40 CÂU HỎI ÔN TẬP HK2 MÔN HÓA 10 NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT TÂN LÃNG
Câu 1. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4. B. ns2p5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2. Ở trạng thái cơ bản các nguyên tố halogen có mấy e độc thân?
A. 1 B. 5. C. 3. D. 7.
Câu 3. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì?
A. công hóa trị không cực.
B. cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho nhận.
Câu 4: Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D = 1,2 g/ml). Nồng độ % của dung dịch CaCl2 thu được là
A. 27,75%. B. 36,26%. C. 26,36%. D. 23,87%.
Câu 5. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất
A. oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử
Câu 6. Thuốc thử của axit clohidric và muối clorua là
A. ddAgNO3. B. dd Na2CO3. C. ddNaOH. D. phenolphthalein.
Câu 7. Hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. HClO. B. HClO2. C. HClO3. D. HClO4.
Câu 8. Trạng thái đúng của brom là
A. rắn B. lỏng. C. khí. D. lỏng, hoặc rắn.
Câu 9. Cho dãy axit: HF, HCl,HBr,HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau:
A. giảm. B. tăng. C. vừa tăng, vừa giảm. D. Không tăng, không giảm.
Câu 10. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm phù hợp?
A. Thủy phân AlCl3. B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.
C. clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
Câu 11.Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là
A. HNO3 B. HF. C. H2SO4. D. HCl.
Câu 12. Dung dịch AgNO3không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF.
Câu 13. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Clo là chất
A oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử
Câu 14. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường. B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim. D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.
Câu 15. Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế từ hóa chất nào sau đây?
A. KClO3 B. NaCl. C. MnO2. D. HClO.
Câu 16. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất
a. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 17. Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng
A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh. C. số e độc thân. D. số lớp e.
Câu 18. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩnlà do
A. clo độc nên có tính sát trùng. B. clo có tính oxi hóa mạnh.
C. clo tác dụn với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh. D. một nguyên nhân khác.
Câu 19. Axit clohidric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. tất cả đều đúng.
Câu 20.Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tá dụng với clo và axit clohidric cho cùng một loại muối?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag
Câu 21. Chất nào sau đây được ứng dụng dung để tráng phim ảnh?
A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr.
Câu 22. Thuốc thử để phẩn biệt dung dịch KI là
A. Quì tím. B. Clo và hồ tinh bột C. hồ tinh bột. D. dd AgNO3.
Câu 23. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3.
B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2.
D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
Câu 24. Clorua vôi là
A. Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit.
B. Muối tạo bởi kim loại liên kết với hai gốc axit.
C. Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit.
D. Clorua vôi không phải là muối.
Câu 25. Cho phản ứng: Cl2+ 2 NaBr → 2 NaCl + Br2. nguyên tố clo
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. Không bị oxi hóa, không bị khử.
...
Trên đây là nội dung Bộ 40 câu hỏi ôn tập môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !