BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ MÔN HÓA 10 NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1. Trong phản ứng 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. NO2 đóng vai trò
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. không phải chất oxi hóa, cũng không phải chất khử.
Câu 2. Tìm định nghĩa sai.
A. Chất bị oxi hóa là chất nhận electron.
B. Chất khử là chất bị oxi hóa.
C. Chất khử là chất cho electron.
D. Quá trình oxi hóa là quá trình cho electron.
Câu 3. Cho phản ứng sau aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số tối giản của phương trình. Tổng a + b bằng
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa – khử là
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
D. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl → 6FeCl3 + KCl + 3H2O.
Câu 5. Trong hóa học vô cơ, phản ứng có số oxi hóa của các chất luôn luôn không đổi là phản ứng
A. hóa hợp B. trao đổi C. phân hủy D. thế
Câu 6. Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3, H2O và V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 8,96 lít. D. 17,92 lít.
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số cân bằng tối giản của FeSO4 là
A. 10 B. 8 C. 6 D. 2
Câu 8. Phương trình Cu → Cu2+ + 2e biểu thị quá trình nào sau đây?
A. oxi hóa. B. nhận electron. C. phân hủy. D. hòa tan.
Câu 9. Cho phản ứng aHCl + bMnO2 → cMnCl2 + dCl2 + eH2O. Hệ số cân bằng a và b lần lượt là
A. 2 và 1. B. 4 và 2. C. 4 và 1. D. 1 và 2.
Câu 10. Cho phản ứng sau Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O; hệ số cân bằng của các chất lần lượt là
A. 3, 4, 3, 2 và 2. B. 3, 8, 3, 2 và 4. C. 3, 2, 3, 2 và 1. D. 3, 2, 2, 3 và 1.
Câu 11. Theo quan niệm mới, sự khử là
A. sự thu electron. B. sự cho eletron. C. lấy oxi. D. mất oxi.
Câu 12. Phương trình Fe3+ + 1e → Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây?
A. oxi hóa. B. hòa tan. C. khử. D. phân hủy.
Câu 13. Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được Cu(NO3)2, H2O và 3,36 lít khí NO (đktc) là chất khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 14,4 g. B. 6,4 g. C. 9,6 g. D. 16,0 g.
Câu 14. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hóa học nào có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. phân hủy và trao đổi. B. trao đổi và thế.
C. thế và hóa hợp. D. phân hủy và hóa hợp.
Câu 15. Phản ứng hóa học nào sau đây cho thấy NO2 chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa
A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
B. NO2 + SO2 → NO + SO3.
C. 2NO2 → N2O4.
D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
Câu 16. Định nghĩa đúng về phản ứng oxi hóa – khử
A. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều thay đổi số oxi hóa.
B. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố.
C. phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự cho nhận electron giữa các chất.
D. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó quá trình oxi hóa và quá trình khử diễn ra không đồng thời.
Câu 17. Phản ứng mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hóa và không đóng vai trò chất khử là
A. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. B. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
C. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. D. SO2 + 2Mg → S + 2MgO
Câu 18. Hòa tan 5,6 gam kim loại Fe vào dung dịch HNO3 1M loãng dư, sau phản ứng thu được Fe(NO3)3, NO và H2O. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch HNO3 đã dùng.
A. 500 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml.
Câu 19. Trong phản ứng FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò là
A. chất tạo môi trường B. chất khử
C. chất oxi hóa D. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
Câu 20. Cho các phương trình hóa học sau
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl.
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.
C + H2O CO + H2.
Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử
A. Là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhận electron của nguyên tử hay ion khác.
B. Là phản ứng trong đó có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
C. Là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia đều phải thay đổi số oxi hóa.
D. Là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhường electron cho nguyên tử hay ion khác.
Câu 22. Cho phản ứng sau H2SO3 + Br2 + H2O → H2SO4 + (A), chất (A) là
A. HBr. B. HBrO3. C. HBrO4. D. HBrO.
Câu 23. Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + HNO3 → Fe2(SO4)3 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số cân bằng của HNO3 dưới dạng số nguyên tối giản của phản ứng trên là
A. 10 B. 4 C. 5 D. 16
Câu 24. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
C. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 25. Cho phản ứng HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng các hệ số nguyên dương tối giản trong phương trình của phản ứng đó là
A. 12 B. 22 C. 20 D. 16
Câu 26. Cho phản ứng 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2↑ + 8H2O. Hệ số tỉ lệ ứng với chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. 5 và 3. B. 2 và 5. C. 3 và 5. D. 5 và 2.
Câu 27. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa khử là
A. tạo thành hợp chất chứa oxi.
B. không tạo ra đơn chất.
C. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
D. có sự thay đổi màu sắc của các chất
Câu 28. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có NH3 là chất oxi hóa?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2.
C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Câu 29. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số cân bằng dưới dạng số nguyên dương tối giản các chất theo thứ tự lần lượt là
A. 3, 28, 9, 1, 14. B. 3, 26, 9, 2, 13. C. 3, 14, 9, 1, 7. D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 30. Trong phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3. B. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑. D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.
...
4. Bài tập áp dụng ppbao toàn e :
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 6,72lít. C. 0,448 lít. D. 4,48 lít.
Câu 2: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là
A. 25,6 gam. B. 16 gam. C. 2,56 gam. D. 8 gam.
Câu 3: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Câu 4: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là bao nhiêu ?
A. 27 gam. B. 16,8 gam. C. 35,1 gam. D. 53,1 gam.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08.
Câu 6: Chia hỗn hợp gồm Mg và MgO thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch sau phản ứng chứa 14,25 gam muối
- Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu dược 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc). Cô cạn cẩn thận và làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam muối. Công thức phân tử của khí X là:
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 7: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí (đktc) NxOy (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. N2O và Fe. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. NO và Mg.
Câu 8: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 khí không màu không hoá nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M là
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị chưa rõ bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại đã cho là:
A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Cu.
Câu 10: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 11: Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là
A. Mg. B. Fe. C. Mg hoặc Fe. D. Mg hoặc Zn.
Câu 12: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi, chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lít khí (đktc) ; Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít NO duy nhất (đktc)
Kim loại M và % M trong hỗn hợp là:
A. Al với 53,68%. B. Cu với 25,87%. C. Zn với 48,12%. D. Al với 22,44%.
Câu 13: 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu theo thứ tự là
A. 0,02 và 0,03. B. 0,01 và 0,02. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,04.
Câu 14: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỷ khối so với H2 bằng 14,75. Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là
A. 61,80%. B. 61,82%. C. 38,18%. D. 38,20%.
Câu 15: Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe phản ứng với dung dịch HNO3 (vừa đủ) được 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí là 7,68 gam. Khối lượng của Fe và Mg lần lượt là:
A. 7,2 gam và 11,2 gam. B. 4,8 gam và 16,8 gam.
C. 4,8 gam và 3,36 gam. D. 11,2 gam và 7,2 gam.
Câu 16: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al trong V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn
hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là
A. 0,42. B. 0,84. C. 0,48. D. 0,24.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít
(đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2), dung dịch Y (không chứa muối NH4NO3). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48 C. 5,60. D. 3,36.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là
A. 40,5. B. 50,4. C. 50,2. D. 50.
Câu 19: Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO2 và 2,24 lít SO2 (đều đkc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,6 gam. B. 8,4 gam. C. 18 gam. D. 18,2 gam.
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc), 1,6 gam S (là những sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là
A. 28,1 gam. B. 18,1 gam. C. 30,4 gam. D. 24,8 gam.
Câu 21: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 66,75 gam. B. 33,35 gam. C. 6,775 gam. D. 3, 335 gam.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm NO2 và NO (không sinh ra muối NH4NO3). Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 18,2. Tổng số gam muối khan tạo thành theo m và V là:
A. m+6,0893V. B. m+ 3,2147. C. m+2,3147V. D. m+6,1875V.
Câu 23: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 240. B. 120. C. 360. D. 400.
Câu 24: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đunnóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 97,5. B. 108,9. C. 137,1. D.151,5.
Câu 25: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol Al và 0,02 mol Mg tác dụng với 100 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X gồm 3 kim loại, X tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, dư thu được V lít NO2 (ở đktc và duy nhất). Giá trị của V là
A. 1,232. B. 1,456. C. 1,904. D. 1,568.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ câu hỏi ôn tập Chương 4 phản ứng oxi hóa khử môn Hóa 10 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử
- Bài tập trắc nghiệm chuyên đề phản ứng oxi hóa - khử có đáp án
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!