Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Bình Minh

TRƯỜNG THCS BÌNH MINH

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: 3 điểm

Chứng minh rằng:  prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

 

Câu 2: 5,5 điểm  

Khi lai giữa hai giống lúa, người ta thu được kết quả như sau: 120 cây thân cao, hạt dài, 119 cây thân cao, hạt tròn, 121 cây thân thấp, hạt dài; 120  cây thân thấp, hạt tròn

Biết rằng tính trạng chiều cao của thân và hình dạng của hạt di truyền độc lập với nhau; thân cao, hạt dài là tính trạng trội hoàn toàn.

Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P, lập sơ đồ cho pháp lai.

 

Câu 3 : 4 điểm

Một tế bào sinh dục của gà 2n = 78 NST, mỗi nhiếm sắc thể đơn trong từng cập NST khác nhau, khi giảm phân không có trao đổi đoạn. Tế bào này nguyên phân 5 đợt ở giai đoạn sinh sản rồi lớn lên về kích thước, sau đó trải qua giảm phân để tạo ra các tinh trùng bình thường.

a. Ở giai đoạn sinh sản môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân tương ứng với bao nhiêu NST đơn mới.

  1. Ở giai đoạn chín (giảm phân) cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn mới?
  2. Số lượng tinh trùng được tạo ra là bao nhiêu?

 

Câu 4: 4,5 điểm

   Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:

… ATA XAT AAX XTA TAG GXA…

a. Viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch trên?

b. Viết trình tự các nuclêôtit của mARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên?

c. Xác định tỉ lệ A/G của đoạn gen trên?

d.  Một đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen, em hãy xác định đó là loại đột biến gì?

e. Đột biến trên ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin như thế nào?

 

Câu 5: 3 điểm

          Một người có bộ nhiễm sắc thể là 44A + X thì bị bệnh gì ? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của bệnh này ?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1

3 điểm

Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng:

  1. Chức năng cấu trúc:

- Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- VD: Histôn là loại tham gia vào cấu trúc của NST.

  1. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất

- Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hóa sinh được xúc tác hay tham gia của các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin

- VD: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia xúc tác của enzim ARN-pôlimeaza.

  1. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất

- Sự điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể được tiến hành do  sự điều khiển của các hoocmôn. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin.

    - VD: isulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu.

  1. Chức năng bảo vệ : prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể

- VD: bạch cầu

e. Chức năng vận động: prôtêin tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể và giúp các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng.

 - VD: như co bóp tim, vận động cơ chân, cơ tay…

     g. Cung cấp năng lượng : Khi thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho tế bào để cơ thể hoạt động.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

1. Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 24. Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit  trong tế bào là bao nhiêu?

2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này  nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các  kiểu gen có thể có của tế bào đó.

 

Câu 2

1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.

2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

 

Câu 3

Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được:

- Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.

- Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.

- Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.

Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.

1. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba.

2. Viết sơ đồ lai  giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.

 

Câu 4                                                     

Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin.

  1. Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.
  2. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN  trên.

 

Câu 5

Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 8. Có bốn tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn.

1. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.

2. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% tinh trùng mang NST X  tham gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái?

Biết mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng để tạo một hợp tử, sự phát triển của hợp tử bình thường, tỷ lệ nở là 100%.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

 

 

1.  NST đơn = 0, tâm động = 24, crômatit=48

- Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) → AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb

- Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB, AB/ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

       1. Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập của Menđen ?

        2. Trình bày cơ chế sinh con trai , con gái ở người . Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai ?

 

Câu 2

       1. Phân biệt nguyên phân và giảm phân.

       2. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.

       3. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

 

Câu 3

       1. Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?

       2. Trong một trại nuôi cá khi thu hoạch người ta thu được 1600 cá chép. Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%.

 

Câu 4

       Ở chó màu lông đen  (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen quy định các cặp tính trạng này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho P : Chó lông đen, ngắn x  Chó lông đen, dài được F1 có 18 đen, ngắn và 19 đen, dài. Xác định kiểu gen của P?

 

Câu 5

         Ở một loài bọ cánh cứng: Alen A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với alen a quy định      mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có mắt lồi, màu trắng

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

 

Câu1

 

1.Điều kiện nghiệm đúng cho mỗi quy luật:

- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li: Quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường, P thuần chủng về cặp tính trạng đem lai, số cá thể phân tích phải lớn, tính trội là trội hoàn toàn

- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường P thuần chủng về cặp tính trạng đem lai, số cá thể phân tích phải lớn,, và các cặp gen phải phân li độc lập( mỗi cặp gen alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau )

2. Cơ chế sinh con trai, con gái ở người

Ở người tế bào 2n có 23 NST , trong đó có 22 cặp NST thường giống nhau giữa người nam và người nữ. Riêng cặp NST giới tính thì :

  Nam chứa cặp XY không tương đồng. Người nữ chứa cặp XX tương đồng

 Cơ chế sinh con trai , con gái ở người do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

 Sự phân li cặp NST giới tính ở nữ ( XX) chỉ tạo 1 loại trứng duy nhất mang NST X. Ở nam (XY) tạo 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y.

 Trong thụ tinh tạo hợp tử nếu trứng X kết hợp tinh trùng X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái. Nếu trứng X kết hợp tinh trùng Y tạo hợp tử XY phát triển thành con trai.

   Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì giới tính của con được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử mà mẹ chỉ cho X nên giới tính của con phụ thuộc vào việc trứng kết hợp với tinh trùng mang X hay mang Y của bố

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu I

1. Trong các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm, nhân tố nào quan trọng hơn cả đối với sự sống ? Tại sao ?

2. Giới hạn sinh thái là gì ? Cho một ví dụ minh họa. Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó ?

3. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể. Trong các đặc trưng này, đặc trưng nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Câu II

1. Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã sinh vật ? Cho ví dụ minh họa.

2. Giải thích tại sao:

a. trong một chuỗi thức ăn thường có không quá 6 mắt xích.

b. trong quần xã có độ đa dạng loài càng cao, lưới thức ăn càng có nhiều chuỗi thức ăn thì quần xã càng ổn định.

3. Vì sao trong cùng một thời gian, số thế hệ của mỗi loài động vật biến nhiệt ở vùng nhiệt đới lại nhiều hơn số thế hệ của cùng loài đó ở vùng ôn đới ?

Câu III

1. So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN. Vì sao ARN thông tin được xem là bản sao của gen cấu trúc ?

         2. Trong cấu trúc không gian của ADN, nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào ? 

Trình bày hệ quả của nguyên tắc bổ sung.

3. Giải thích tại sao:

a. trong chọn giống vật nuôi, người ta chỉ áp dụng phương pháp gây đột biến với những nhóm động vật bậc thấp.

 b. trong chọn giống vật nuôi và cây trồng người ta thường dùng tia tử ngoại để xử lý các đối tượng có kích thước bé.

Câu IV

1. Thường biến là gì ? Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Phân tích một ví dụ minh họa.

2. Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội (2n + 1). Cho 2 ví dụ về đột biến dị bội ở người, nêu đặc điểm của người mang đột biến đó.

3. Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật như sau:  Aa\(\frac{{BD}}{{bd}}\)Ee XX.

Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử  khác nhau ? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó.

Câu V

1. Thế nào là lai kinh tế ? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức nào ? Cho ví dụ.

2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn thường dẫn đến thoái hóa nhưng trong chọn giống người ta vẫn thường dùng phương pháp này ?

3. Trình bày các thao tác trong thực hành giao phấn ở cây lúa.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

I

1.

- Nhân tố ánh sáng là quan trọng hơn cả.

- Giải thích:

+ Vì ánh sáng quyết định và trực tiếp chi phối 2 nhân tố kia. Khi cường độ chiếu sáng thay đổi sẽ làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm

+ Năng lượng do ánh sáng chiếu xuống mặt đất một phần đã chuyển hóa thành năng lượng sống thông qua quang hợp đi vào hệ thống cung cấp năng lượng cho sự sống.

2.

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi.

- VD minh họa

- Khi sinh vật sống trong  khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường .

- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết

3.

Những đặc trưng cơ bản của quần thể là:  Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất

- Vì mật độ ảnh hưởng tới

+ Mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.

+ Sức sinh sản và sự tử vong.

+ Tần số gặp nhau giữa đực và cái.

+ Trạng thái cân bằng của quần thể.

+ Ảnh hưởng đến các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

 

----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-----

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

  1. Trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan (có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Đặc biệt, ông đã chọn các cặp tính trạng tương phản trên cây đậu Hà Lan khi thí nghiệm. Từ đó, bằng phương pháp độc đáo của mình, MenĐen đã rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học.
    1. Dựa vào phần thông tin trên, em hãy giải thích Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
    2. Hãy trình bày nội dung phương pháp độc đáo của MenĐen khi phân tích kết quả thí nghiệm lai của mình?
  2. Ngoài cây đậu Hà Lan, những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?
  3. Vì sao mỗi NST chứa 1 phân tử AND rất dài lại có thể xếp gọn được trong nhân có kích thước nhỏ?

 

Câu 2:

  1. Cho những ví dụ sau: Chỉ ra trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến:
  1. Người có bàn tay 6 ngón
  2. Thỏ Himalaya ở 350C có bộ lông trắng, toàn bộ nuôi ở 50C bộ lông toàn đen, nuôi ở 20 – 300C thì thân trắng, mũi, tai, chân, đuôi đen
  3. Lợn có đầu và chân sau dị dạng
  4. Bò có 6 chân
  5. Gấu Bắc Cực có bộ lông dày, trắng, mùa hè lông thưa, mọc đậm
  1. Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân. Trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào II ở tế bào chứa gen a, giảm phân I bình thường các tế bào khác giảm phân bình thường.
  1. Xác định: Trong tổng số giao tử bình thường, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bao nhiêu?
  2. Trong tổng số giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?

Câu 3:

  1. Trong một ao nuôi cá, sinh vật sản xuất duy nhất trong ao là tảo lục. Giáp xác và ca mè trắng sử dụng trực tiếp tảo lục làm thức ăn. Cá mè hoa, cá mương, cá thòng đong, cá măng sử dụng thức ăn là giáp xác. Cá quả chuyên ăn cá mương, cá thòng đong, cá măng. Cá mè trắng và cá mè hoa là sản phẩm chính tạo nên hiệu quả kinh tế cho ao nuôi. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong ao nuôi? Theo em nên sử dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất để nâng cao tổng sản lượng sản phẩm trong ao nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao?
  2. Hãy trình bày chức năng của thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh?

Câu 4

1. Nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmon  Insulin (chữa bệnh đái tháo đường ở người). Tại sao hiện nay E.coli thường được dùng làm tế bào nhận phổ biến trong kỹ thuật gen ?

2. Công nghệ sinh học là gì ? Kể tên các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại.

Câu 5

1. Một gen có tích của hai loại nucleotit bổ sung cho nhau bằng 9%  tổng số nucleotit của gen.

a. Tính % từng loại nucleotit trong gen trên.

b. Nếu gen đó có số lượng nucleotit loại  guanin là 720, hãy xác định:  số lượng các loại nucleotit còn lại trong gen và số lượng các loại nucleotit môi trường nội bào cần cung cấp cho gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp.

2. Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 2 cây cà chua khác, kết quả thu được:

- Với cây thứ nhất: 150 quả đỏ, tròn; 151 quả đỏ, dẹt; 51 quả vàng, tròn; 50 quả vàng, dẹt.

- Với cây thứ hai: 180 quả đỏ, tròn; 181 quả vàng, tròn; 61 quả đỏ, dẹt; 60 quả vàng, dẹt.

Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất và cây thứ hai. Viết các sơ đồ lai minh họa.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

a) Vì:

+ Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được.

+ Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.

b)

+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều cặp tính trạng.

+ Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy luật di truyền cơ bản của sinh vật.

2. Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác

  • Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật, Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định. ở nhiều loài khác nhau Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật.

     3. + Vì NST được gói bọc theo các mức xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài của nó ngắn đi hang chục ngàn lần cho nên nó có thể xếp gọn trong nhân tế bào.

 

-----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Bình Minh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?