Bộ 7 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2018-2019 có lời giải chi tiết

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mười

Dù là khi tóc bạc.

ĐỀ 1:

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG                                                 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

                                                                                                                NĂM HỌC 2018-2019          

 ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                                   Môn: Ngữ Văn

                                                                Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2.0 điểm) Cho đoạn thơ sau:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.

3. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (3.0 điểm)

Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhiều đóng góp cho cuộc đời nhưng lại rất khiêm nhường. Từ vẻ đẹp này của nhân vật, hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).

ĐỀ 2:

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN                                        KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

   ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                                          NĂM HỌC 2018-2019

   (Đề thi có 01 trang)                                                            MÔN THI: NGỮ VĂN

                                                                         Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6:

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2) Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

3) Chép lại câu văn có thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân thành phần trạng ngữ.

4) Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh nào trong tác phẩm?

5) Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật trong đoạn trích trên là người như thế nào?

6) Hãy viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có câu văn chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần biệt lập cảm thán) với câu chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hội hả

Tất cả như xôn xao...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân.

ĐỀ 3

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN                                   KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

                                                                                                    Năm học: 2018 - 2019

                                                                                                       Môn thi: Ngữ văn

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Hãy đọc bài báo được trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Mỗi khi bảng công việc trong nhà trẻ có thể làm của chuyên gia Montessori được chia sẻ trên Facebook, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn khá bất ngờ, hoài nghi khi biết ở độ tuổi của con, con có thể làm được rất nhiều việc phù hợp.

Cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế (...)

Việc nhà theo từng độ tuổi của trẻ

Theo thời gian, ý nghĩa của việc làm việc nhà sẽ theo con vươn xa ra ngoài xã hội. Những việc tuy vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp trẻ trang bị kĩ năng thực tế, giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập. Đến một lúc nào đó, con sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ công việc với người đồng hành (chồng/vợ/bạn bè), chứ không phải là làm vì nghĩa vụ, làm một cách thụ động. Đồng thời, nó sẽ giúp trẻ nhận ra năng lực bản thân (...)"

(Dẫn theo: “Dạy trẻ làm việc nhà tốt hơn cho con đi học múa, võ ...”. - songkhoe.vn)

Câu 1 (0,5 điểm): Trong bài báo, việc nhà cho trẻ được phân loại từ độ tuổi nào đến độ tuổi nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Liệt kê hai danh từ có trong câu: “Cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế”.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về nội dung: làm “việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập”?

Câu 4 (1,0 điểm):

Đề xuất một “việc nhà” mà em cho là học sinh từ 13 đến 15 tuổi biết làm thuần thục. Hãy viết ngắn gọn các bước để làm công việc đó.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Một số điều không tốt nếu học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở không biết làm công việc nhà.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ quan điểm về vấn đề trên.

Câu 2 (5,0 điểm):

“Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn lớp 9, tập 1) là một trích đoạn truyện ngắn hay. Qua năm tháng nhiều bạn đọc không thể quên được hình ảnh cô bé Thu trong truyện. Còn em thì sao?

Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về nhân vật bé Thu trong đoạn trích nêu trên.

ĐỀ 4:

     SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG                                       KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT              

   ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                                       NĂM HỌC 2018 - 2019

                                                                                                       Môn: NGỮ VĂN

                                                              Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:

(1) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng, (6) Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. (7) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (8) Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run...

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Câu 1 (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2).

Câu 2 (1.0 điểm) Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (4) và câu (5).

Câu 3. (1,0 điểm) Tìm từ địa phương Nam Bộ trong câu (7) và cầu (8)

Câu 4. (3.0 điểm) Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu 5. (4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 56)

ĐỀ 5:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2018

Môn thi: Ngữ văn

(Dùng cho mọi thí sinh thi vào trường chuyên)

Thời gian làm bài: 120 phút

 

Câu 1. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.”

(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì, dẫn theo Ngữ văn 8, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.26)

1. Xác định phép lập luận của đoạn văn.

2. Phân tích tác dụng của hai biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2. Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn.

Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp (khoảng 12 câu) trình bày ý kiến của em về những điều hành vi trên gợi ra. (Đánh số các câu trong đoạn).

Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến,

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân - ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.”.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.55-56)

ĐỀ 6:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10

Môn thi: Ngữ văn

(Không chuyên)

Thời gian làm bài: 120 phút

 

Câu 1 (3,0 điểm): 

“-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi Với mợ mày không?

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cánh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vi tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chi có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”.

(Trích từ văn bản Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Sách giáo khoa Ngữ văn 8,
Nxb Giáo dục 2014, tr. 16).

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng (0,5 điểm)?

2. Tìm 02 quan hệ từ diễn tả ý đôi lập trong đoạn văn trên. Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

3. Từ “rất kịch” có nghĩa là gì? Từ này cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “cô tôi”? (0,5 điểm)

4. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi cho anh/ chị liên tưởng đến tác phẩm nào mà anh/ chị đã được học, được đọc? Vì sao? (0,5 điểm)

5. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 dòng) để nói lên cảm nhận của anh/ chị về tình mẫu tử trong nghịch cảnh (1.0 điểm).

Câu 2 (3,0 điểm):

THUẬT GIẾT RỒNG

Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt cả gia sản, mất có đến nghìn vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả.

(Bình giải ngụ ngôn Trung Quốc, Trương Chính, Nxb Giáo dục 1999 tr. 14)

Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy) cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay.

Câu 3 (4,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng: “Người ta chi có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một hoặc một vài tác phẩm đã học và đã đọc.

ĐỀ 7:

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH                               KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN             

   ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                             NĂM HỌC 2018 - 2019

                                                                                       Môn: NGỮ VĂN

                                                              Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

 

Phần 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt.

Khác với bản thân cái cười. Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng. Không có người ta bảo mình “có vấn đề rồi”.

Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời. Như tia nắng xuân mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư lự hé chào khu vườn cuối đông.

[...]Thật là vui khi nhìn thấy cái mỉm cười ở trong cái cười của ai đó, của những người bạn của mình.

Chúc mỗi bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười.

(Theo Hoàng Hồng Minh, Lòng người mênh mang, NXB Văn hóa thông tin, 2014)

Câu 1 (1 điểm). Kể trên 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết giữa hai câu văn sau: “xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời”.

Câu 3. (0,5 điểm). Theo tác giả, tại sao “mỉm cười” khác với “cái cười”?

Câu 4 (1.0 điểm). “Chúc bạn bè ra mỗi sáng trước khi ra cửa, mim cười”. Câu nói trên cho em lời khuyên gì về thái độ sống?

Phần 2. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1. (3,0 điểm)

Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác.

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nổi trầm xao xuyến.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

---Hết---

 

ĐÁP  ÁN 

ĐỀ 1:

Câu 1:

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.

2. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.

3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ được thể hiện qua các chi tiết:

  • Sự khắc nghiệt của thời tiết “sương muối” - cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Gặp nhau nơi rừng thiêng nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt.
  • ⇒ Là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.
  • “Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lập giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.

Câu 2:

  • Một số ý về đức tính khiêm nhường.
    • Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới.
    • Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được.
    • Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
  • Đức tính khiêm nhường của anh thanh niên thể hiện ở:
    • Anh khiêm nhường nhận định công việc của mình cũng chỉ là bình thường và trân trọng những đóng góp, những hi sinh của bạn bè, đồng đội.
    • Dẫn chứng: Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra để trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc.

Câu 3: Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).

  • Dàn ý tham khảo:
    • Mở bài:
      • Giới thiệu tác giả tác phẩm
        • Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
        • Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai - một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
        • Nêu cảm nhận về tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai
    • Thân bài: Các luận cứ chứng minh tình yêu làng của nhân vật ông Hai:
      • Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình
        • Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
          • Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
          • Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
      • Luận cứ 2 : Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu đi theo giặc.
        • Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
        • Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
        • Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.
        • Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được.
        • Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
        • Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
        • Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian.
      • Luận cứ 3: Tâm trạng ông Hai ngay sau khi nghe tin làng được cải chính
        • Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
        • Thế rồi khi về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
        • Nhân vật ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
    • Kết bài:
      • Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Và hơn hết, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.

ĐỀ 2:

Câu 1:

1) Đoạn trích nằm trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ.

2) Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: thiếp - chàng

3) Câu văn có thành phần trạng ngữ: Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.

4) Lời thoại trong đoạn trích là của nhân vật Vũ Nương. Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm.

5) Qua lời bày tỏ với chồng, ta có thể thấy nhân vật trong đoạn trích trên là một người phụ nữ thuỷ chung, coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình nhưng lại bị nghi oan.

6) Có thể tham khảo dàn ý sau đây, chú ý có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán:

  • Mở đoạn:
    • Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.
  • Thân đoạn:
    • Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò cùa mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
    • Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
      • Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
      • Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...
    • Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
      • Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
      • Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo => hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.
    • Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
    • Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:
      • Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.
      • Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
    • Liên hệ bản thân.

Câu 2: Các em có thể tham khảo dàn ý sau đây để triển khai thành lời văn theo quan điểm của mình.

  • a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả
  • - “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.
  • - Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất Huế.
  • b. Thân bài:
  • * Mùa xuân của thiên nhiên
  • - Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.
  • + Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1, 2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
  • + Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiên chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
  • + Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.
  • + Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp, gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh  đồng rộng lớn, bình yên.
  • -> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, tràn đầy sức sống và đậm đà nét Huế.
  • - Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”
  • + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang hót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.
  • + Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
  • * Mùa xuân của đất nước
  • - Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
  • + Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc, gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.
  • + Hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc. Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. “Lộc trên lưng” vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước. Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.
  • + Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả”, “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
  • => Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước.
  • * Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân
  • - Tâm hồn thi nhân say sưa cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về.
  • - Từ sự cảm nhận đó, thi sĩ có những ước nguyện hiến dâng sâu sắc, chân thành ở phía sau.
  • c. Kết bài
  • - Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, khoáng đạt, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Phải là người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những lời thơ hay và đẹp đến thế.

ĐỀ 3:

Phần 1:

Câu 1: Việc nhà cho trẻ được phân theo các độ tuổi sau:

  • Từ 4 - 5 tuổi
  • Từ 7 - 8 tuổi
  • Từ 12 tuổi trở lên

Câu 2:

  • - Danh từ: trẻ, nhà

Câu 3:

“Làm việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập” có nghĩa là: khi cho trẻ làm các công việc trong gia đình, chúng có thể dần dần tự chăm sóc cho bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành tính cách độc lập của trẻ em.

Câu 4: Học sinh có thể lựa chọn một trong các công việc nêu ở bảng phù hợp với độ tuổi từ 13 – 15 như: Nấu một bữa cơm hoàn chỉnh, lau nhà,... Sau đó trình bày ngắn gọn cách thức tiến hành công việc đó.

Phần 2: Các em cần đạt được những ý sau:

Câu 1:

  • Giải thích vấn đề
    • Việc nhà là những công việc diễn ra trong gia đình. Con người dọn dẹp, sửa sang khiến cho không gian sống sạch sẽ hơn, tiện nghi hơn.
    • ⇒ Bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng phải tham gia vào công việc dọn dẹp không gian sống của gia đình, đặc biệt là các bạn học sinh.
  • Bàn luận vấn đề
    • Một số việc nhà cơ bản: rửa bát, quét nhà, gấp quần áo, nấu cơm,...
    • Tác hại khi học sinh không làm việc nhà:
      • Không gian sống trở nên bẩn thỉu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
      • Không thể tự chăm lo cho bản thân nếu xa gia đình.
      • Hình thành nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào những người xung quanh.
      • Trở thành kẻ lười biếng, không tự lập.
      • Trở thành gánh nặng cho cha mẹ, luôn phải lo lắng cho đứa con đã trưởng thành về thể xác trong khi tâm hồn vẫn chỉ là đứa trẻ lên ba.
    • Nguyên nhân tình trạng lười làm việc nhà của học sinh hiện nay:
      • Do được bố mẹ nuông chiều.
      • Do thói quen lười nhác, ỷ lại.
  • Liên hệ bản thân
    • Bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều người siêng năng, chăm chỉ làm việc nhà tạo nên môi trường sống trong lành, giúp con người luôn khỏe mạnh, thoải mái.
    • Làm việc nhà là một thói quen tốt cho bản thân. Không những vậy, làm việc nhà còn thể hiện sự yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ những công việc trong gia đình với bố mẹ.
    • Em đã làm những công việc nhà nào? Làm việc nhà có ý nghĩa thế nào với em?

Câu 2: Dàn bài gợi ý.

  • Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm
    • Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
    • Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.
    • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
  • Phân tích
    • Giới thiệu nhân vật bé Thu
      • Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má.
      • Được tái hiện qua cuộc gặp gỡ vẻn vẹn 3 ngày ngắn ngủi với cha sau 8 năm xa cách.
    • Cảm nhận về bé Thu: Cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng yêu thương ba sâu sắc.
      • Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
        • Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường:
      • Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.
      • Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:
        • Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.
        • Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.
        • Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm.
        • Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
      • Miêu tả thái độ, hành động khác thường của con bé, tác giả đã:
        • Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
        • Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.
        • Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.
    • Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
      • Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.
      • Nó không cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.
      • Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.
      • Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng.
        • Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm
        • Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
        • Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo. Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.
        • Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ, cô bé không giấu giếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba khiến mọi người xúc động.
        • Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.
        • ⇒ Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.
  • Kết bài.
    • Nêu cảm nhận chung của em về nhân vật bé Thu.

ĐỀ 4:

Câu 1:

  • Thành phân biệt lập: chắc - Thành phần biệt lập tình thái

Câu 2:

  • Từ ngữ liên kết: con bé (4) nó (5) - Phép liên kết: Phép thế

Câu 3:

  • Từ địa phương Nam Bộ: Vết thẹo, lặp bặp

Câu 4:

  • Yêu cầu về hình thức
    • Đoạn văn
    • Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
  • Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:
    • Giải thích câu tục ngữ:
      • Nghĩa đen: Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn bên ngoài.
      • Nghĩa bóng:
        • Gỗ: chất lượng của đồ vật, ẩn dụ cho việc chỉ phẩm chất con người.
        • Nước sơn: là thứ trang trí bên ngoài đồ vật, ẩn dụ cho hình thức của con người.
        • ⇒ Khẳng định phẩm chất đạo đức, nhân cách quan trọng hơn vẻ bề ngoài, nội dung quan trọng hơn hình thức.
    • Bàn luận: Câu tục ngữ dạy cho con người bài học đáng quý sự nhìn nhận, đánh giá một con người, một sự việc.
      • Một sự việc, ta nên nhìn nhận bản chất bên trong chứ không nên hời hợt ở bề ngoài.
      • Khi nhìn nhận một con người, nên để cao phẩm chất, phẩm chất mới là yếu tố quyết định. Không nên để hình thức bề ngoài che mắt. Những người có phẩm chất đạo đức tốt bao giờ cũng hoàn thành công việc xuất sắc.
    • Bên cạnh đó cũng không nên hạ thấp giá trị của hình thức, nếu có một phần chất tốt lại cộng thêm hình thức đẹp thì càng tăng giá trị của bản thân. Nhưng vẫn phải lấy giá trị phẩm chất đạo đức là tiêu chí cơ bản để đánh giá.
    • Liên hệ bản thân.

Câu 5:

  • Yêu cầu về kĩ năng:
    • Viết đúng kiều bài nghị luận văn học.
    • Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
    • Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
    • Bố cục ba phân rõ ràng, cân đối.
    • Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
  • Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
    • Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm:
      • Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
      • Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
      • Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 - thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
      • Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
      • Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.
    • Phân tích
      • Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:
        • Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.
        • Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành:
        • Ta làm con chim hót

          Ta làm một cành hoa

          Ta nhập vào hòa ca

          Một nốt trầm xao xuyến

          • Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê → giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
          • Các hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
          • Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người - đất nước.
          • Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được công hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
        • Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả:
        • Một mùa xuân nho nhỏ

          Lặng lẽ dâng cho đời

          Dù là tuổi hai mười

          Dù là khi tóc bạc.

          • “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người đề góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

          • Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” - “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. 6 khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
        • Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.
        • Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
        • “Nếu là con chim chiếc lá

          Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,

          Lẽ nào vậy mà không trả

          Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

        • Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm:
        • “Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

          Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.

      • Đặc sắc nghệ thuật:
        • Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.
        • Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
        • Cảm xúc chân thành, tha thiết.
    • Đánh giá chung:
      • Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ... bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.
      • Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.

ĐỀ 5:        

Câu 1:

1. Phép lập luận: chứng minh

2. Tác dụng của hai biện pháp so sánh: Hai phép so sánh trên nhằm gợi tả vẻ đẹp của Ba Vì vào những thời khắc khác nhau. Với mỗi thời điểm, Ba Vì được tác giả so sánh với đối tượng khác nhau nhằm làm nổi bật sự biến đổi lạ lùng của vẻ đẹp nơi đây. Đồng thời, qua đó, tác giả muốn gửi gắm tình yêu của mình đối với mảnh đất này cũng như đối với thiên nhiên đất nước nói chung.

Câu 2:

  • Khi con ngã không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dạy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn. Những điều mà hành vi trên gợi ra:
    • Cha mẹ luôn bao bọc con cái, chiều chuộng và nâng niu nhiều khi không đúng cách.
    • Trẻ em không được dạy về việc “vấp ngã phải tự đứng dậy” - bài học về sự tự lập.
  • Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Việc cha mẹ chăm sóc, nâng niu là chuyện dường như tự nhiên phải vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cha mẹ cần để con tự lập, điều đó sẽ quyết định đến tương lai dài lâu của con trẻ sau này.
  • Tự là do chính bản thân mình làm, không có sự phụ thuộc hay giúp đỡ từ cá nhân, yếu tố bên ngoài. Tự lập là một cách sống độc lập, tự bản thân mình lo lắng, đưa ra quyết định đối với tất cả các công việc của bản thân. Khi vấp ngã, khi thất bại biết tự đứng dậy cũng là biểu hiện của tự lập.
  • Qua đó các em cũng cần giải quyết vấn đề đặt ra ở đây:
    • Tại sao con người cần tự lập? (Tự lập cũng là một thói quen và nó cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. Một người tự lập sẽ là một người sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Con người tự lập cũng sẽ là người dũng cảm dấn thân và tìm những đường hướng riêng cho mình. Con người như vậy chắc chắn sẽ có những thành công trong cuộc sống.)
    • Nếu con người không tự lập sẽ như thế nào?
      • Đối với bản thân, nếu không tự lập sẽ trở nên ỷ lại, mọi công việc sẽ lệ thuộc vào một đối tượng khác. Bạn thử tưởng tượng nếu mình cứ phải nô lệ cho những người khác thì bản thân sẽ như thế nào?
      • Đối với xã hội: nếu một xã hội chỉ toàn những người quen được bao bọc, quen được chở che thì xã hội sẽ kém phát triển về kinh tế và kém văn minh, lạc hậu.
    • Từ đó rút ra bài học, liên hệ bản thân:
      • Em có phải là người tự lập không? Em đã tự lập trong cuộc sống của mình như thế nào?

Câu 3: Gợi ý dàn ý bài văn:

  • Mở bài
    • Giới thiệu tác giả:
      • Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
      • Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
    • Giới thiệu tác phẩm:
      • Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 - thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
      • Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
    • Đề tài mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ thưởng thức và sáng tác.
      • Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay, thông qua từng vẻ đẹp của mùa xuân, các nhà thơ gian tiếp bộc lộ nhân sinh quan của bản thân mình. Mỗi bài thơ có thể là một bài học về triết lý cuộc sống
  • Thân bài: Phân tích và nêu cảm nhận theo từng đoạn thơ như sau:
    • Ta làm con chim hót

      Ta làm một cành hoa

      Ta nhập vào hoà ca

      Một nốt trầm xao xuyến

    • “Ta làm”: Điệp ngữ, nhịp thơ dồn dập bày tỏ khát vọng của nhà thơ muốn hòa nhập vào với thiên nhiên được đóng góp sức mình cho quê hương đất nước. Bài thơ này được viết trong bối cảnh tác giả Thanh Hải đang phải nằm điều trị trên giường bệnh cho nên khát khao đóng góp sức mình cho dân tộc càng mạnh mẽ và đáng trân trọng hơn bao giờ hết.
    • Một mùa xuân nho nhỏ

      Lặng lẽ dâng cho đời

      Dù là tuổi hai mươi

      Dù là khi tóc bạc.

    • “lặng lẽ dâng…”: Từ gợi tả “lặng lẽ” được đảo ra đầu câu như lời nhấn mạnh. Niềm mong muốn cống hiến tuổi xuân, sức sống cho đời được thể hiện khiêm tốn bất chấp thời gian, tuổi tác. Nó là ước mơ chính đáng đáng trân trọng của tác giả.
    • Mùa xuân ta xin hát

      Câu Nam ai, Nam bình

      Nước non ngàn dặm mình

      Nước non ngàn dặm tình

      Nhịp phách tiền đất Huế…

    • Bài thơ kết thúc bằng khúc dân ca xứ Huế. Khúc hát Nam Ai, Nam Bình hòa vào nhịp phách tiền cứ ngân nga mãi trong lòng người những giai điệu mùa xuân, một cách giản dị.
  • Kết luận
    • Đây là một đoạn thơ hay thể hiện được văn phong của tác giả Thanh Hải. Giọng thơ nhẹ nhàng trong trẻo, lối viết giản dị đầy gần gũi thân thuộc với những câu Nam ai Nam bình của người dân Huế, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

ĐỀ 6:

Câu 1:

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

2.

  • Hai quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn: nhưng (nhận ra những ý nghĩ cay độc), mặc dầu (nom một năm ròng).
  • Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa: khẳng định tình yêu thương, sự thấu hiểu của bé Hồng dành cho mẹ dù bà cô có rắp tâm gieo vào đầu em những ý nghĩ không tốt về mẹ em.

3.

  • Từ “rất kịch” rất giống như đóng kịch, ở đây có nghĩa là rất giả dối.
  • Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc.

4. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” vì người phụ nữ trong cả hai tác phẩm đều đức hạnh, nhưng số phận bất hạnh.

5.

  • Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng.
  • Yêu cầu về nội dung Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:
    • Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trong những hoàn cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách.
    • Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:
      • Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó.
      • Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh.
      • Trong những tình cảnh éo le nhất mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con.
    • Tình mẹ luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng đế không có mặt khắp mọi nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con. Hơn tất cả, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnh thiêng liêng nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thân thương nhất mà thôi.

Câu 2:

  • Yêu cầu về hình thức:
    • Bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).
    • Có đủ bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.
  • Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng chú ý đảm bảo những ý chính sau:
    • Giải thích
      • Lựa chọn sự học là lựa chọn việc học gì làm nghề gì để có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
      • Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc lựa chọn sự học thực sự là một vấn đề cần bàn bạc kĩ lưỡng.
    • Bàn luận, chứng minh
      • Vì sao cần lựa chọn sự học
        • Khoa học nói chung có rất nhiều bộ môn, phải lựa chọn để tìm ra môn nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích của cá nhân mình.
        • Khi lựa chọn đúng đắn, bản thân người học có những động lực để theo đuổi niềm mơ ước của mình và biết vận dụng những kiến thức học được vào thực tế.
        • Ngược lại, học mà không có mục đích, chỉ lựa chọn theo ý muốn của người khác, chính bản thân người học không có lí tưởng thì học cũng như không, không có tác dụng.
      • Bàn luận về thực trạng lựa chọn sự học
        • Khi lựa chọn học theo đam mê, năng lực, bản thân người học tự tạo ra năng lượng để vượt qua những thử thách trong khi học và vươn tới thành công.
        • Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay học theo trào lưu, phong trào, học để thỏa mãn những mơ ước của người khác.
      • Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sự học như vậy là do:
        • Xã hội luôn có định kiến “sắp xếp thứ tự vip” của từng ngành nghề, dựa vào đó, người học “nhắm mắt” chọn chứ không dựa vào năng lực, mong muốn của bản thân.
        • Trường đào tạo đại học, cao đẳng quá nhiều, nhiều người chỉ cần cái danh học cao mà không cần biết học gì và học như thế nào.
        • Học sinh, sinh viên ngày nay có một số lượng không nhỏ lựa chọn học tập theo ý muốn của người khác, không có chính kiến hoặc không được tự quyết định cuộc đời mình.
      • Hậu quả của việc lựa chọn sự học
        • Chọn đúng thì tâm ý, cuộc sống đáng mơ ước.
        • Chọn không đúng tất yếu trở nên chán nản, đi làm việc khác, không vận dụng được những điều đã học.
      • Giải pháp
        • Để cho người học tự quyết định tương lai của mình.
        • Chính sách phát triển giáo dục cần chặt chẽ hơn nữa để không học theo phong trào.
    • Mở rộng - liên hệ
      • Thực tế có những khi lựa chọn làm theo mơ ước nhưng không được làm đúng ngành nghề làm cho những người đi sau không dám tiếp tục lựa chọn sự học như ý mình nữa.
      • Liên hệ bản thân em, em đã và đang lựa chọn sự học như thế nào?

Câu 3:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề
    • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sự gắn bó giữa con người và quê hương.
    • Dẫn câu nhận định: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”
  • Thân bài:
    • Giải thích ý kiến
      • “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương”: con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác.
      • “Không thể tách quê hương ra khỏi con người”: quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê.
      • ⇒ Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nội thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.
    • Chứng minh
      • Con người có thể không được sống ở quê hương, mỗi người một lí do riêng nhưng đều không được ở nơi chôn rau cắt rốn.
        • Làng: Ông Hai đi tản cư.
        • Cố hương: “tôi” xa làng đến 20 năm.
        • Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương cũng xa quê từ khi còn trẻ, lúc trở về thì đã già.
      • Nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người.
        • Dẫu xa cách, những con người của quê hương vẫn dành phần trang trọng nhất trong trái tim hướng đến quê hương của mình.
        • Mỗi người có một cách yêu quê hương khác nhau, nhưng đều thể hiện sự gắn bó, tình cảm thiết tha dành cho nơi chôn rau cắt rốn, cho mảnh đất cha ông.
          • Ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, dõi theo từng tin tức ở làng, tâm trạng ông biến đổi từ xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc cho tới hạnh phúc lúc nghe tin làng được cải chính. Cơ nghiệp lớn nhất của người nông dân - ngôi nhà, bị đốt nhẵn mà ông hạnh phúc tột cùng vì danh dự của làng quê được bảo toàn, ông lại có thể tự hào về cái làng của ông.
          • “Nói với con”: người cha bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; đề tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.
          • Cố hương: “tôi” đau đáu về sự đổi thay của những con người nơi quê hương theo hướng ngày một xấu đi. Từ đó, không chỉ nói về chuyện làng quê, nhà văn đã phê phán lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội.
          • Hạ Tri Chương con người trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quê hương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọng quê vẫn thế) + Quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung của con người dành cho quê hương mình.
  • Kết bài.
    • Tình yêu quê hương lớn hơn là tình yêu đất nước là một trong hai nguồn mạch nuôi dưỡng văn chương.
    • Qua những tác phẩm trên, nuôi dưỡng cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp dành cho mảnh đất sinh thành của mình.

ĐỀ 7:

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1: 2 phương thức biểu đạt chính là Tự sự và Nghị luận

Câu 2: Phương pháp liên kết: phép lặp

Câu 3:

  • Theo tác giả thì mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt và nó đến từ xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân hay hiểu thành mỉm cười là do chính tự thân - một phản xạ tự nhiên của con người.
  • Còn cái cười lại cần phải có đối tượng rõ ràng cụ thể hay cái cười xảy ra khi có tác động của sự vật sự việc quay ta.

Câu 4: “Chúc bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười” mang đến cho ta thông điệp: Hãy đón ngày mới bằng niềm vui, niềm tin và hạnh phúc, mỉm cười để bắt đầu một ngày thật tốt đẹp hơn.

Phần II: Làm văn:

Câu 1: Hướng dẫn:

  • Thứ nhất: Khẳng định ý kiến trên là đúng, sau đó các em cần phân tích từng khía cạnh.
    • Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
    • Sự riêng tư của người khác: chính là đời sống cá nhân, tỉnh cảm của người đó trong cuộc sống hàng ngày.
    • ⇒ Khẳng định ý kiến: “Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác” là vô cùng cần thiết. Là cách tốt nhất để duy trì quan hệ tốt đẹp trong xã hội

Câu 2:

  • Mở bài: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ (viết lại đoạn thơ)
    • Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
      • Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận. Thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới.
      • Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận viết năm 1958. Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá một đêm trăng tròn Hạ Long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.
    • Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
      • Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam. Thơ của Thanh Hải có ngôn ngữ trong sáng, giàu âm điệu nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành và lắng đọng.
      • Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước.
      • Nhận xét: Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của con người Việt Nam đặc biệt là 2 đoạn thơ sau (trích dẫn thơ)
  • Thân bài
    • Phân tích khổ thơ bài đoàn thuyền đánh cá:
      • Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.
      • Thuyền ta lái gió với buồm trăng

        Lướt giữa mây cao với biển bằng

      • Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động. Ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình.
      • Trong không không khí hào hứng phân khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao.
      • Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như “lướt” giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát. Động từ “lướt” diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời.
      • Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
      • Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực. Cảnh lao động trở về ttính chất quyết liệt của nó: “Ra đậu dặm xa dò bụng biển - Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
      • Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn. Giờ đây họ đã có trong tay những trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ. Với những phương tiện ấy, họ tự tin tìm đến những nơi xa để “dò bụng biển”.
      • Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành “bụng biển”. Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước.
      • Bằng một động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.
    • Phân tích khổ thơ bài Mùa xuân nhỏ nhỏ
      • Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
      • Ta làm con chim hót

        Ta làm một cành hoa

        Ta nhập vào hòa ca

        Một nốt trầm xao xuyến.

      • Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót.
      • Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi.
      • Mong muốn được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
      • Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
      • Ta nhập vào hòa ca

        Một nốt trầm xao xuyến

      • Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người.
      • ⇒ Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
    • Hình ảnh con người Việt Nam trong bài thơ:
      • Hai tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể hiện hình ảnh niềm vui, sự nhịp nhàng cùng hòa nhập thiên nhiên. Qua đó, họ cũng truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước.
  • Kết bài:
    • Nêu cảm nhận chung của em về hai khổ thơ trên.

 

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi online tại đây:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT Thái Bình

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?