Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT An Lão

TRƯỜNG THPT AN LÃO

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Khi con ruồi và con muỗi bay, ta nghe được tiếng vo ve từ muỗi bay mà không nghe được  từ ruồi là do 

A. Tần số đập cánh của muỗi nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. 

B. Muỗi đập cánh đều đặn hơn ruồi. 

C. Tần số đập cánh của ruồi nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. 

D. Muỗi bay với tốc độ chậm hơn ruồi. 

Câu 2: Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi 

A. Không mắc cầu chì nối nguồn điện với mạch điện kín. 

B. Nối hai cực của một nguồn điện vào vôn kế có điện trở rất lớn. 

C. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. 

D. Dùng pin hoặc acquy để mắc với một mạch điện kín. 

Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động  của vật, chiều dài của lò xo thay đổi từ 20 cm đến 28 cm. Biên độ dao động của vật là

A. 2 cm.

B. 4 cm.

C. 24 cm.

D. 8 cm.

Câu 4: Điện trường xoáy là điện trường 

A. Có các đường sức là đường cong kín.  

B. Có các đường sức không khép kín.  

C. Của các điện tích đứng yên.

D. Giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.

Câu 5: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là 

A. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường. 

C. Dòng êlectron dịch chuyển ngược chiều điện trường. 

D. Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường. 

Câu 6: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở R và cuộn cảm  thuần mắc nối tiếp thì cảm kháng của cuộn cảm là \({{Z}_{L}}=R\sqrt{3}.\) Hệ số công suất của đoạn mạch là 

A. 0,5.

B. 1.

C. 0,71.

D. 0,87.

Câu 7: Dao động cơ tắt dần là dao động có 

A. Biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Biên độ tăng dần theo thời gian.

C. Động năng tăng dần theo thời gian.

D. Động năng luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 8: Cường độ dòng điện \(i=2\sqrt{2}\cos 100\pi t(A)\) có giá trị hiệu dụng là

A. 4A.      

B. \(2\sqrt{2}\text{A}\text{.}\)   

C. \(\sqrt{2}\text{A}\text{.}\)      

D. 2A.

Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài 2 m, dao động điều hoà với biên độ góc 0,1 rad. Biên độ dài của con lắc là 

A. 4 cm.

B. 2 cm.

C. 40 cm.

D. 20 cm.

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ nhỏ có khối lượng 100 gam và lò xo nhẹ có độ cứng 40 N/m.  Cho con lắc dao động lần lượt dưới tác dụng của ngoại lực: F1 = 2cos5t (N); F2 = 2cos20t (N); F3 = 2cos30t  (N) và F4 = 2cos25t (N), trong đó t tính bằng s. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi con lắc chịu tác dụng của  ngoại lực là 

A. F4

B. F2

C. F3

D. F1

...

ĐÁP ÁN

1.A

2.C

3.B

4.A

5.A

6.A

7.A

8.C

9.D

10.B

11.C

12.D

13.B

14.C

15.A

16.C

17.B

18.C

19.B

20.C

21.C

22.C

23.B

24.D

25.B

26.C

27.D

28.D

29.D

30.A

31.C

32.A

33.B

34.D

35.A

36.B

37.D

38.A

39.C

40.D

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho khối lượng của prôtôn, nơtron, hạt nhân \({ }_{18}^{37}\)Ar lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 36,9565 u. Độ hụt khối của \({ }_{18}^{37}\)Ar là

A. \(0,3402\,\,\text{u}\).

B. \(0,3650\,\,\text{u}\).

C. \(0,3384\,\,\text{u}\).      

D. \(0,3132\,\,\text{u}\).

Câu 2. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát sẽ thấy:

A. Khoảng vân tăng lên.  

B. Khoảng vân không thay đổi.        

C. Vị trí vân trung tâm thay đổi.      

D. Khoảng vân giảm xuống.

Câu 3. Sóng dừng xày ra trên dây đàn hồi hai đầu cố định khi

   A. chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng.

B. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.                                   

C. bước sóng gấp đôi chiều dài dây.                

D. bước sóng bằng một số lẻ chiều dài dây.

Câu 4. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính đơn sắc cao.       

B. Tính định hướng cao.                    

C. Cường độ lớn.     

D. Công suất lớn.

Câu 5. Trong 4 bức xạ đơn sắc: đỏ, vàng, lục và lam thì bức xạ đơn sắc có bước sóng nhỏ nhất là

A. lam.    

B. lục.   

C. đỏ.  

D. vàng.

Câu 6. Khi cho cường độ của dòng điện qua ống dây tăng lên 2 lần thì độ tự cảm của ống dây sẽ

A. Không đổi.              

B. tăng lên 2 lần.         

C. giảm 2 lần.  

D. tăng \(\sqrt{2}\) lần.

Câu 7. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do:

A. dây treo có khối lượng đáng kể.    

B. lực căng dây treo.                        

C. trong lực tác dụng lên vật.       

D. lực cản môi trường.

Câu 8. Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. căn bậc hai chiều dài con lắc.        

B. gia tốc trọng trường.                 

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường.    

D. chiều dài con lắc.

Câu 9. Hiện tượng phân hạch và hiện tượng phóng xạ:

   A. Đều là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng  

B. Phản ứng phân hạch tỏa năng lượng còn phóng xạ là phản ứng thu năng lượng                                

C. Đều là phản ứng dây chuyền                       

D. Đều là phản ứng hạt nhân tự phát

Câu 10. Đặt điện áp xoay chiều \(\mathrm{u}=200 \cos \left(100 \pi \mathrm{t}+\frac{\pi}{4}\right) \mathrm{V}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở có \(\mathrm{R}=100 \Omega\) và tụ điện có điện dung \(\mathrm{C}=\frac{10^{-4}}{\pi} \mathrm{F}\) ghép nối tiếp. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu tụ điện khi đó là:

A. \({{u}_{\text{C}}}=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi \text{t}-\frac{\pi }{4} \right)(\text{V}).\)    

B. \({{\text{u}}_{\text{C}}}=100\sqrt{2}\cos (100\pi \text{t})(\text{V}).\)          

C. \({{\text{u}}_{\text{C}}}=100\cos (100\pi \text{t})(\text{V}).\)  

D. \({{\text{u}}_{\text{C}}}=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi \text{t}-\frac{\pi }{2} \right)(\text{V})\).

...

Đáp án

1-A

2-D

3-B

4-D

5-A

6-C

7-D

8-A

9-A

10-B

11-D

12-C

13-D

14-D

15-A

16-A

17-D

18-A

19-A

20-D

21-A

22-D

23-D

24-A

25-C

26-D

27-D

28-A

29-D

30-D

31-C

32-B

33-C

34-A

35-C

36-C

37-C

38-D

39-B

40-C

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hoà dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O . Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là:

A. \(F=kx\)                

B. \(F=-\frac{1}{2}kx\)      

C. \(F=-kx\)               

D. \(F=\frac{1}{2}k{{x}^{2}}\)

Câu 2: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65 µV/K đặt trong không khí ở 200C, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320 C . Suất nhiệt điện của cặp này là:

A. 13,9 mV               

B. 13,85 mV              

C. 13,87 mV         

D. 13,78 mV

Câu 3: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và cơ năng      

B. Li độ và tốc độ                                 

C. Biên độ và gia tốc      

D. Biên độ và tốc độ

Câu 4: Trong dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc vào ly độ có dạng là một

A. Đường tròn           

B. Hypebol                

C. Parabol     

D. Elip

Câu 5: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số của sóng   

B. Bước sóng            

C. Tốc độ truyền sóng      

D. Biên độ sóng

Câu 6: Một vòng dây kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,02s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 4.10-3Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn:

A. 0,8V                           B. 0,2V                            C. 2V                        D. 8V

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện   

B. tác dụng hoá học của dòng điện

C. tác dụng sinh lí của dòng điện     

D. tác dụng từ của dòng điện

Câu 8: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB 100cm. Tiêu cự của thấu kính là:

A. 25cm                         B. 16cm.                         C. 40cm.                      D. 20cm.

Câu 9: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

A. Suất điện động.  

B. Công suất.

C. Cường độ dòng điện.   

D. Hiệu điện thế.

Câu 10: Cho đoạn mạch RLC gồm điện trở có \(R=100\text{ }\Omega \) nối tiếp cuộn cảm thuần \(L=\frac{1}{\pi }\text{ }H\) và tụ điện có \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi }\)F. Đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều thì điện áp tức thời giữa hai bản tụ có biểu thức\({{u}_{C}}=100cos\left( 100\pi t\text{ }\text{ }\frac{\pi }{6} \right)\text{ }V\). Biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch là

A. \(u=100cos\left( 100\pi t\text{ }+\text{ }\frac{\pi }{4} \right)\text{ }V.\)    

B. \(u=50\sqrt{2}cos\left( 100\pi t\text{ }+\text{ }\frac{\pi }{12} \right)\text{ }V\)

C. \(u=50\sqrt{2}cos\left( 100\pi t\text{ }+\text{ }\frac{\pi }{3} \right)\text{ }V\).    

D. \(u=50cos\left( 100\pi t\text{ }+\text{ }\frac{\pi }{12} \right)\text{ }V.\)

...

ĐÁP ÁN

1

C

6

B

11

C

16

C

21

A

26

C

31

C

36

C

2

D

7

A

12

C

17

A

22

D

27

C

32

B

37

D

3

A

8

B

13

A

18

A

23

A

28

D

33

B

38

B

4

C

9

B

14

B

19

D

24

D

29

A

34

C

39

A

5

A

10

B

15

D

20

B

25

D

30

D

35

B

40

D

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Để phân biệt nhạc âm do đàn ghi ta hộp gỗ hay đàn ghi ta điện người ta dựa vào đặc trưng của âm là

A. ăn sắc.     

B. cường độ âm.          

C. độ cao.   

D. tần số âm.

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì đồ thị lực hồi phục tác dụng vào vật phụ thuộc gia tốc của vật là

    A. đoạn thẳng qua gốc tọa độ thuộc góc phần tư thứ 1 và góc phần tư thứ 3.

    B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

    C. đoạn thẳng qua gốc tọa độ thuộc góc phần từ thứ 2 và góc phần tư thứ 4.

    D. đường thẳng không qua gốc tọa độ.

Câu 3: Một vật dao động điều hòa với chu kì T thì thế năng của vật biến thiên

A. tuần hoàn với chu kì là 2T.     

B. tuần hoàn với chu kì là \(\frac{T}{2}.\)

C. điều hòa với chu kì \(\frac{T}{4}.\) 

D. điều hòa với chu kì T.

Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ được gắn vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị tác động mỗi khi bánh xe gặp chỗ nối nhau của đường ray, tàu chạy thẳng đều với tốc độ 36 km/h và chiều dài đường ray là 16 m, lấy g = 10 m/s2 ≈ π2. Con lắc dao động với biên độ cực đại khi chiều dài dây treo là

    A. 31,3 cm.                   B. 0,65 m.                     C. 1,28 m.                    D. 64 cm.

Câu 5: Trong sóng dừng thì

    A. khoảng cách giữa hai bụng sóng liền kề là \(\frac{\lambda }{4}.\)

    B. hai điểm nằm trên cùng một bó sóng luôn dao động cùng pha nhau.

    C. khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là λ.

    D. khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liền kề là \(\frac{\lambda }{2}.\)

Câu 6: Hạt tải điện trong chất bán dẫn tinh khiết

A. là electron và lỗ trống   

B. chỉ có lỗ trống.

C. là ion dương và ion âm.    

D. chỉ có electron.

Câu 7: Một dây dẫn có chiều dài ℓ có dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường đều B, góc hợp bởi dây dẫn và \(\overrightarrow{B}\) là α thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn tính theo công thức

A. \(F=B.I.\ell .\cos \alpha \)

B. \(F=B.I.\ell .\sin \alpha \)

C. \(F=B.{{I}^{2}}.\ell .\sin \alpha \)

D. \(F=B.I.\ell .{{\sin }^{2}}\alpha \)

Câu 8: Chu kì dao động riêng của mạch dao động LC lí tưởng là

A. \(\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}.\)  

B. \(\sqrt{\frac{L}{C}}.\)          

C. \(\frac{1}{\sqrt{LC}}.\)

D. \(2\pi \sqrt{LC}.\)

Câu 9: Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì dung kháng

    A. tỉ lệ thuận với tần số dòng điện.

    B. làm cho điện áp sớm pha hơn cường độ dòng điện là \(\frac{\pi }{2}.\)

    C. làm cho điện áp cùng pha với cường độ dòng điện.

    D. làm cho điện áp chậm pha hơn cường độ dòng điện là \(\frac{\pi }{2}.\)

Câu 10: Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động với điện áp cực đại, cường độ dòng điện cực đại, điện tích cực đại, tần số góc lần lượt là U0; I0; q0; ω thì công thức liên hệ đúng là

A. \({{U}_{0}}=\frac{{{I}_{0}}}{{{q}_{0}}}.\)            

B. \(\omega =\frac{{{q}_{0}}}{{{I}_{0}}}.\)    

C. \(\omega =\frac{{{I}_{0}}}{{{q}_{0}}}.\)      

D. \({{q}_{0}}={{U}_{0}}.{{I}_{0}}\)

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-A

3-B

4-D

5-B

6-A

7-B

8-D

9-B

10-C

11-C

12-B

13-D

14-A

15-C

16-C

17-B

18-C

19-B

20-D

21-D

22-B

23-A

24-C

25-A

26-C

27-B

28-D

29-B

30-A

31-A

32-A

33-C

34-B

35-C

36-B

37-D

38-A

39-B

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1(TH): Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là

   A. 18 cm.                     B. 24 cm.                     C. 63 cm.                         D. 30 cm.

Câu 2(NB): Dao động tắt dần có

A. Tần số giảm dần theo thời gian            

B. động năng giảm dần theo thời gian

C. Biên độ giảm dần theo thời gian           

D. li độ giảm dần theo thời gian

Câu 3(NB): Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.                           

B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.                                   

C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.                  

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 4(NB): Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi

A. LCω = 1    

B. ω = LC      

C. LCω2 = 1   

D. ω2 = LC

Câu 5(NB): Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại

A. Tác dụng lên kính ảnh       

B. Tác dụng nhiệt   

C. Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh       

D. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài

Câu 6(NB): Hiện tượng quang – phát quang là

    A. sự hấp thụ điện năng chuyển hóa thành quang năng

    B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn

    C. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

    D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại

Câu 7(NB): Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do.Điện tích cực đại trên mỗi bản tụ là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0.Chu kỳ dao động điện từ của mạch là

A. \(T=2\pi {{Q}_{0}}{{I}_{0}}\)

B. \(T=2\pi \frac{{{I}_{0}}}{{{Q}_{0}}}\)

C. \(T=2\pi LC\)

D. \(T=2\pi \frac{{{Q}_{0}}}{{{I}_{0}}}\)

Câu 8(NB): Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và dao động của từ trường tại một điểm luôn

A. cùng pha với nhau    

B. ngược pha với nhau    

C. vuông pha với nhau      

D. lệch pha nhau 600

Câu 9(NB): Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi.

A. Tần số sóng.      

B. Tốc độ truyền sóng.

C. Biên độ của sóng.   

D. Bước sóng.

Câu 10(VDT): Một mẫu phóng xạ Si31 ban đầu trong 5 phút có 196 nguyên tử bị phân rã, nhưng sau đó 5,2 giờ (kể từ \(t=0\)) cùng trong 5 phút chỉ có 49 nguyên tử bị phân rã. Chu kỳ bán rã của Si31 là

A. 2,6 giờ.               

B. 3,3 giờ.               

C. 4,8 giờ.   

D. 5,2 giờ.

...

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-A

4-C

5-B

6-C

7-D

8-A

9-A

10-A

11-D

12-C

13-B

14-C

15-B

16-D

17-C

18-B

19-B

20-A

21-B

22-B

23-A

24-A

25-B

26-C

27-D

28-D

29-A

30-D

31-B

32-D

33-C

34-A

35-C

36-A

37-B

38-D

39-A

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT An Lão. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?