TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa.
Câu 2. Axit nào sau đây là axit béo không no?
A. Axit stearic. B. Axit axetic. C. Axit acrylic. D. Axit oleic.
Câu 3. Cacbohidrat ở dạng polime là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ D. fructozơ.
Câu 4. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. H2NCH2COOH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3NH2.
Câu 5. Phân tử khối của valin là
A. 89. B. 117. C. 146. D. 147.
Câu 6. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
A. Poli(vinyl clorua). B. Polisaccarit.
C. Protein. D. Nilon-6,6.
Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Có ánh kim. B. Tính dẻo. C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện.
Câu 8. Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K
Câu 9. Cơ sở của phương pháp điện phân dung dịch là
A. khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2, Al.
B. khử ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,.
C. khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy bằng dòng điện một chiều.
D. khử ion kim loại trong dung dịch bằng dòng điện một chiều.
Câu 10. Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Fe.
Câu 11. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl.
Câu 12. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch?
A. Na. B. Fe. C. Mg. D. Al.
Câu 13. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 14. Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn bám vào ấm đun nước?
A. Muối ăn. B. Cồn. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 15. Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaAlO2.
Câu 16. Trong hợp chất FeSO4, sắt có số oxi hóa là
A. +2. B. +3. C. +4. D. + 6.
Câu 17. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CaO. B. CrO3. C. Na2O. D. MgO.
Câu 18. Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 19. Độ dinh dưỡng của phân lân là
A. % Ca(H2PO4)2. B. % P2O5. C. % P. D. %PO43-.
Câu 20. Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon thơm?
A. Etan. B. Toluen. C. Isopren. D. Propilen.
Câu 21. Hai este etyl axetat và metyl acrylat không cùng phản ứng với
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. Br2.
Câu 22. Thủy phân hoàn toàn CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đều thu được
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3COONa. D. C2H5COONa.
Câu 23. Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. Glucozơ và xenlulozơ. B. Saccarozơ và tinh bột.
C. Fructozơ và glucozơ. D. Glucozơ và saccarozơ.
Câu 24. Thực hiện phản ứng thủy phân 3,42 gam saccarozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng. Sau một thời gian, trung hòa axit dư rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 3,24 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là
A. 87,50%. B. 69,27%. C. 62,50%. D. 75,00%.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X (X có nguyên tử C nhỏ hơn 3) bằng oxi vừa đủ thu được 0,8 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 22,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:
A. 0,8. B. 0,9. C. 0,85. D. 0,75.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng dung dịch tăng 5,55 gam. Khối lượng Al và Zn trong hỗn hợp lần lượt là (gam)
A. 4,05 và 1,9. B. 3,95 và 2,0. C. 2,7 và 3,25. D. 2,95 và 3,0.
Câu 28. Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,54. B. 0,27. C. 5,40. D. 2,70.
Câu 29. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) clorua?
A. Đốt cháy dây Fe trong khí Cl2. B. Cho Fe dư vào dung dịch FeCl3.
C. Cho Fe vào dung dịch HCl. D. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.
Câu 30. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa-khử ?
A. Fe + HCl. B. FeCl3 + Fe. C. FeS + HCl. D. Fe + AgNO3.
Câu 31. Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MA
A. 22,146. B. 21,168. C. 20,268. D. 23,124.
Câu 32. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên.
C. Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra.
D. Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH.
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở) và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,28 mol O2 tạo ra 0,2 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,04. B. 0,06. C. 0,03. D. 0,08.
Câu 35. Hỗn hợp X gồm propin, buta-1,3-đien và một amin no, đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy hoàn toàn 23,1 gam X cần dùng vừa đúng 2,175 mol O2 nguyên chất thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm CO2, H2O và khí N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình chứa dung dịch NaOH đặc dư, khí thoát ra đo được 2,24 lít (ở đktc). Công thức của amin là
A. C2H7N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C4H11N.
Câu 36. Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là
A. 140. B. 200. C. 180. D. 150.
Câu 37. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 37,2. B. 50,6. C. 23,8. D. 50,4.
Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(d) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho kim loại Cu vào dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 39. X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo ra bởi Z, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1:1. Dần toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
A. 8,88%. B. 26,4%. C. 13,90%. D. 50,82%.
Câu 40. Cho 14,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đun nóng sau khi kết thúc phản ứng phản ứng thu được 0,02 mol khí NO và dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat (không có muối Fe2+). Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 72,18. B. 76,98. C. 92,12. D. 89,52.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | D | C | D | B | A | C | D | D | D | B | A | A | D | A | A | B | D | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | C | D | D | B | C | C | A | A | C | B | D | C | D | A | B | B | C | D | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 41:(NB) Kim loại nào sau đây thường được dùng trong các dây dẫn điện?
A. Vàng. B. Sắt. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 42:(NB) Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Cu.
Câu 43:(NB) Xút ăn da là hiđroxit của kim loại nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. Mg. D. Fe.
Câu 44:(NB) Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Ag. B. Ba. C. Fe. D. Na.
Câu 45:(NB) Kim loại không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 46:(NB) Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. nhiệt độ nóng chảy. B. khối lượng riêng. C. tính dẫn điện. D. tính cứng.
Câu 47:(NB) Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al2O3. B. Fe2O3. C. Cr2O3. D. Fe3O4.
Câu 48:(NB) Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Ca. B. K. C. Cs. D. Li.
Câu 49:(NB) Một mẫu nước cứng chứa các ion. Chất được dung để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. BaCl2. B. Na3PO4. C. NaHCO3. D. H2SO4.
Câu 50:(NB) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh (xanh rêu). Chất X là
A. FeCl3. B. MgCl2. C. CuCl2. D. FeCl2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
41-C | 42-D | 43-B | 44-C | 45-A | 46-C | 47-A | 48-A | 49-B | 50-D |
51-D | 52-C | 53-D | 54-D | 55-D | 56-A | 57-A | 58-C | 59-B | 60-C |
61-D | 62-A | 63-B | 64-B | 65-D | 66-A | 67-B | 68-A | 69-C | 70-D |
71-A | 72-C | 73-B | 74-A | 75-D | 76-B | 77-A | 78-B | 79-A | 80-C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 41:(NB) Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là
A. Sắt tây. B. Sắt. C. Đồng. D. Bạc.
Câu 42:(NB) Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Al, Mg, Cu. B. Zn, Mg, Ag. C. Mg, Zn, Fe. D. Al, Fe, Ag.
Câu 43:(NB) Dãy gồm các ion kim loại có tính oxi hóa giảm dần là
A. Fe3+, Fe2+, Cu2+. B. Cu2+, Fe3+, Fe2+. C. Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
Câu 44:(NB) Kim loại phản ứng được với dung dịch FeSO4 là
A. Cu. B. Pb. C. Mg. D. Ni
Câu 45:(NB) Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ?
A. K. B. Fe. C. Zn. D. Al.
Câu 46:(NB)Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH.
Câu 47:(NB) Cho biết số hiệu nguyên tử của Al là Z=13. Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIIA B. chu kì 3, nhóm IA
C. chu kì 2, nhóm IIIA D. chu kì 3, nhóm IIIB
Câu 48:(NB) Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là
A. 2s1. B. 3s1. C. 4s1. D. 3p1.
Câu 49:(NB) Để phân biệt dung dịch BaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. HNO3. B. Na2SO4. C. KNO3. D. NaNO3.
Câu 50:(NB) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeSO4 (không có không khí), sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất kết tủa có màu
A. nâu đỏ. B. vàng. C. trắng hơi xanh. D. trắng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
41-D | 42-C | 43-C | 44-C | 45-A | 46-B | 47-A | 48-B | 49-B | 50-C |
51-B | 52-D | 53-C | 54-B | 55-D | 56-C | 57-C | 58-B | 59-A | 60-C |
61-B | 62-B | 63-B | 64-C | 65-A | 66-C | 67-A | 68-A | 69-B | 70-D |
71-A | 72-B | 73-A | 74-B | 75-B | 76-A | 77-D | 78-A | 79-A | 80-B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 41:(NB) Kim loại mềm nhất là
A. Cs. B. W. C. Fe. D. Cr.
Câu 42:(NB) Trong các kim loại sau, kim loại có tính khử yếu nhất là
A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Cu.
Câu 43:(NB) Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. K.
Câu 44:(NB) Trong các ion sau, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Cu2+. B. Fe2+. C. Mg2+. D. Zn2+.
Câu 45:(NB) Nhiệt phân muối nào sau đây thu được oxit kim loại?
A. Cu(NO3)2. B. NaNO3. C. AgNO3. D. KNO3.
Câu 46:(NB) Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dây tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47:(NB) Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. NaOH B. H2SO4 (loãng) C. Cu(NO3)2 D. H2SO4 (đặc, nguội)
Câu 48:(NB) Nguyên tử kim loại kiềm ở trạng thái cơ bản có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49:(NB) Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+. B. Cu2+, Fe2+. C. Ca2+, Mg2+. D. Al3+, Fe3+.
Câu 50:(NB) Kim loại sắt khi tác dụng với chất nào (lấy dư) sau đây tạo muối sắt(III)?
A. H2SO4 loãng. B. S. C. HCl. D. Cl2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
41-A | 42-C | 43-D | 44-A | 45-D | 46-B | 47-D | 48-A | 49-C | 50-D |
51-B | 52-A | 53-D | 54-C | 55-C | 56-A | 57-B | 58-C | 59-D | 60-D |
61-C | 62-C | 63-C | 64-A | 65-D | 66-B | 67-A | 68-B | 69-B | 70-B |
71-B | 72-B | 73-D | 74-C | 75-D | 76-B | 77-A | 78-D | 79-D | 80-D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 41:(NB) Kim loại thường được dùng làm tế bào quang điện là
A. Na. B. K. C. Cs. D. Al.
Câu 42:(NB) Hai kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Fe và Cu. B. Mg và Ba. C. Na và Cu. D. Ca và Fe.
Câu 43:(NB) Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là
A. Cu và Fe. B. Fe và Cu. C. Zn và Al. D. Cu và Ag.
Câu 44:(NB) M là kim loại nhóm IIIA, oxit của M có công thức là
A. MO2. B. M2O3. C. MO. D. M2O.
Câu 45:(NB) Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Al(OH)3. B. MgCl2. C. BaCl2. D. Al(NO3)3.
Câu 46:(NB) Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO dư theo sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ sau:
X có thể là oxit nào sau đây?
A. MgO. B. K2O. C. Al2O3. D. Fe2O3.
Câu 47:(NB) Nhôm oxit không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
A. Là oxit lưỡng tính. B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Dễ tan trong nước. D. Dùng để điều chế nhôm.
Câu 48:(NB) Ở nhiệt độ thường kim loại Na phản ứng với nước, thu được các sản phẩm là
A. NaOH và H2. B. NaOH và O2. C. Na2O và H2. D. Na2O và O2.
Câu 49:(NB) Hai kim loại nào sau đây đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Ca, Ba. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Sr, K.
Câu 50:(NB) Kim loại Fe không phản ứng với
A. dung dịch AgNO3. B. Cl2.
C. Al2O3. D. dung dịch HCl đặc nguội.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
41-C | 42-A | 43-B | 44-B | 45-A | 46-D | 47-C | 48-A | 49-A | 50-C |
51-C | 52-B | 53-A | 54-D | 55-C | 56-B | 57-A | 58-B | 59-D | 60-B |
61-B | 62-D | 63-C | 64-D | 65-D | 66-D | 67-B | 68-B | 69-C | 70-D |
71-D | 72-D | 73-B | 74-A | 75-C | 76-A | 77-B | 78-B | 79-C | 80-B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!