TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp:
A. 2HgO → 2Hg + O2
B. CaO + CO2 → CaCO3
C. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
D. 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,4g magie trong không khí, khối lượng magie oxit thu được là:
A. 5g.
B. 4g.
C. 2g.
D. 8g.
Câu 3: Thành phần theo thể tích của không khí gồm:
A. 21% N2, 78% O2 , 1% các khí khác
B. 21% các khí khác, 78% N2 , 1% O2
C. 21% O2 , 78% N2 ; 1% các khí khác
D. 21% O2 , 78% các khí khác, 1% N2
Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi nhốt con dế trong lọ đậy kín.
A. Con dế chết vì thiếu Oxi.
B. Con dế vẫn sống bình thường.
C. Con dế chết vì thiếu nước.
Câu 5: Khí nào sau đây trong không khí gây nên hiệu ứng nhà kính:
A. Khí H2
B. Khí Oxi.
C. Khí CO2
D. Khí N2.
Câu 6: Nguyên liệu để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. Na2SO4
B. H2O
C. MnO2
D. KMnO4
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Đọc tên và phân loại các oxit sau: P2O5, Fe2O3, SO2, Na2O
Câu 8: Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường chùm vài dày lên ngọn lửa mà không dùng nước ? Giải thích vì sao ?
Câu 9: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất: Cacbon, photpho,etilen( C2H4), nhôm trong khí oxi.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g bột nhôm cần V(l) khí oxi ở (đktc).
a. Viết PTHH và tính V.
b. Tính khối lượng kali pemanganat cần dùng để điều chế lượng oxi đủ cho phản ứng trên, biết rằng thực tế đã dùng dư KMnO4 10% so với lý thuyết.
ĐỀ SỐ 2
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng phân huỷ:
A. 2HgO → 2Hg + O2
B. CaO + CO2 → CaCO3
C. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
D. 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm toàn công thức hoá học của oxit:
A. CuO, HgO, Ca(OH)2.
B. Fe2O3, CaCO3 , P2O5.
C. MgO, SiO2, P2O5
D. HgO, Ca(OH)2, HCl.
Câu 3: Thành phần theo thể tích của không khí gồm:
A. 21% O2, 78% N2 , 1% các khí khác
B. 21% các khí khác, 78% N2 , 1% O2
C. 21% CO2 , 78% O2 ; 1% N2.
D. 21% O2 , 78% các khí khác, 1% N2
Câu 4: Sau khi làm thí nghiệm, để tắt đền cồn người ta làm như sau:
A. Thổi mạnh.
B. Nhúng bấc đèn vào nước.
C. Đậy nắp đèn lại.
D. Nhúng bấc đèn vào nước vôi trong.
Câu 5: Sắt (III) oxit là tên gọi của chất có công thức hoá học nào sau đây:
A. FeO
B. Fe3O4.
C. FeSO4 .
D. Fe2O3.
Câu 6: Nguyên liệu để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. CaCO3
B. KMnO4
C. MnO2
D. H2O
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Đọc tên và phân loại các oxit sau: N2O5, FeO, SO3, Al2O3.
Câu 8: Bạn Duy nhốt một con dế mèn vào một chiếc lọ thuỷ tinh nhỏ, bỏ thức ăn vào và đậy thật kín miệng lọ lại. Con dế mèn của bạn sẽ như thế nào? Em giải thích quả đó ?
Câu 9: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất: nhôm, photpho, metan( CH4), lưu huỳnh trong khí oxi.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí axetilen cần V(l) khí oxi ở (đktc).
a. Viết PTHH và tính V.
b. Cần phân huỷ bao nhiêu gam KClO3 để điều chế lượng oxi đủ cho phản ứng trên, biết rằng thực tế đã dùng dư KClO3 10% so với lý thuyết.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ đề thi số 3 đến số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 6
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N….. của khí đó. Từ thích hợp là:
A.nguyên tử
B.số mol
D.khối lượng
D.phân tử
Câu 2: Cho các khí sau: N2,H2,CO,SO2 , khí nào nặng hơn không khí ?
A.Khí N2
B.Khí H2
C.Khí CO
D.Khí SO2
Câu 3: Tỉ khối của khí C đối với không khí là dC/KK < 1. Là khí nào trong các khí sau đây:
A. O2
B. N2
C. CO2
D. H2S
Câu 4: 11 gam CO2 có thể tích là:
A.6,5 lít
B.44 lít
C.56,6 lít
D.5,6 lít
Câu 5: Đun nóng đường, đường chảy lỏng .Đây là hiện tượng:
A.vật lý
B.hóa học
C.sinh học
D.tự nhiên
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuO → Al2O3 + Cu . Phương trình cân bằng đúng là:
A. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
B. 2Al + 2CuO → Al2O3 + 3Cu
C. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 2Cu
D.4 Al + CuO → Al2O3 + Cu
Câu 7: Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố S trong hợp chất SO2 là:
A.40%
B.60%
C.20%
D.80%
Câu 8: Trong các phương trình sau, phương trình nào cân bằng sai ?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
B.2H2 + O2 → 2H2O
C. 2Al + 3O2 → 2Al2O3
D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 9: Số mol của 0,56 gam khí nitơ là:
A.0,01 mol
B.0,02 mol
C.0,025 mol
D.0,1 mol
Câu 10: Số mol phân tử N2 có trong 280g Nitơ là:
A.28 mol
B.10 mol
C.11 mol
D.12 mol
Câu 11: “Chất biến đổi trong phản ứng là.........., còn chất mới sinh ra gọi là.........”
A.chất xúc tác – sản phẩm
B.chất tham gia – chất phản ứng
C.chất phản ứng – sản phẩm
D.chất xúc tác – chất tạo thành
Câu 12: Muốn thu khí NH3 vào bình thì thu bằng cách:
A.Đặt úp ngược bình
B.Đặt đứng bình
C.Cách nào cũng được
D.Đặt nghiêng bình
Câu 13: Tỉ khối của khí A đối với khí nitơ (N2) là 1,675 .Vậy khối lượng mol của khí A tương đương:
A. 45g
B. 46g
C.47g
D.48g
Câu 14:Khí oxi nặng hơn khí hydro:
A.4 lần
B.16 lần
D.32 lần
D.8 lần
Câu 15: Cho phương trình: Cu + O2 → CuO. Phương trình cân bằng đúng là:
A.-2Cu + O2 → CuO
B. 2Cu + 2O2 → 4CuO
C. Cu + O2 → 2CuO
D. 2Cu + O2 → 2CuO
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A.Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu là hiện tượng hóa học
B.Công thức hóa học của Fe(III) và O(II) là Fe3O2
C.Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol chất khí có thể tích là 22,4 lít
D. Nguyên tử cùng loại có cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tính số mol của:
a) 142g Cl2
b) 41,1 g H2SO4
c) 9.1023 phân tử Na2CO3
d) 16,8 lít khí CO2 ( đktc)
Câu 2. Cân bằng các phương trình sau:
a) K + O2 → K2O
b) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4
c) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
Câu 3. Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35% N và 17,65 % H Hãy cho biết công thức hóa học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối với khí hiđro là 8,5.
Câu 4. Đốt cháy 18g kim loại magie Mg trong không khí thu đuợc 30g hợp chất magie oxit (MgO).Biết rằng Mg cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí.
a)Viết công thức về khối lượng của phản ứng.
b) Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng.
Câu 5. Hợp chất D có thành phần là : 7 phần khối lượng nitơ kết hợp với 20 phần khối lượng oxi. Tìm công thức hóa học của hợp chất D.
ĐỀ SỐ 7
I. Lí thuyết
Câu 1: Nêu khái niệm nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Nêu khái niệm đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: Công thức hóa học CuSO4 cho ta biết ý nghĩa gì?
Câu 4:
a. Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?
b. Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng tôi vôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hiđroxit
Câu 5: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí? Cho biết thể tích mol của các chất khí ở đktc?
II. Bài tập
Câu 6: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a. Na + O2 → Na2O
b. KClO3 → KCl + O2
Hãy viết thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học lập được
Câu 7: Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường sa đón xuân về, người ta cho vào hết 600 gam kim loại Magie (Mg), khi pháo cháy trong khí oxi (O2) sinh ra 1000 gam Magie oxit (MgO)
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng?
b. Tính khối lượng khí oxi (O2) tham gia phản ứng?
Câu 8: Hợp chất A có tỉ khối so với khí oxi là 2.
a. Tính khối lượng mol của hợp chất?
b. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 7 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Trương Gia Mô, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!