Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Giai Xuân

TRƯỜNG THPT GIAI XUÂN

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tại một vị trí ở Diễn Châu, Nghệ An có sóng điện từ truyền qua. Tại đó véc tơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) hướng thẳng đứng từ dưới lên, véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) nằm ngang hướng từ Nam đến Bắc. Hỏi sóng này đến vị trí đang xét từ hướng nào?

A. từ Đông đến.           

B. từ Nam đến.            

C. từ Tây đến.  

D. từ Bắc đến.

Câu 2: Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm

A. được chắn bởi tấm thủy tinh dày.                

B. tích điện âm.

C. tích điện dương với giá trị nhỏ.                    

D. không tích điện.

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, vị trí vân tối trên màn quan sát là

A. (2k - l)i.                   

B. \(k\frac{\lambda D}{a}.\)

C. (2k + l)i.                  

D. \((2k+1)\frac{\lambda D}{2a}.\)

Câu 4: Một sóng truyền theo phương ngang AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng được biểu diễn như trên hình bên. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Sau thời điểm này \(\frac{3T}{2}\) (T là chu kì dao động sóng) thì điểm N đang

A. đi xuống.                 

B. đi lên.                      

C. nằm yên.  

D. có tốc độ cực đại.

Câu 5: Năm 1600, nhà khoa học Gilbert đã nhận định rằng Trái Đất là một thỏi nam châm khổng lồ. Giả sử rằng thành phần nằm ngang của từ trường trái đất tại Nghệ An, Việt Nam có độ lớn bằng 3.10-5T, còn thành phần thẳng đứng rất nhỏ so với phương nằm ngang. Một đoạn dây dẫn dài 100m mang dòng điện 140A đặt vuông góc với từ trường trái đất thì chịu tác dụng của lực từ có độ lớn bằng bao nhiêu?

A. 0,22N.                     

B. 0,32N.                     

C. 0,42N.  

D. 0,52N.

Câu 6: Cường độ âm tại một điểm tăng lên gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tại đó tăng thêm 2dB?

A. 100 lần.                  

B. 3,16 lần.            

C. 1,58 lần.  

D. 1000 lần.

Câu 7: Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với biến trở R. Đặt vào đoạn mạch trên điện áp xoay chiều ổn định u =\({{U}_{0}}cos\omega t\). Khi R = R0 thì thấy điện áp hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dây bằng nhau. Sau đó tăng R từ giá trị R0 thì

A. công suất toàn mạch tăng rồi giảm.             

B. công suất trên biến trở tăng rồi giảm.

C. công suất trên biến trở giảm.                       

D. cường độ dòng điện tăng rồi giảm.

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về máy biến áp lí tưởng?

A. Làm thay đổi điện áp hiệu dụng và cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua các cuộn dây tỉ lệ thuận với tần số vòng dây mỗi cuộn.

C. Máy hạ áp có số vòng dây ở cuộn thứ cấp ít hơn số vòng dây của cuộn sơ cấp.

D. Tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng nhau.

Câu 9: Biết động năng tương đối tính của một hạt bằng năng lượng nghỉ của nó. Tính tốc độ của hạt này theo tốc độ ánh sáng trong chân không?

A. \(\frac{1}{2}c\)

B. \(\frac{\sqrt{2}}{2}c\)

C. \(\frac{\sqrt{3}}{2}c\)

D. \(\frac{\sqrt{5}}{8}c\)

Câu 10. Để đo thân nhiệt của một người mà không cần tiếp xúc trực tiếp, ta dùng máy đo thân nhiệt điện tử. Máy này tiếp nhận năng lượng bức xạ phát ra từ người cần đo. Nhiệt độ của người càng cao thì máy tiếp nhận được năng lượng càng lớn. Bức xạ chủ yếu mà máy nhận được do người phát ra thuộc miền

A. hồng ngoại.             

B. tử ngoại.                 

C. tia X.   

D. tia \(\gamma \).

...

Đáp án

1-A

2-A

3-D

4-A

5-C

6-C

7-C

8-B

9-C

10-C

11-C

12-D

13-A

14-C

15-B

16-A

17-C

18-A

19-C

20-C

21-B

22-B

23-D

24-A

25-B

26-C

27-A

28-B

29-B

30-B

31-A

32-C

33-C

34-C

35-C

36-B

37-D

38-A

39-A

40-C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Đại lượng \(\left( \omega t+\varphi  \right)\) được gọi là

A. Tần số góc.             

B. Biên độ.                  

C. Pha ban đầu.                               

D. Pha dao động.

Câu 2. Trong hiện tượng sóng dừng trên dây. Khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. một số nguyên lần bước song.                    

B. một phần tư bước sóng                                                      .

C. một nửa bước song.                                   

D. một bước sóng.

Câu 3. Suất điện động \(e=100\cos \left( 100\pi t+\pi  \right)\left( \text{V} \right)\) có giá trị hiệu dụng là

A. \(50\sqrt{2}\text{V}\) 

B. \(100\text{V}\)          

C. \(100\sqrt{2}\text{V}\)      

D. \(200\text{V}\)

Câu 4. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(4\mu H\) và một tụ điện có điện dung biến đổi \(10\text{pF}\) đến \(640\text{pF}\). Lấy \({{\pi }^{2}}=10\). Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị

A. Từ \({{2.10}^{-8}}\text{s}\) đến \({{3.10}^{-7}}\text{s}\)      

B. Từ \({{4.10}^{-8}}\text{s}\) đến \(3,{{2.10}^{-7}}\text{s}\)

C. Từ \({{2.10}^{-8}}\text{s}\) đến \(3,{{6.10}^{-7}}\text{s}\)   

D. Từ \({{4.10}^{-8}}\text{s}\) đến \(2,{{4.10}^{-7}}\text{s}\)

Câu 5. Một dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox. Tại thời điểm ban đầu \(t=0\) vật có li độ \(x=-\frac{A}{\sqrt{2}}\) và đang chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ. Pha ban đầu \(\varphi \) của dao động của vật là:

A. \(-\frac{\pi }{4}\).       

B. \(\frac{\pi }{4}\).        

C. \(\frac{3\pi }{4}\).                             

D. \(-\frac{3\pi }{4}\).

Câu 6. Trong mẫu nguyên tử của Bo, bán kính quỹ đạo dừng ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử Hiđrô là \({{r}_{0}}=0,{{53.10}^{-10}}\text{m}\) và năng lượng của nguyên tử ứng với các trạng thái dừng được xác định bằng biểu thức \({{E}_{n}}=-\frac{13,6}{{{n}^{2}}}\text{eV}\), với \(n=1,2,3,...\) Một đám nguyên tử Hiđrô đang ở trạng thái kích thích ứng với bán kính quỹ đạo dừng là \(1,908\text{nm}\). Tỉ số giữa phôtôn có năng lượng lớn nhất và phôtôn có năng lượng nhỏ nhất có thể phát ra là

A. \(\frac{785}{864}\).   

B. \(\frac{35}{27}\).       

C. \(\frac{875}{11}\).            

D. \(\frac{675}{11}\).

Câu 7. Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng

A. tăng cường độ chùm sáng.                         

B. tán sắc ánh sáng.

C. nhiễu xạ ánh sáng.                                      

D. giao thoa ánh sáng.

Câu 8. Một nguồn âm phát sóng cầu trong không gian. Giả sử không hấp thụ và phản xạ âm. Tại điểm cách nguồn âm 1 m thì mức cường độ âm bằng 70 dB. Tại điểm cách nguồn âm 5m có mức cường độ âm bằng

A. 56 dB.                     

B. 100 dB.                   

C. 47 dB.  

D. 69 dB.

Câu 9. Cho phản ứng hạt nhân: \(_{1}^{2}H+_{1}^{2}H\to _{2}^{4}He\). Đây là

A. Phản ứng phân hạch.                                  

B. Phản ứng thu năng lượng.                                                 

C. Phản ứng nhiệt hạch.                                  

D. Hiện tượng phóng xạ hạt nhân.

Câu 10. Gọi \({{n}_{d}},{{n}_{t}},{{n}_{v}}\) lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc đỏ, tím, vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. \({{n}_{}}<{{n}_{v}}<{{n}_{t}}\).                       

B. \({{n}_{}}>{{n}_{v}}>{{n}_{t}}\).                              

C. \({{n}_{}}>{{n}_{t}}>{{n}_{v}}\).                              

D. \({{n}_{t}}>{{n}_{}}>{{n}_{v}}\).

...

Đáp án

1-D

2-C

3-A

4-B

5-C

6-C

7-B

8-A

9-C

10-D

11-C

12-B

13-A

14-A

15-B

16-B

17-D

18-A

19-C

20-A

21-A

22-C

23-A

24-D

25-B

26-D

27-A

28-A

29-C

30-C

31-C

32-B

33-B

34-A

35-A

36-B

37-B

38-D

39-B

40-D

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1(NB): Phát biểu nào sau đây sai?

    A. Trong chân không, mỗi một ánh sáng đơn sắc có một bước sóng nhất định.                

    B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền cùng tốc độ.

    C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đó nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.

    D. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc

Câu 2(NB): Hạt nhân nguyên tử

    A. Có khối lượng bằng tổng khối lượng của tất cả các nuclon và các electron trong nguyên tử

    B. Có điện tích bằng tổng điện tích của các proton trong nguyên tử

    C. Có đường kính nhỏ hơn đường kính của nguyên tử cỡ 100 lần

    D. Nào cũng gồm các proton và notron; số proton luôn luôn bằng số notron và bằng số electron

Câu 3(NB): Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau , giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

    A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

    B. cùng tần số, cùng phương

    C. có cùng pha ban đầu và cùng biên đô

    D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

Câu 4(TH): Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là \({{10}^{-8}}\) C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. \(2,{{5.10}^{3}} kHz\).                                  

B. \({{3.10}^{3}} kHz\).          

C. \({{2.10}^{3}} kHz\).  

D. \({{10}^{3}} kHz\).

Câu 5(NB): Để duy trì hoạt động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó ta phải

    A. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không đổi theo thời gian.

    B. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

    C. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.

    D. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.

Câu 6(NB): Một mạch dao động LC lí tưởng tụ điện có điện dung\(\frac{6}{\pi }\text{ (}\mu \text{F)}\). Điện áp cực đại trên tụ là 4 V và dòng điện cực đại trong mạch là 3 mA. Năng lượng điện trường trong tụ biến thiên với tần số góc

A. 450 (rad/s).              

B. 500 (rad/s).             

C. 250 (rad/s).   

D. 125 rad/s.

Câu 7(NB): Năng lượng điện trường biến thiên với tần số \(\omega '=2\omega =250(rad/s)\). Khi sóng truyền qua các môi trường vật chất, đại lượng không thay đổi là

A. Năng lượng sóng.                                        

B. Biên độ sóng.

C. Bước sóng.                                                 

D. Tần số sóng.

Câu 8(NB): Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm
thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu \({{\text{u}}_{\text{R}}}\text{, }{{\text{u}}_{\text{L}}}\text{, }{{\text{u}}_{\text{C}}}\)tương ứng là điện áp tức thời ở
hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là

A. \({{\text{u}}_{\text{R}}}\)sớm pha \(\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ /2}\) so với \({{\text{u}}_{\text{L}}}\)

B. \({{\text{u}}_{\text{L}}}\)sớm pha \(\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ /2}\) so với \({{\text{u}}_{\text{C}}}\)

C. \({{\text{u}}_{\text{R}}}\)trễ pha \(\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ /2}\) so với \({{\text{u}}_{\text{C}}}\)

D. \({{\text{u}}_{\text{C}}}\) trễ pha \(\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ /2}\) so với \({{\text{u}}_{\text{L}}}\)

Câu 9(NB): Trong các nhà máy phát điện (thuỷ điện, điện hạt nhân…), máy phát điện là

A. Xoay chiều 1 pha.    

B. Xoay chiều 3 pha.    

C. Xoay chiều                                

D. Một chiều.

Câu 10(TH): Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng 

A. 0,48 μm.                  

B. 0,40 μm.                  

C. 0,60 μm.   

D. 0,76 μm.

...

ĐÁP ÁN

1-C

2-B

3-B

4-D

5-D

6-B

7-D

8-D

9-B

10-C

11-C

12-B

13-A

14-B

15-B

16-B

17-A

18-B

19-C

20-D

21-B

22-A

23-A

24-B

25-B

26-B

27-B

28-A

29-B

30-C

31-A

32-C

33-D

34-B

35-A

36-B

37-D

38-A

39-D

40-A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:   Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 0,4 µm đến 0,76 µm là

A.   Tia tử ngoại.                                             

B.   Tia hồng ngoại.

C.   Ánh sáng nhìn thấy.                                  

D.   Tia Rơn-ghen.

Câu 2:   Một vật dao động điều hoà trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật

   A. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.

   B. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.

   C. luôn hướng về vị trí cân bằng

   D. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng

Câu 3:  Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10-10m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng

A.  N.                        

B.  M.                           

C.  O.  

D.  L.

Câu 4:  Một vật dao động điều hoà biên độ A, tần số góc omega. Gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

A. \(x=A.\cos (\omega t+\frac{\pi }{2})\)

B. \(x=A.\cos (\omega t-\frac{\pi }{2})\)

C. \(x=A.\cos (\omega t+\frac{\pi }{4})\)

D. \(x=A.\cos \omega t\)

Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cost vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U ℓà điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch; i, I0 và I ℓần ℓượt ℓà giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

A.  \(\frac{U}{{{U}_{0}}}+\frac{I}{{{I}_{0}}}=\sqrt{2}\)

B.  \(\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1\)

C.  \(\frac{U}{{{U}_{0}}}-\frac{I}{{{I}_{0}}}=0\)

D.  \(\frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0\)

Câu 6:   Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ là \(\lambda \). Ở thời điểm ban đầu có \({{N}_{0}}\) hạt nhân X. Sau khoảng thời gian t tính từ thời điểm ban đầu thì số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã được tính theo biểu thức

A.  \({{N}_{0}}{{e}^{-\lambda t}}.\)                  

B.  \({{N}_{0}}(1-{{e}^{\lambda t}}).\)                      

C.  \({{N}_{0}}(1-\lambda t).\)                                  

D.  \({{N}_{0}}(1-{{e}^{-\lambda t}}).\)

Câu 7:  Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A.  giảm đi 9 lần.       

B.  tăng lên 3 lần.          

C.  tăng lên 9 lần.                               

D.  giảm đi 3 lần.

Câu 8:  Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhở sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này này thuộc dải

A.  sóng ngắn.           

B.  sóng cực ngắn.       

C.  sóng dài.  

D.  sóng trung.

Câu 9: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là

A.  âm thanh.             

B.  hạ âm.                     

C.  nhạc âm.  

D.  siêu âm.

Câu 10: Cường độ dòng điện trong mạch phân nhánh có dạng i= 2\(\sqrt{2}\cos 100\pi t\)(A). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A.  I = \(\sqrt{2}\)A     

B.  I = 2A                      

C.  I = 4A  

D.  I =  2\(\sqrt{2}\)A

Phần đáp án

Câu

Đáp án

1

C

2

C

3

D

4

B

5

B

6

D

7

A

8

B

9

B

10

B

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Tác dụng của thấu kính hội tụ trong buồng ảnh của máy phân tích quang phổ là

   A. chuyển chùm sáng phân kì thành chùm sáng hội tụ.

   B. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song đi ra từ lăng kính thành các vạch sáng đơn sắc riêng lẻ trên màn đặt tại tiêu diện.

   C. chuyển chùm sáng hội tụ thành chùm sáng song song.

   D. chuyển chùm sáng song song thành chùm sáng hội tụ.

Câu 2. Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng \(\lambda \) vào tấm kim loại có giới hạn quang điện 0,3624 μm (được đặt cô lập và trung hòa điện) thì điện thế cực đại của tấm kim loại đó là 3 V. Cho hằng số Plăng, tốc độ ánh sáng trong chân không và điện tích êlectron lần lượt là \(6,{{625.10}^{-34}}J.s;\text{ 3}\text{.1}{{\text{0}}^{8}}\text{m/s}\) và \(-1,{{6.10}^{-19}}C\). Tính bước sóng \(\lambda \)?

A. 0,1132 μm              

B. 0,1933 μm              

C. 0,4932 μm  

D. 0,0932 μm

Câu 3. Cho đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm \(L=\frac{2}{\pi }H\), tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F\) và một điện trở thuần R. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức là \(u={{U}_{0}}\cos \left( 100\pi t \right)(V)\)và \(i={{I}_{0}}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)(A)\). Điện trở R có giá trị là:

A. \(400\ \Omega \)

B. \(200\ \Omega \)

C. \(100\ \Omega \)

D. \(50\ \Omega \)

Câu 4. Một vật khối lượng 2 kg treo vào một lò xo có hệ số đàn hồi k = 5000 N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 5 cm rồi thả không vận tốc đầu thì vận tốc cực đại là

A. 2,5 cm/s                  

B. 250 m/s                  

C. 2,5 m/s  

D. 25 cm/s

Câu 5. Hạt nhân \({}_{84}^{210}Po\) đứng yên, phân rã \(\alpha \) thành hạt nhân chì. Động năng của hạt \(\alpha \) bay ra bằng bao nhiêu phần trăm của năng lượng phân rã?

A. 13,8%                     

B. 98,1%                     

C. 1,9%  

D. 86,2%

Câu 6. Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc trong môi trường không khí, khoảng vân đo được bằng 1,5 mm. Nếu đặt hệ đo vào môi trường dầu trong suốt có chiết suất bằng 1,5 thì khoảng vân đo được là:

A. 1 mm                      

B. 2,25 mm                 

C. 2 mm  

D. 1,5 mm

Câu 7. Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức \(i=2\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)(A)\), t tính bằng giây (s). Vào thời điểm \(t=\frac{1}{300}(s)\) thì dòng điện chạy trong đoạn mạch có cường độ tức thời bằng

A. 1,0 A và đang tăng. 

B. \(\sqrt{2}\) A và đang giảm.  

C. 1,0 A và đang giảm.

D. \(\sqrt{2}\) A và đang tăng.

Câu 8. Electron đang ở một quỹ đạo dừng n chưa rõ thì chuyển về quỹ đạo L thì thấy bán kính quỹ đạo đã giảm đi 4 lần. Hỏi ban đầu êlectron ở quỹ đạo nào?

A. O                            

B. M                            

C. N  

D. P

Câu 9. Sóng dọc là sóng

   A. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo phương thẳng đứng.

   B. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.

   C. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.

   D. Cả A và C.

Câu 10. Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng \(m=0,2kg\), chiều dài dây treo \(\ell \), dao động nhỏ với biên độ \({{s}_{0}}=5\ cm\) và chu kì \(T=2\ s\). Lấy \(g={{\pi }^{2}}=10\text{ m/}{{\text{s}}^{2}}\). Cơ năng của con lắc là

A. \({{5.10}^{-5}}J\)

B. \({{25.10}^{-5}}J\)

C. \({{25.10}^{-3}}J\)

D. \({{25.10}^{-4}}J\)

...

Đáp án

1-B

2-B

3-C

4-C

5-B

6-A

7-B

8-C

9-B

10-D

11-A

12-B

13-A

14-A

15-C

16-B

17-B

18-D

19-A

20-B

21-A

22-B

23-A

24-A

25-B

26-C

27-C

28-B

29-D

30-B

31-A

32-A

33-D

34-D

35-C

36-A

37-D

38-C

39-A

40-A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Giai Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?