 17: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Cho g = 10 m/s². Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?

A. 4,5 s.

B. 2,0 s.

C. 9,0 s.

D. 3,0 s.

Câu 18: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là

A. ω = 2π/T và ω = 2πf

B. ω = 2πT và ω = 2πf

C. ω = 2πT và ω = 2π/f

D. ω = 2π/T và ω = 2π/f

Câu 19: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe so với trục bánh xe là

A. 10 rad/s

B. 20 rad/s

C. 30 rad /s

D. 40 rad/s.

Câu 20: Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?

A. vật có thể có vật tốc khác nhau .

B. vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.

C. vật có thể có hình dạng khác nhau.

D. vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.

Câu 21: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là

A. 12 km/h.

B. 6 km/h.

C. 9 km/h.

D. 3 km/h.

Câu 22: Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó

A. rất nhỏ so với con người.

B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.

C. rất nhỏ so với vật mốc.

D. rất lớn so với quãng đường ngắn.

Câu 23. Phương trình chuyển động  của một chất điểm dọc theo đường trục Ox có dạng x = 5 – 20t (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 giờ chuyển động là 

A. 35 km                     B. 40 km

C. -40 km                    D. -35 km

Câu 24. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?

A. Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó

B. Một hành khách trên xe bút

C. Hòn bi rơi từ trên cao xuống đất

D. Cái đu quay đang chuyển động quanh trục của nó

Câu 25. Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm M lúc 8 giờ để chạy tới điểm N cách M một khoảng 180 km. Hỏi người đi xe máy phải chạy với vận tốc bằng bao nhiêu để có thể tới N lúc 12 giờ ? Coi chuyển động của xe máy là thẳng đều.

A. 40 km/h                  B. 45 km/h

C. 50 km/h                  D. 35 km/h

Câu 26. Chọn khẳng định đúng

A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.

B. Chuyển động thẳng biến đổi đều  có gia tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc giảm đều theo thời gian.

D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.

Câu 27. Một ô tô chạy trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s. Hai giây sau, vận tốc của xe là 15 m/s. Hỏi gia tốc trung bình của xe trong khoảng thời gian đó bằng bao nhiêu ?

\(\begin{array}{l}A.\,1,5\,\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,3,5\,\,m/{s^2}\\C.\,0,5\,\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,2,5\,\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 28. Một vật đứng yên

A. Khi vị trí của nó so với vật cố định là không đổi

B. Khi khoảng cách của nó đến một vật cố định là không đổi

C. Khi vị trí của nó so với vật khác là không đổi

D. Khi khoảng cách của nó đến vật khác là không đổi.

Câu 29. Một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B trên đường thẳng AB với vận tốc 60 km/h, ô tô xuất phát tại A. Quãng đường AB = 100 km. Chọn trục tọa độ Ox có gốc O ở A, phương trùng với đường thẳng AB, chiều dương từ A đến B. Chọn gốc thời gian lúc ô tô xuất phát. Phương trình chuyển động của ô tô là

\(\begin{array}{l}A.\,x = 100 - 60t\\B.\,x = 100 + 60t\\C.\,x = 60t\\D.\,x = 60\left( {t - 2} \right)\end{array}\)

Câu 30. Chỉ ra phát biểu sai

A. Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau

B. Gia tốc rơi tự do ở các độ cao khác nhau so với mặt đất thì khác nhau

C. Gia tốc rơi tự do của các vật có khổi lượng khác nhau thì luôn khác nhau

D. Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của vật

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. C

4. B

5. C

6. B

7. C

8. B

9. D

10. D

11. C

12. C

13. B

14. A

15. B

16. D

17. D

18. A

19. D

20. C

21. B

22. B

23.B

24.C

25.B

26.D

27.D

28.A

29.C

30.C

 

2. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 5N và F2 = 12N. Hợp lực của F1 và F2 chỉ có thể có nhận dạng giá trị bằng

A. 6N                 B. 18N

C. 8N                 D. 4N

Câu 2. Hợp lực của hai lực có độ lớn F1 = F và F2 = 2F có thể

A. nhỏ hơn F  

B. vuông góc với lực F1

C. lớn hơn 3F 

D. vuông góc với lực F2

Câu 3. Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau ?

A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật

B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật

C. vật có thể chuyển động khi không có lực tác dụng vào nó

D. vật không nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó

Câu 4. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau ?

A. một vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

B. nếu lực tác dụng nào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần

C. một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

D. không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó

Câu 5. Hai lực trực đối cân bằng là hai lực:

A. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật

B. bằng nhau về cả hướng và độ lớn

C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá

D. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 6. Trong một tai nạn giao thông, ô tô tải đâm vào ô tô con đang chạy ngược chiều. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con lớn hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

B. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con nhỏ hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

C. ô tô tải nhận được gia tốc lớn hơn ô tô con

D. ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn ô tô tải

Câu 7. Một khối gỗ có khối lượng 50kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào thùng lực đẩy có phương nằm ngang và có độ lớn F = 150N. Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa thùng và mặt sàn là 0,35 và lấy g = 10 m/s2. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. thùng chuyển động nhanh dần đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

B. thùng chuyển động đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N

C. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N

D. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo ?

A. xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng

B. ngược hướng với hướng của biến dạng

C. độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật

D. cân bằng với ngoại lực tác dụng lên vật

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực ma sát

A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai vật

B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật

C. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc

D. phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc

Câu 10. Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi hai vật đó có

A. thể tích rất lớn

B. khối lượng rất lớn

C. khối lượng riêng rất lớn

D. dạng hình cầu

Câu 11. Khi ô tô chuyển động đều trên một đoạn đường có dạng cung tròn, lực tác dụng đóng vai trò lực hướng tâm là

A. trọng lực của ô tô

B. phản lực của mặt đường

C. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên xe

D. lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường

Câu 12. Khi nói về quán tính của một vật, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu tác dụng của lực

B. khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều theo quán tính

C. những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính

D. nguyên nhân duy trì chuyển đông khi các lực tác dụng lên vật mất đi chính là tính quán tính của vật.

Câu 13. Lực tác dụng và phản lực của nó luôn

A. khác nhau về bản chất       

B. cùng hướng với nhau

C. xuất hiện và mất đi đồng thời       

D. cân bằng nhau

Câu 14. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng lực 250N. Nếu thời gian bóng tiếp xúc với chân là 0,02s thì tốc độ của bóng ngay sau khi đá là

A. 0,01 m/s                 B. 0,1 m/s

C. 2,5 m/s                   D. 10 m/s

Câu 15. Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong 0,05s đầu, vật đi được 80 cm. Hợp lực tác dụng vào vật và gia tốc mà nó thu được là

\(\begin{array}{l}A.\,6,4\,N;\,\,3,2\,m/{s^2}\\B.\,12,8\,N;\,\,6,4\,m/{s^2}\\C.\,1,2N;\,\,0,64\,m/{s^2}\\D.\,1280\,N;\,\,640\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 16. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm và có độ cứng k = 40 N/m. Khi nén lò xo bằng lực F  = 1N thì chiều dài của nó là

A. 2,5cm                B. 19,975cm

C. 17,5cm              D. 19,75cm

Câu 17. Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên n lần thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. tăng lên n lần   

B. giảm đi n lần

C. không đổi 

D. tăng lên \(\sqrt n \) lần

Câu 18. Từ cùng một độ cao, bi M được thả không vận tốc đầu bi N được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. M chạm đất trước N

B. M chạm đất sau N

C. Cả hai chạm đất cùng lúc

D. M chạm đất khi N mới rơi được nửa đoạn đường

Câu 19: Một lò xo có một đầu cố định. Khi kéo đầu còn lại với lực 2N thì lò xo dài 22cm. Khi kéo đầu còn lại với lực 4N thì lò xo dài 24cm. Độ cứng của lò xo này là:

A. 9,1 N/m.                 B. 17.102 N/m.

C. 1,0 N/m.                 D. 100 N/m.

Câu 20: Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.

A. 1 s, 5 m.          B. 2 s, 5 m.

C. 1 s, 8 m.          D. 2 s, 8 m.

Câu 21: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực \(\overrightarrow F \) của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

A. \(F = F_1^2 + F_2^2\)

B. \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

C. \(F = {F_1} + {F_2}\)

D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)

Câu 22: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vecto gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)

B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)

D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Câu 23: Đơn vị của hằng số hấp dẫn là:

A. \(\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\)                B. \(\frac{{N.{m^2}}}{{kg}}\)

C. \(\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}\)                 D. \(\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}\)

Câu 24: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

A. tăng gấp đôi

B. giảm đi một nửa

C. tăng gấp bốn

D. không đổi

Câu 25: Một vật có khối lượng m đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được truyền tức thời một vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát trượt là . Câu nào sau đây là sai?

A. Độ lớn của lực ma sát trượt là .

B. Gia tốc của vật thu được không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt.

C. Vật chắc chắn chuyển động chậm dần đều.

D. Gia tốc của vật thu được phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.

Câu 26: Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi luôn có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.

B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.

C. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.

D. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.

Câu 27: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Câu 28: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A. 4,38 N           B. 5,24 N

C. 6,67 N           D. 9,34 N

Câu 29: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

A. trọng tâm của vật rắn.

B. trọng tâm hình học của vật rắn.

C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.

D. điểm đặt của lực tác dụng.

Câu 30: Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu (hình vẽ).

A. 40 N                       B. 80 N

C. 42,2 N                    D. 46,2 N

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. A

4. C

5. A

6. D

7. D

8. D

9. B

10. B

11. C

12. C

13. C

14. D

15. D

16. C

17. C

18. C

19.D

20.B

21. B

22. C

23. A

24.D

25.D

26.D

27.D

28.C

29.C

30.D

 

3. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau 

A. đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực

B. hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên

C. tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó

D. hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau

Câu 2. Tác dụng là quay vật của một lực không phụ thuộc vào

A. cánh tay của đòn lực         

B. độ lớn của lực

C. vị trí của trục quay            

D. điểm đặt của lực

Câu 3. Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị

A. 300 N.m                  B. 30 N.m

C. 3 N.m                      D. \(\dfrac{{100}}{3}\) N.m

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực

B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến

C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực

D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực

Câu 5. Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F= 10N và F­= 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực

A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực

B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

D. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

Câu 7. Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục

A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực

D. không đi qua trọng tâm

Câu 8. Biểu thức nào sau đây thể hiện quy tắc momen lực trong trường hợp vật rắn cân bằng dưới tác dụng của hai lực có độ lớn và cánh tay đòn lần lượt là F1; d1 và F2; d2.

\(\begin{array}{l}A.\,{F_1}{d_2} = {F_2}{d_1}\\B.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\\C.\,{F_1}{F_2} = {d_1}{d_2}\\D.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\end{array}\)

Câu 9. Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng

\(\begin{array}{l}A.\,40N\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,20\sqrt 2 \\C.\,40\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,20N\end{array}\)

Câu 10. Đối với một vật quay quanh một trục cố định thì

A. nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên

B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại

C. vật chỉ quay nếu còn momen lực tác dụng lên nó

D. muốn thay đổi tốc độ góc của vật thì phải tác dụng momen lực lên vật

Câu 11. Chỉ ra phát biểu sai

Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì

A. tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau

B. tất cả các điểm của vật đều có cùng gia tốc

C. có thể coi vật là chất điểm

D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng

Câu 12. Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?

A. thay đổi khối lượng của vật

B. thay đổi vị trí trục quay

C. thay đổi hình dạng của vật

D. thay đổi tốc độ góc của vật

Câu 13. Mức quán tính của một vật quay quanh quanh trục

A. càng lớn thì vật càng chậm thay đổi tốc độ góc

B. không phụ thuộc vào khối lượng của vật

C. phụ thuộc vào tốc độ góc của vật

D. như nhau với các vật có cùng kích thước

Câu 14. Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì:

A. các điểm trên vật ở càng xa trục quay thì tốc độ dài càng nhỏ

B. trong cùng một khoảng thời gian, các điểm trên vật càng gần trục quay thì góc quay được càng nhỏ

C. quỹ đạo của các điểm trên vật có chiều dài như nhau

D. mọi điểm trên vật có cùng tốc độ góc không đổi

Câu 15. Ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng vì

A. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

B. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, ở gần mép của mặt chân đế

C. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

D. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực  đi qua mặt chân đế, ở mép mặt chân đế.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện ngẫu lực tác dụng lên vật ?

A. dùng tay vặn vòi nước

B. dùng dây kéo gạch lên cao

C. dùng tua vít để vặn đinh ốc

D. chỉnh tay lái khi xe sắp qua đoạn đường ngoặt

Câu 17. Khi chế tạo bánh xe ô tô, phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của bánh xe chính các nhất, nhằm mục đích chính là để

A. tránh trường hợp trục quay có thể bị gãy khi bánh xe quay quá nhanh

B. xe dễ chuyển động lùi

C. cấu trúc xe cân xứng

D. tránh va chạm với các bộ phận khác

Câu 18. Chỉ ra phát biểu sai

A. mặt chân đế của một vật hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đỡ

B. mặt chân đế chính là mặt đáy của vật nếu vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng cả mặt đáy

C. mặt chân đế của vật càng lớn và có trọng tâm càng cao thì mức vững vàng của vật càng lớn

D. khi vật có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm của vật phải “rơi” trên mặt chân đế.

ĐÁP ÁN

1.C

2.D

3.C

4.A

5.A

6.D

7.B

8.B

9.A

10.D

11.D

12.D

13.A

14.D

15.B

16.B

17.A

18.C

 

4. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 1. Véc tơ động lượng là vectơ

A. cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc

B. có phương hợp với vectơ vận tốc một góc \(\alpha \) bất kì

C. có phương vuông góc với vectơ vận tốc

D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc

Câu 2. Một vật có khối lượng 1 kg được thả rơi tự do. Cho g = 10 m/s2. Sau 2s động lượng của vật là:

A. 10 kg.m/s             B. 2 kg.m/s

C. 20 kg.m/s             D. 1 kg.m/s

Câu 3. Chọn phát biểu sai

A. động lượng là một đại lượng véc tơ

B. xung của lực là một đại lượng véc tơ

C. động lượng tỉ lệ với khối lượng vật

D. động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi

Câu 4. Chọn phát biểu sai. Đối với vật chuyển động tròn đều thì

A. động năng không đổi

B. động lượng có độ lớn không đổi

C. cơ năng không đổi

D. công của lực hướng tâm bằng không

Câu 5. Một vật rơi tự do từ độ cao 120m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật gấp đôi thế năng tại độ cao

A. 10m                       B. 30m

C. 20m                       D. 40m

Câu 6. Một chất điểm có khối lượng m, chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) không đổi. Động lượng của chất điểm này tại thời điểm t là

\(\begin{array}{l}A.\,\overrightarrow p  = \overrightarrow F mt\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\overrightarrow p  = \overrightarrow F t\\C.\,\overrightarrow p  = \dfrac{{\overrightarrow F t}}{m}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\overrightarrow p  = \overrightarrow F m\end{array}\)

Câu 7. Một người khối lượng m đang treo mình trên cành cây thì thấy một chiếc ô tô tải khối lượng M đang đi ngang qua với vận tốc v. Người đó thả mình rơi xuống thùng xe. Vận tốc của cả người và xe sau đó là

\(\begin{array}{l}A.\,\,v' = \dfrac{{\left( {M + m} \right)v}}{M}\,\\B.\,v' = \,\dfrac{{Mv}}{M}\\C.\,\,v' =  - \dfrac{{\left( {M + m} \right)v}}{M}\,\\D.\,\,v' =  - \dfrac{{Mv}}{{\left( {M + m} \right)}}\,\end{array}\)

Câu 8. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công ?

A. kW.h                        B. N.m

C. kg.m2/s2                  D. kg.m2/s

Câu 9. Kéo một xe goong bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 30o. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m có gái trị là

A. 30000J                     B. 15000J

C. 25950J                     D. 51900J

Câu 10. Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5.104 kW. Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn là

A. 300N                    B. 3.105N

C. 7,5.105N               D. 7,5.108N

Câu 11. Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

A. Wđ = \(\dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\)                           

B. Wđ = \( - \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\)

C. Wđ = \(\dfrac{{2m}}{{{p^2}}}\)                            

D. Wđ = 2mp2

Câu 12. Một người có khối lượng 50kg, ngổi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó so với ô tô là

A. 129,6 kJ                 B. 10 kJ

C. 0J                           D. 1 kJ

Câu 13. Xét chuyển động của con lắc đơn như hình bên. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O

B. động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B

C. thế năng của vật cực đại tại O

D. thế năng của vật cực tiểu tại M

Câu 14. Thả một quả bóng tennit có khối lượng m = 20 g từ độ cao h1 = 5 m xuống mặt đất, nó nảy lên đến độ cao h2 = 3 m. Lấy g = 10 m/s2. Độ biến thiên cơ năng của quả tennis là

\(\begin{array}{l}A.\,\,\Delta {\rm{W}} = 4J\\ B.\,\,\Delta {\rm{W}} = 400J\\C.\,\,\Delta {\rm{W}} = 0,4J\\ D.\,\,\,\Delta {\rm{W}} = 40J\end{array}\)

Câu 15. Khi nị nén 3cm, một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng

A. 200 N/m                 B. 300 N/m

C. 400 N/m                 D. 500 N/m

Câu 16. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương ngang. Đại lượng nào của vật sau đây là không đổi?

A. cơ năng               B. động lượng

C. động năng           D. thế năng

Câu 17. Một vật bắt đầu trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng, nghiêng góc \(\alpha \) và từ độ cao h. Khi xuống đến chân mặt phẳng nghiêng thì vật có vận tốc là v. người ta tăng góc nghiêng lên thành \(2\alpha \)  và cũng thả vật trượt từ độ cao h. Vận tốc của vật khi trượt tới chân mặt phẳng nghiêng là:

A. 2v                           B. v

C. \(\dfrac{v}{{\sqrt 2 }}\)                       D. \(\sqrt 2 v\)

Câu 18. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì

A. thế năng của vật giảm, trọng lực  sinh công dương

B. thế năng của vật giảm, trọng lực  sinh công âm

C. thế năng của vật tăng, trọng lực  sinh công dương

D. thế năng của vật tăng, trọng lực  sinh công âm

Câu 19: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?

A. Động năng             B. Thế năng

C. Trọng lượng           D. Động lượng

Câu 20: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:

A. Bằng hai lần vật thứ hai

B. Bằng một nửa vật thứ hai

C. Bằng vật thứ hai

D. Bằng một phần tư vật thứ hai

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật

B. Động lượng của một vật là một đại lượng vecto

C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng

D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật

Câu 22: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.

D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Câu 23: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

A. Vật đang chuyển động tròn đều

B. Vật được ném ngang

C. Vật đang rơi tự do

D. Vật chuyển động thẳng đều

Câu 24: Động năng của vật tăng gấp đôi khi

A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi

B. m không đổi, v tăng gấp đôi

C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa

D. m không đổi, v giảm còn một nửa.

Câu 25: Chất m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\overrightarrow F \). Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:

A. \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F .m\)               

B. \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F .t\)

C. \(\overrightarrow p  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)                    

D. \(\overrightarrow p  = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)

Câu 26: Một lực \(\overrightarrow F \) không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) theo hướng của lực \(\overrightarrow F \). Công suất của lực \(\overrightarrow F \) là

A. \(F.v\)                     B. \(F.{v^2}\)

C. \(F.t\)                      D. \(F.v.t\)

Câu 27: Tại thời điểm t0 = 0, một vật m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2s có

A. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

B. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

C. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

D. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

Câu 28: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

A. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{{p^2}}}{{2m}}\)                B. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2{p^2}}}{m}\)

C. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2m}}{{{p^2}}}\)                D. \({{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\)

ĐÁP ÁN

1.D

2.C

3.D

4.C

5.D

6.B

7.B

8.D

9.C

10.B

11.A

12.C

13.B

14.C

15.C

16.D

17.B

18.D

19. B

20. C

21. C

22. C

23. D

24. .A

25. B

26. A

27. C

28. A

 

 

 

5. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?

Câu 2: Để xác định vị trí của tàu cảnh sát biển 8001 giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?

Câu 3: Một ôtô khởi hành từ bến xe Giáp Bát, chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi được 25m thì nó đạt vận tốc 5 m/s. Tính gia tốc của ô tô và vận tốc nó đạt được sau khi đi 25m tiếp theo?

Câu 4: Từ hai điểm A và B cách nhau 200cm, hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật thứ nhất từ A bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 3 cm/s2. Cùng lúc vật thứ hai đi ngang qua B với vận tốc 5 cm/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 cm/s2. Hãy xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau.

Câu 5. Hai vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 3 kg chuyển động với các tốc độ v1 = 1 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp

a) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng

b) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng phương, ngược chiều

c) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) vuông góc nhau

Câu 6. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 250 N/m được đặt nằm ngang. Một đầu gắn cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng M = 100g, có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn \(\Delta l = 5\,cm\) rồi thả nhẹ. Xác định độ lớn nhất của vật.

Câu 7: Một vật được ném ngang ở độ cao 20m phải có vận tốc đầu là bao nhiêu để trước lúc chạm đất vận tốc của nó là 25m/s?

Câu 8: Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2, tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s.

Câu 9: Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm C. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N hướng thẳng đứng xuống dưới (Hình vẽ). Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có phương vuông góc với OA, và OA làm thành một góc α = 30° so với đường nằm ngang.

a) Tính phản lực N của lò xo vào thanh.

b) Tính độ cứng k của lò xo, biết lò xo ngắn đi 8cm so với lúc không bị nén.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.

Câu 2:

Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, người ta dùng hệ trục tọa độ gồm 2 trục Ox và Oy vuông góc với nhau. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng trục Ox là vĩ độ, trục Oy là kinh độ của tàu.

Câu 3:

Tại thời điểm t = 0, ô tô có vận tốc v0 = 0.

Sau quãng đường S1 = 25m ô tô đạt vận tốc v1 = 5m/s.

Áp dụng công thức độc lập với thời gian ta có:

\(v_1^2 - v_0^2 = 2{\rm{a}}{S_1}\)

\( \Rightarrow a = \frac{{v_1^2 - v_0^2}}{{2.{S_1}}} = \frac{{{5^2} - {0^2}}}{{2.25}} = 0,5m/{s^2}\)

Sau 25m tiếp theo ô tô có vận tốc v2. Khi đó, ta có:

\(v_2^2 - v_1^2 = 2{\rm{a}}{S_2} \Leftrightarrow v_2^2 - {5^2} = 2.0,5.25\\ \Leftrightarrow {v_2} = 5\sqrt 2  \approx 7,07m/s\)

Câu 4:

Chọn gốc tọa độ O tại điểm A, chiều dương từ A đến B.

Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật thứ nhất bắt đầu chuyển động.

Phương trình chuyển động của hai vật lần lượt là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_{01}} + {v_{01}}t + \frac{{{a_1}{t^2}}}{2} = \frac{{3{t^2}}}{2} = 1,5{t^2}\\{x_2} = {x_{02}} + {v_{02}} + \frac{{{a_2}{t^2}}}{2} = 200 - 5t + \frac{{\left( { - 2} \right){t^2}}}{2}\\ = 200 - 5t - {t^2}\end{array} \right.\)

Hai vật gặp nhau khi:

\({x_1} = {x_2} \Leftrightarrow 1,5{t^2} = 200 - 5t - {t^2} \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t =  - 10{\rm{s < 0(loai)}}\\t = 8{\rm{s}}\end{array} \right.\)

=> t = 8s

Vị trí hai xe gặp nhau là:\({x_1} = {x_2} = 1,{5.8^2} = 96m\)

Câu 5.

a) \(p = {p_1} + {p_2} = {m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} \)

\(\;\;\;\;\;\;\,= 1.3 + 3.1 = 6\,kg.m/s\)

b) \(p = {p_1} - {p_2} = {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} \)\(\,= 0\,kg.m/s\)

c) \(p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2}  = \sqrt {{3^2} + {3^2}}  = \sqrt {18}\)\(\,  = 4,242\,kg.m/s\)

Véc tơ \(\overrightarrow p \) nghiêng góc 45o với vả hai véc tơi \({\overrightarrow v _1}\) và \({\overrightarrow v _2}\)

Câu 6.

Ta có cơ năng của vật bằng thế năng cực đại khi vật bị kéo rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn \(\Delta l = 5\,\,cm\) được tính bằng công thức:

\({{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_{t\left( {\max } \right)}} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)                      (1)

Khi qua vị trí cân bằng, cơ năng bằng động năng cực đại và được tính bằng công thức:

W2 = Đđ(max) = \(\dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)               (2)

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:

W1 = W2                                                             (3)

Thay (1), (2) vào (3) ta có:

\(\dfrac{1}{2}M{\left( {{v_{\max }}} \right)^2} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

\({v_{\max }} = \sqrt {\dfrac{k}{M}{{\left( {\Delta l} \right)}^2}}  = \Delta l\sqrt {\dfrac{k}{M}} \)

\(\;\;\;\;\;\;\;\;= 0,05\sqrt {\dfrac{{250}}{{0,1}}}  = 2,5\,m/s\)

Câu 7:

Ta có:

\(\begin{array}{l}h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}\frac{{{{\left( {gt} \right)}^2}}}{g}\\ \Leftrightarrow gt = \sqrt {2gh} \\ \Leftrightarrow {v_y} = \sqrt {2gh} \end{array}\)

Vận tốc của vật tại thời điểm chạm đất thỏa mãn công thức:

\(\begin{array}{l}{v^2} = v_0^2 + v_y^2 = v_0^2 + 2gh\\ \Rightarrow {v_0} = \sqrt {{v^2} - 2gh}  = \sqrt {{{25}^2} - 2.10.20}  = 15m/s\end{array}\)

Câu 8:

Tại điểm cao nhất của vòng xiếc có các lực tác dụng lên xe là trọng lực \(\overrightarrow P \) và phản lực \(\overrightarrow N \) của vòng xiếc.

Ta có: \(P + N = {F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{R} \Rightarrow N = m\frac{{{v^2}}}{R} - P\)

Gọi \(\overrightarrow {N'} \) là lực ép của người đi xe lên vòng xiếc, ta có:

\(N' = N = \frac{{m{v^2}}}{R} - mg = \frac{{{{80.10}^2}}}{8} - 80.9,8 = 216N\)

Câu 9:

a)

Điều kiện để thanh OA nằm cân bằng là: \({M_{\overrightarrow N }} + {M_{\overrightarrow F }} = 0\)

Chọn chiều dương là chiều kim đồng hồ MF >0, MN>0

Suy ra: \( - N.{d_N} + F.{d_F} = 0\)

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{d_N} = OC = 10cm = 0,1m\\{d_F} = OH = OA.\cos {30^0} = 0,1732m\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow N = F.\frac{{{d_F}}}{{{d_N}}} = 20.\frac{{0,1732}}{{0,1}} = 34,64N\)

b)

Phản lực của lò xo tác dụng vào thanh chính bằng lực đàn hồi của lò xo:

\(N = k\left| {\Delta l} \right| \Rightarrow k = \frac{N}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \frac{{34,64}}{{0,08}} = 433N/m\)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cơ học môn Vật lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?