Bộ 8 đề ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10

BỘ 8 ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 10
 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

KMnO4 →  Cl2 →  NaCl →  Cl2 →  FeCl2 →  FeCl3  → Fe(NO3)3  → Fe(OH)3 →  Fe2O3

Câu 2 (2 điểm) Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất khí chứa trong các bình mất nhãn sau: SO2, CO2, H2S, O2 và O3

Câu 3 (2 điểm) Từ nguyên liệu ban đầu là muối ăn, quặng pirit, nước, không khí (điều kiện có đủ). Hãy viết phương trình điều chế natri hiđroxit, nước Javen, sắt (II) sunfat, sắt (III) sunfat.

Câu 4 (1 điểm) Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k)

Nêu các yếu tố làm cho cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.

Câu 5 (3 điểm) Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg. Thực hiện 2 thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy giải phóng ra 11,2 lít khí.

- Thí nghiệm 2: Cho m gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 96% thì thấy giải phóng ra khí SO2 duy nhất với thể tích đo được là 13,44 lít. Biết các khí đo ở đktc.

1. Tính m và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

2. Sục từ từ khí B ở trên vào 400 ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 ( 2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

FeS2 →  SO2  → SO3 →  H2SO4  → Fe2(SO4)→  Fe(OH)3  → Fe2(SO4)→  FeCl2 → Fe(NO3)2.

Câu 2 (2 điểm) Chỉ dùng quỳ tím nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, HCl.

Câu 3 (2 điểm) Viết 2 phương trình phản ứng để chứng minh:

1. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

2. HCl có tính axit và tính khử.

Câu 4 (1 điểm) Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) →  2SO(k)

Khi tăng nhiệt độ, tăng áp suất, giảm nồng độ SO3 và tăng nồng độ SO2 thì cân bằng lần lượt chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.

Câu 5 (3 điểm) Dung dịch A gồm 3 muối NaCl, NaBr và NaI. Tiến hành 3 thí nghiệm .

TN1 : Lấy 20 ml dung dịch A cô cạn thì thu được 1,732 gam muối khan.

TN2 : Lấy 20 ml dung dịch A lắc kỹ với brôm dư sau đó cô cạn thì thu được 1,685 gam muối khan.

TN3 : Lấy 20 ml dung dịch A tác dụng với Clo dư, sau đó cô cạn thu được 1,4625 gam muối khan.

Tính nồng độ mol/l của từng muối trong 200 ml dung dịch A.

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng để chứng minh rằng:

1. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2; Br2 có tính oxi hóa mạnh hơn I2.

2. H2S có tính khử.

3. H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.

4. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.

Câu 2 ( 2 điểm) Chỉ dùng phenolphtalein nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, NaCl, BaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2

Câu 3 (2 điểm) Từ MnO2, NaCl, H2SOđặc, Fe, Cu và H2O đề nghị cách điều chế những chất sau: FeCl2, FeCl3, CuSO4

Câu 4 (1 điểm) Nêu các phương pháp hóa học giúp tăng hiệu suất quá trình điều chế NH3. Biết có phương trình: N2 (k) + 3H2 (k) →  2NH3(k)

Câu 5 ( 3 điểm) Cho 1,92 gam hợp kim X gồm đồng, kẽm, magie tác dụng vừa đủ với HCl ta được 0,03 mol khí và dung dịch A. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch A thì thu đước 1 kết tủa. Nung kết tủa tới khối lượng không đổi được 0,8 gam chẩt rắn.

1. Xác định thành phần của hỗn hợp.

2. Hòa tan 1,92 gam hợp kim X ở trên bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí SO2 (đktc).

Tính V

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2 điểm) Cho các khí sau, chứa trong các bình mất nhãn: O2, H2S, SO2, Cl2, CO2.

1. Nêu phương pháp vật lí để nhận biết các khí.

2. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí.

Câu 2 (2 điểm)

1. Nêu cách tiến hành pha loãng axit H2SO4 đặc. Giải thích cách làm đó.

2. Để thu được dung dịch H2SO4 25% cần lấy m1 gam dung dịch H2SO4 45% pha với m2 gam dung dịch H2SO15%. Xác định tỉ lệ m1/m2.

Câu 3 (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có)

1. Cho H2S tác dụng với O2                                           

2. Đốt quặng pirit.

3. Cho Fe3O4 tác dụng với HCl loãng             

4. Sục khí H2S vào dung dịch KMnO4.

Câu 4 (1 điểm) Trong quá trình nung vôi xảy ra phản ứng: CaCO3 (r)  → CaO (r) + CO2 (k)  H < 0 .

Nêu các phương pháp giúp tăng hiệu suất phản ứng.

Câu 5 (3 điểm) Cho 16,5 gam hỗn hợp muối Na2S và Na2SO3 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl đun nóng ta được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với hiđro là 27. Lượng axit dư trung hoà vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M

1. Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?

2. Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl?

3. Hỗn hợp khí X ở trên có khả năng làm mất màu vừa đủ V lít dung dịch KMnO4 2M. Tính V

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 8 đề ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?