Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Liên Bảo

TRƯỜNG THPT LIÊN BẢO

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phương trình dao động điều hòa của một vật là: \(x=6\cos \left( 4\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,\,cm.\) Tần số góc của dao động là

A. 4π rad/s.                     

B. 12π rad/s.                 

C. 0,5 rad/s.                                  

D. 2 rad/s.

Câu 2: Cho đoạn mạch điện gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở trong r. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thể không đổi thì thấy với R = 10 Ω thì công suất tiêu thụ trên R cực đại. Nêu đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều thì thấy với R = 30 Ω thì công suất trên R cực đại. Cảm kháng của mạch?

A. \(20\sqrt{6}\,\,\Omega .\)

B. \(20\sqrt{3}\,\,\Omega .\)

C. \(20\sqrt{2}\,\,\Omega .\)

D. \(10\sqrt{6}\,\,\Omega .\)

Câu 3: Chọn câu đúng. Sóng dừng là

     A. sóng trên sợi dây mà hai đầu cố định.

     B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.

     C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.

     D. sóng không lan truyền nữa khi gặp vật cản.

Câu 4: Một con lắc lò xo dao động tắt dần, cứ sau mỗi chu kì biên độ của nó giảm 0,5%. Hỏi sau mỗi dao động toàn phần năng lượng con lắc bị mất đi là bao nhiêu phần trăm?

     A. 98%                           B. 1%                             C. 99%                         D. 3%

Câu 5: Trong thuỷ tinh, tốc độ ánh sáng sẽ:

     A. lớn nhất đối với tia màu tím.

     B. lớn nhất đối với tia màu đỏ.

     C. bằng nhau đối với mọi tia sáng.

     D. bằng nhau đối với mọi màu khác nhau và vận tốc này chỉ phụ thuộc vào loại thuỷ tinh.

Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều \(u=200\cos 100\pi t\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu một điện trở R = 100 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở bằng

A. \(2\,\,\left( A \right).\)

B. \(1\,\,\left( A \right).\)

C. \(2\sqrt{2}\,\,\left( A \right).\)

D. \(\sqrt{2}\,\,\left( A \right).\)

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà. Nếu giảm độ cứng k đi 2 lần và tăng khối lượng m lên 8 lần, thì tần số dao động của con lắc sẽ:

A. tăng 4 lần.                 

B. giảm 2 lần.                

C. tăng 2 lần.                                     

D. giảm 4 lần

Câu 8: Một con lắc lò xo có khối lượng m = 50 g, dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì T = 0,2 s và chiều dài quỹ đạo là L = 40 cm. Chọn gốc thời gian lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của con lắc.

A. \(x=10\cos \left( 10\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\,\,cm.\)

B. \(x=20\cos \left( 10\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\,\,cm.\)

C. \(20\cos \left( 20\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\,\,cm.\)     

D. \(x=40\cos \left( 20\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\,\,cm.\)

Câu 9: Mạch dao động điện từ LC có L = 0,1mH và C = 10-8 F. Biết vận tốc của sóng điện từ là 3.108 m/s thì bước sóng của sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra là

A. 6π.103 m.                  

B. 60π m.                      

C. 600π m.

D. π.103 m.

Câu 10: Tại một phòng thí nghiệm học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do bằng phép đo gián tiếp. Cách viết kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,819 ± 0,002 (s) và l = 0.800 + 0,001(m). Lấy π = 3,14. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

A. \(g=9,801\pm 0,035\,\,m/{{s}^{2}}.\)

B. \(g=9,536\pm 0,003\,\,m/{{s}^{2}}.\)

C. \(g=9,536\pm 0,032\,\,m/{{s}^{2}}.\)        

D. \(g=9,801\pm 0,032\,\,m/{{s}^{2}}.\)

...

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-C

4-B

5-B

6-D

7-D

8-B

9-C

10-C

11-C

12-A

13-D

14-D

15-A

16-B

17-D

18-D

19-A

20-B

21-A

22-A

23-B

24-C

25-C

26-D

27-B

28-C

29-C

30-D

31-B

32-A

33-A

34-A

35-D

36-D

37-C

38-C

39-A

40-D

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\,\,\left( {{U}_{0}}>0 \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch có \(R,\,\,L,\,\,C\) mắc nối tiếp thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện khi đó là 

A. \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{LC}\)

B. \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{C}\)

C. \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{R}\)

D. \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{L}\)

Câu 2: Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau 

  A. \(\frac{3\pi }{4}\).       B. \(\frac{\pi }{6}\).         C. \(\frac{2\pi }{3}\).                D. \(\frac{\pi }{4}\).

Câu 3: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. Mạch khuếch đại.    

B. Mạch tách sóng.      

C. Micro.   

D. Mạch biến điệu.

Câu 4: Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây sai

  A. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

  B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng.

  C. Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì khác nhau.

  D. Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu 5: Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây ? 

A. Truyền được trong chân không.                   

B. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.

C. Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.   

D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

Câu 6: Dùng thí nghiệm Y − âng về giao thoa ánh sáng để đo bước sóng của một ánh sáng đơn sắc với khoảng cách giữa hai khe hẹp là \(a\) và khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là \(D.\) Nếu bước sóng dùng trong thí nghiệm là \(\lambda \), khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp là

A. \(\frac{D\lambda }{a}\)

B. \(\frac{2D\lambda }{a}\)

C. \(\frac{D\lambda }{2a}\)

D. \(\frac{D\lambda }{4a}\)

Câu 7: Chất nào sau đây là chất quang dẫn ?

  A. Cu.                           B. Pb.                           C. CbS.                                D. Al.

Câu 8: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, \({{r}_{0}}\) là bán kính Bo. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng \(N\) thì có bán kính quỹ đạo là 

  A. \(4{{r}_{0}}\).             B. \(9{{r}_{0}}\).             C. \(16{{r}_{0}}\).                    D. \(25{{r}_{0}}\).

Câu 9: Tia phóng xạ nào sau đây là dòng các hạt anpha? 

A. Tia \(\alpha \)

B. Tia \({{\beta }^{+}}\)

C. Tia \({{\beta }^{-}}\)

D. Tia \(\gamma \)

Câu 10: Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân là 

A. số prôtôn.     

B. năng lượng liên kết.

C. số nuclôn.   

D. năng lượng liên kết riêng.

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

C

B

A

C

C

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

D

D

B

D

A

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

C

B

A

D

C

A

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

D

B

A

B

C

B

D

B

A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (NB). Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.          

B. cường độ của điện trường.

C. hình dạng của đường đi.                              

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu 2 (NB). Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

        A. tăng điện áp trước khi truyền tải.                                                               

        B. giảm tiết diện dây.

        C. tăng chiều dài đường dây.                                                                                                            

        D. giảm công suất truyền tải.

Câu 3 (TH). Cho vật dao động điều hòa.Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí

A. biên                                                             

B. cân bằng

C. cân bằng theo chiều dương                         

D. cân bằng theo chiều âm

Câu 4 (TH). Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm

        A. độ cao                      B. độ to                        C. Âm sắc                   D. cường độ âm

Câu 5 (NB). Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

    A. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng    

    B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng

    C. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân                  

    D. đều không phải là phản ứng hạt nhân

Câu 6 (TH). Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng:

A. tạo ra từ trường.                                          

B. tạo ra dòng điện xoay chiều.          

C. tạo ra lực quay máy.                                    

D. tạo ra suất điện động xoay chiều.

Câu 7 (TH). Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng lớn.

    B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn xa dần nguồn sáng.

    C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.

    D. Năng lượng của mọi loại photon đều bằng nhau.

Câu 8 (TH). Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

    A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

    B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

    C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

    D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 9 (TH). Xét hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa bước sóng thì hai điểm đó sẽ dao động

A. vuông pha.                                                   

B. ngược pha.     

C. cùng pha.                                                     

D. lệch pha góc bất kỳ.

Câu 10 (TH). Gọi f là tần số ánh sáng kích thích chiếu tới chất phát quang, f là tần số ánh sáng do chất phát quang phát ra sau khi bị kích thích. Kết luận nào sau đây là đúng

        A. f < f                          B. f > f                          C. f = f                      D. f = 2f

...

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-D

4-D

5-A

6-A

7-A

8-A

9-B

10-A

11-A

12-B

13-C

14-B

15-A

16-C

17-B

18-B

19-D

20-B

21-C

22-C

23-C

24-B

25-D

26-B

27-B

28-A

29-C

30-C

31-D

32-C

33-B

34-D

35-A

36-B

37-B

38-D

39-B

40-C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Một mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là \({{U}_{0}}=4V\). Tại thời điểm mà năng luợng từ trường bằng ba lần năng lượng điện trường thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng:

   A. 2 V                          B. 1 V                          C. 3 V                          D. 2,4 V

Câu 2. Cho dòng điện có cường độ \(i=5\sqrt{2}\cos 100\pi t\) (i tính bằng A, t tính bằng s) chạy qua một đoạn mạch chỉ có tụ điện. Tụ điện có diện dung \(\frac{250}{\pi }\mu F\). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng

   A. 200 V                       B. 250 V                       C. 400 V                      D. 220 V

Câu 3. Chùm sáng rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua bộ phận nào sau đây của máy thì sẽ là một chùm song song?

A. Hệ tán sắc.             

B. Phim ảnh.               

C. Buồng tối.  

D. Ống chuẩn trực.

Câu 4. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng bằng

A. một nửa bước sóng.                                    

B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một bước sóng.                                           

D. một phần tư bước sóng.

Câu 5. Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp đang có dung kháng lớn hơn cảm kháng. Để có cộng hưởng điện thì có thể

A. giảm điện dung của tụ điện.                         

B. giảm độ tự cảm của cuộn dây.

C. tăng điện trở đoạn mạch.                            

D. tăng tần số dòng điện.

Câu 6. Một con lắc đơn có khối lượng 1 kg dao động điều hòa tại nơi có \(g=10\ \text{m/}{{\text{s}}^{2}}\). Kích thích cho con lắc dao động với biên độ \({{\alpha }_{0}}=60{}^\circ \). Tìm lực căng dây tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc \(30{}^\circ \)?

   A. 19,5 N                      B. 10,5 N                      C. 13,2 N                      D. 15,98 N

Câu 7. Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại một điểm trên dây cách nguồn một đoạn x là \(u=5\cos \left( 20\pi t-\frac{2\pi x}{3} \right)(mm)\) (với x đo bằng mét, t đo bằng giây). Tốc độ truyền sóng trên sợi dây có giá trị là

A. 30 mm/s                 

B. 30 cm/s                   

C. 30 m/s  

D. 10 m/s

Câu 8. Trong vùng có điện trường, tại một điểm cường độ điện trường là E, nếu tăng độ lớn của điện tích thử lên gấp đôi thì cường độ điện trường

A. tăng gấp đôi.           

B. giảm một nửa.         

C. tăng gấp 4.  

D. không đổi.

Câu 9. Từ thông xuyên qua một ống dây là \(\Phi ={{\Phi }_{0}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)(Wb)\) biến thiên làm xuất hiện trong ống dây một suất điện động cảm ứng là \(e={{E}_{0}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right)(V)\). Khi đó \(\left( {{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}} \right)\) có giá trị là:

   A. \(-0,5\pi \)                 B. 0,5π                        C. 0                        D. π

Câu 10. Biết số Avôgađrô là \(6,{{02.10}^{23}}\) \(mo{{l}^{-1}}\), khối lượng mol của hạt nhân urani \({}_{92}^{238}U\) là 238 gam/mol. Số nơtron trong 119 gam urani \({}_{92}^{238}U\) là

A. \(2,{{2.10}^{25}}\) nơtron.                             

B. \(1,{{2.10}^{25}}\) nơtron.                                    

C. \(8,{{8.10}^{25}}\) nơtron.

D. \(4,{{4.10}^{25}}\) nơtron.

...

ĐÁP ÁN

1-A

2-A

3-D

4-A

5-D

6-D

7-C

8-D

9-A

10-D

11-A

12-D

13-A

14-B

15-C

16-B

17-B

18-A

19-C

20-A

21-D

22-D

23-C

24-D

25-C

26-B

27-B

28-A

29-D

30-B

31-B

32-C

33-C

34-C

35-A

36-C

37-D

38-D

39-A

40-B

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Suất điện động trong một khung dây quay trong từ trường có biểu thức \(e=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\pi  \right)\left( V \right)\) có giá trị hiệu dụng là:

   A. 50 V.                        B. \(100\sqrt{2}\ V.\)      C. 100 V.                       D. \(50\sqrt{2}\ V.\)

Câu 2. Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không, \({{m}_{0}}\) là khối lượng nghỉ của hạt. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là m khi chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó được xác định là:

A. \(\left( m+{{m}_{0}} \right){{c}^{2}}.\)              

B. \(m{{c}^{2}}.\)                 

C. \(\left( m-{{m}_{0}} \right){{c}^{2}}.\)  

D. \({{m}_{0}}{{c}^{2}}.\)

Câu 3. Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

   A. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

   B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

   C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

   D. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.

Câu 4. Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài gồm \(\ell \) vòng dây được đặt trong không khí (\(\ell \) lớn hơn nhiều so với đường kính tiết diện ống dây). Cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây do dòng điện này gây ra được tính bởi công thức:

A. \(B=4\pi {{.10}^{7}}.\frac{N}{\ell }I.\)              

B. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}.\frac{N}{\ell }I.\)        

C. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}.\frac{N}{\ell }I.\)     

D. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}.\frac{\ell }{N}I.\)

Câu 5. Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường với bước sóng \(\lambda \). Trên cùng một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà phần tử của môi trường tại đó dao động ngược pha nhau là:

A. \(\frac{\lambda }{2}.\)

B. \(\frac{\lambda }{4}.\)

C. \(2\lambda .\)     

D. \(\lambda .\)

Câu 6. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 10 N/m, dao động điều hòa với chu kì riêng 1 s. Lấy \({{\pi }^{2}}=10\). Khối lượng của vật là:

   A. 100 g.                      B. 250 g.                      C. 200 g.                         D. 150 g.

Câu 7. Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ:

A. Tia \(\gamma \).      

B. Tia \({{\beta }^{+}}\). 

C. Tia \(\alpha \).     

D. Tia X.

Câu 8. Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiệu ứng quang điện đối với những kim loại nào dưới đây?

A. Bạc và Canxi.          

B. Kali và Natri.           

C. Xesi và Nhôm.                            

D. Đồng và Kẽm.

Câu 9. Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây là đúng?

   A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.  

   B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

   C. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

   D. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

Câu 10. Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam, lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng nào?

   A. đỏ.                           B. lục.                          C. cam.                       D. tím.

...

Đáp án

1-C

2-C

3-A

4-B

5-A

6-B

7-D

8-B

9-C

10-D

11-C

12-A

13-D

14-B

15-B

16-D

17-D

18-C

19-A

20-D

21-D

22-D

23-D

24-A

25-C

26-A

27-A

28-A

29-D

30-D

31-B

32-B

33-D

34-A

35-B

36-C

37-A

38-D

39-D

40-B

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Liên Bảo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?