BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2019-2020
Câu 1: Tìm câu sai:
A. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa.
B. Khuynh hướng hóa học chung của các halogen là nhận thêm 1e vào lớp ngoài cùng.
C. Thành phần và tính chất các hợp chất của các halogen là tương tự nhau.
D. Hợp chất có oxi của halogen chỉ có một công thức HXO (X là halogen).
Câu 2: Trong dãy nào dưới đây các chất đã không được xếp theo trật tự tăng dần độ mạnh tính axit từ trái sang phải?
A. HClO, HClO2, HClO3, HClO4. B. HI, HBr, HCl, HF.
C. H3PO4, H2SO4, HClO4. D. NH3, H2O, HF.
Câu 3: Theo dãy: HF – HCl – HBr – HI thì
A. tính axit giảm, tính khử tăng. B. tính axit tăng, tính khử tăng.
C. tính axit tăng, tính khử giảm. D. tính axit giảm, tính khử giảm.
Câu 4: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với Clo và axit HCl đều tạo ra cùng một loại hợp chất
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 5: Chọn phương trình phản ứng đúng:
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.
C. 3Fe + 8HCl → FeCl2 + FeCl3 + 4H2. D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
Câu 6: Để nhận biết các dung dịch sau đây chứa trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây
A. Na2SO4 và NaOH. B. AgNO3 và Na2SO4.
C. H2SO4 và Na2CO3. D. Na2CO3 và HNO3.
Câu 7: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Chọn hóa chất cần dùng và thứ tự thực hiện để nhận biết các chất đó
A. Dùng AgNO3 trước và giấy quỳ sau. B. Chỉ dùng AgNO3.
C. Dùng giấy quỳ trước, AgNO3 sau. D. A và C đều đúng.
Câu 8: Trong những phản ứng sau đây sinh ra khí hiđroclorua
A. Dẫn khí clo vào nước.
B. Đốt khí hiđro trong khí clo.
C. Điện phân dung dịch natri clorua trong nước.
D. Cho dung dịch bạc nitrat tác dụng với dung dịch natri clorua.
Câu 9: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Phát biểu nào sau đây đúng với các phân tử Clo
A. Bị oxi hóa. B. Bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. Vừa oxi hóa, vừa khử.
Câu 10: Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH → KCl + KclO + H2O. Clo đóng vai trò nào
A. Là chất khử. B. Là chất oxi hóa.
C. không là chất oxi hóa, không là chất khử. D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 11: Clorua vôi là loại muối nào sau đây
A. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit.
B. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 2 loại gốc axit.
C. Muối tạo bởi 2 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit.
D. Clorua vôi không phải là muối.
Câu 12: Trong các hợp chất của Clo sau đây thì hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất
A. HClO4. B. HClO3. C. HClO2. D. HClO
Câu 13: Trong các axit có oxi của Clo sau đây thì axit nào có tính axit mạnh nhất
A. HClO4. B. HClO3. C. HClO2. D. HClO
Câu 14: Axit cloric có công thức nào sau đây?
A. HClO4. B. HClO3. C. HClO2. D. HClO
Câu 15: Axit hipoclorơ có công thức nào sau đây?
A. HClO4. B. HClO3. C. HClO2. D. HClO
Câu 16: Số oxi hóa của Clo trong axit pecloric là:
A. +3. B. +5. C. +7. D. -1.
Câu 17: Tính tẩy màu, sát trùng của clorua vôi là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do clorua vôi dễ bị phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.
B. Do clorua vôi bị phân hủy ra Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
C. Do trong phân tử clorua vôi chứa nguyên tử clo với số oxi hóa +1 có tính oxi hóa mạnh.
D. Cả A, B, C.
Câu 18: Nước Gia-ven là hỗn hợp của các chất nào sau đây
A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O.
C. NaCl, NaClO3, H2O. D. NaCl, NaClO4, H2O.
Câu 19: Trong phản ứng: CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2↑ + H2O. Nguyên tố clo trong hợp chất CaOCl2 đóng vai trò:
A. Chất khử. B. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
C. Chất oxi hóa. D. Không là chất khử, không là chất oxi hóa.
Câu 20: Tìm câu sai khi nói về clorua vôi:
A. Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2.
B. Clorua vôi là muối hỗn hợp.
C. Ca(OCl)2 là công thức hỗn tạp của clorua vôi.
D. Clorua vôi có hàm lượng hypoclorit cao hơn nước Gia-ven.
Câu 21: Số oxi hóa của clo trong phân tử CaOCl2 là:
A. 0. B. -1. C. +1. D. -1 và +1.
Câu 22: Tìm phản ứng sai:
A. 3Cl2 + 6KOH → KClO3 + 3H2O + 5KCl.
B. 3Cl2 + 6KOH KClO3 + 3H2O + 5KCl.
C. Cl2 + 2NaOH NaClO + H2O + NaCl.
D. 3Cl2 + 6NaOH NaClO3 + 5NaCl + 3H2O.
Câu 23: Khi nung nóng, kali clorat đồng thời bị phân hủy theo phản ứng (1) và (2):
(1) KClO3 (r) → KCl(r) + O2(k) (2) KClO3(r) → KClO4(r) + KCl(r)
Câu nào diễn tả đúng về tính chất của KClO3
A. KClO3 chỉ có tính oxi hóa. B. KClO3 chỉ có tính khử.
C. KClO3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. KClO3 không có tính oxi hóa, không có tính khử.
Câu 24: Để thu khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây
Câu 25: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:
A. Clo độc nên có tính sát trùng.
B. Clo có tính oxi hóa mạnh.
C. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 26: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút, trước khi ăn. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do:
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.
B. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
C. dung dịch NaCl độc.
D. một lí do khác.
Câu 27: Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hóa – khử với vai trò:
A. Chất khử. B. Chất oxi hóa. C. Môi trường. D. A, B và C đều đúng.
Câu 28: Kali clorat tan nhiều trong nước nóng nhưng tan ít trong nước lạnh. Hiện tượng nào xảy ra khi cho khí clo đi qua nước vôi dư đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Có chất khí thoát ra màu vàng lục.
C. Màu của dung dịch thay đổi. D. Có chất kết tủa kali clorat.
Câu 29: Trong số các hiđro halogenua sau đây, chất nào có tính khử mạnh nhất
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 30: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh
A. HF. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3.
Câu 31: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. Na2SO4.
Câu 32: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl, người ta có thể
A. nung nóng hỗn hợp.
B. cho dung dịch hỗn hợp các muối tác dụng với khí Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch.
C. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.
D. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3.
Câu 33: Đổ dung dịch chứa 2 gam HBr vào dung dịch chứa 2 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào?
A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu. D. Không xác định được.
Câu 34: Thuốc khử có thể dùng để phân biệt được cả bốn lọ KF, KCl, KBr, KI là:
A. AgNO3. B. NaOH. C. Quỳ tím. D. Cu.
Câu 35: Khẳng định nào sau đây không đúng
A. Axit flohiđric được dùng để khắc tủy tinh do có phản ứng: SiO2 + 4HF → SiH4 + 2F2O.
B. AgBr trước đây dùng để chế tạo phim ảnh do có phản ứng: 2AgBr → 2Ag + Br2.
C. Nước Gia – ven có tính oxi hóa mạnh là do có phản ứng: NaClO + CO2 +H2O → NaHCO3 + HClO.
D. KClO3 được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm theo phản ứng
...
Trên đây là nội dung Bộ câu hỏi ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Nam Hưng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !