TRƯỜNG THCS BÌNH NGUYÊN | ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu I:
- Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?
- Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
- Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Câu II:
- Đối với những loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo con cái sinh ra giống bố mẹ? Ý nghĩa của các quá trình sinh học đó.
- Sự khác nhau cơ bản trong nguyên tắc bổ sung giữa quá trình tổng hợp ADN, ARN và chuỗi axi amin. Phân tử ADN tự sao dựa theo những nguyên tắc nào?
Câu III:
- Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?
- Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào?
Câu IV:
1. Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật như sau: Aa\(\frac{{BD}}{{bd}}\)Ee XX.
Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau ? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó.
2. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?
Câu V: Cho hai nòi chó thuần chủng lông trắng, dài và lông đen, ngắn giao phối với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau F2 thu được 162 cá thể, trong đó có 91 cá thể lông đen, dài.
- Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên.
- F2 còn xuất hiện những kiểu hình nào? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
I | 1. + Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng. + Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh. 2. - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không. - Ở đậu Hà Lan: A: Hạt vàng; a: Hạt xanh B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn
- Sơ đồ lai: + Nếu cây vàng, trơn t/c: AABB P: AABB x aabb Gp: AB ab F1: AaBb (100%V_T) + Nếu cây vàng, trơn không t/c: Aabb; AaBb; AaBB P1: Aabb x aabb P2: AaBb x aabb P3: AaBB x aabb 3. Vì: + Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được. + Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1
a. Trong nguyên phân, hãy nêu tóm tắt các sự kiện nào diễn ra có tính chu kì?
b. Giải thích tại sao ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST phải đóng xoắn tối đa, sau đó lại dãn xoắn ở kì cuối?
Câu 2:
a. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (một đoạn của ADN) → mARN → Protein → Tính trạng
b. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 3: Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Điều gì đã xảy ra khi phân tử ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với phân tử ADN mẹ?
Câu 4:
1. Chọn hai lô đất như nhau, sử dụng lưới ngăn chuột quây kín một lô đất. Sau một thời gian, số lượng cỏ gấu ở hai lô đất sẽ thay đổi như thế nào và giải thích? (Giả sử điều kiện ngoại cảnh tương đối ổn định).
2. Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào? Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
Câu 5:
Hình dưới đây là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nhiệt độ lên mức độ sinh vật. Hãy cho biết các chú thích từ 1 đến 7 có tên là gì? Nếu sinh vật đó là cá rô phi Việt Nam thì cho biết giá trị nhiệt độ với các chú thích 3, 6, 7 và tính giới hạn chịu đựng của loài đó?
ĐÁP ÁN
Câu |
|
1 | a. Trong nguyên phân, các sự kiện diễn ra có tính chu kì như: · NST duỗi xoắn → đóng xoắn → duỗi xoắn · NST ở thể đơn → thể kép → thể đơn · Màng nhân tiêu biến → màng nhân tái hiện · Thoi phân bào hình thành → thoi phân bào tiêu biến b. Giải thích: · Các NST cần đóng xoắn tối đa để dễ di chuyển phân li về hai cực tế bào mà không bị rối. · Sau khi phân chia xong, các NST phải duỗi xoắn thì các gen mới phiên mả được. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu I: (4,5 điểm)
1. Nêu nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
2. Tại sao kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
3. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
Câu II: (4,5 điểm)
- Thế nào là cặp NST tương đồng ? NST kép ?
- Trình bày sự đóng, duỗi xoắn của NST trong chu kỳ tế bào ? sự đóng xoắn đó có ý nghĩa gì ?
Câu III: (3 điểm)
1. Giải thích tại sao bố mẹ thuần chủng thì đời con đồng tính?
2. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (do gen A quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen a quy định). Một bạn nói rằng: “Khi cho thụ phấn giữa 2 cây thân cao đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ trung bình ở đời con luôn luôn xấp xỉ 3 cao : 1 thấp”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
3. Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập và cho biết ý nghĩa của quy luật đó.
Câu IV: (3,5 điểm)
Ở bắp, hạt màu vàng là trội so với hạt màu trắng. Tính trạng màu hạt do một cặp gen qui định.
1. Cho lai bắp hạt vàng không thuần chủng với nhau, F1 thu được 4000 hạt bắp các loại. Tính số lượng mỗi loại hạt bắp thu được ở F1.
2. Làm thế nào để xác định được bắp hạt vàng thuần chủng?
Câu V: (4,5 điểm)
10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
ĐÁP ÁN
Câu I: (4,5đ)
1. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (1đ)
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.(0,5đ)
2. Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. (1đ)
3. Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là: (1đ)
+100% các thể mang tính trạng trội thì cá thể có kiểu gen đồng hợp trội.(0,5đ)
+ 1 trội: 1 lặn thì các thể có kiểu gen dị hợp.(0,5đ)
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong thực tế hoa của những cây trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu hoa hơn hoa những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?
Câu 2: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?
Câu 3: Cho biết các cặp gen đều phân li độc lập nhau. Các tính trạng trội là trội hoàn toàn.
a. Cá thể có kiểu gen AaBbDDEe khi giảm phân tạo ra những loại giao tử nào? Tỉ lệ mỗi loại?
b. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen: AaBbDDEe x aabbddee. Hãy xác định, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ các loại kiểu hình xuất hiện ở đời F1.
Câu 4: Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 Ao nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
c. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
Câu 5:
Ở đậu Hà Lan alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh. Xác định tỉ lệ hạt trên các cây F1 và F2? Biết ở đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | · Hạt (chứa phôi) phát triển từ hợp tử. · Hợp tử là kết quả sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính. · Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. · Sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau là nguyên nhân làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú. Giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào, trong đó có sự tự nhân đôi của ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép nguyên vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-----
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1
Trình bày mối quan hệ về chức năng giữa bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ở người
Câu 2
a/ Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.
b/ Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Câu 3
Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến ?
Câu 4
Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải thích.
Câu 5
Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với cá thể lông đen, chân cao được F1 100% lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau.
1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2
2. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp.
Câu 6
Một đoạn ADN có T = 800, X = 700 . Khi đoạn ADN đó tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
- Số đoạn ADN con được tạo ra?
- Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN đã cho.
- Giả sử đoạn AND ban đầu bị đột biến mất đi 2 căp A-T, hãy tính chiều dài của đoạn AND sau khi bị đột biến.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | - Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. - Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động. - Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất. - Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn. - Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn. - Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. |
-----
-(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Bình Nguyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: