Bộ 6 đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Thị Trấn Tam Đường

     BỘ 6 ĐÊ ÔN TẬP HK2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 7 – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG

 

ĐỀ 1

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có  nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 (1 điểm): Nội dung đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm):Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

 Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 6 - 8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

 

ĐỀ 2

PHẦN I. ĐỌC  HIỂU (3,0 điểm)                            

Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

                                          (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1.(0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính là gì? 

Câu 2.(1,0 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 3.(0,5 điểm)

Cho biết câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”được rút gọn thành phần nào?

Câu 4.(0,5 điểm)

Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 5.(0,5 điểm)

Theo em, học sinh cần làm những gì để thể hiện tình yêu nước?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.

 

ĐỀ 3

PHẦN I:  ĐỌC –HIỂU ( 4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

 Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

                                                                                                  (Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1( 0,5 đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2( 0,5  đ): Tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên là ai?

Câu 3( 0,25  đ): Đoạn văn trên được viết  theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 4( 0,25  đ):. Câu văn " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."  là loại câu gì?

Câu 5 ( 1,0  đ): Nội dung đoạn trích trên là gì ?

Câu 6( 0,5  đ): Dấu chấm lửng trong câu văn: " Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..." được dùng để làm gì?

Câu7( 1,0 đ):

Trong  câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Từ nội dung văn bản trên, viết  đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta.

 

ĐỀ 4

PHẦN I:  ĐỌC –HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

Câu 1(0,5đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2(0,5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?

Câu 3(1,0đ) Đoạn văn biểu đạt nội dung gì ?

Câu 4(1,0đ)Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nêu rõ bổn phận của bản thân em đối với gia đình, quê hương, đất nước.

         

               ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tài liệu Bộ 6 đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Thị Trấn Tam Đường. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.                                                               

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--- 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?