TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Cho phản ứng: S + 2H2SO4đặc → 3SO2 + 2H2O. Tỉ lệ số nguyên tử S bị khử và số nguyên tử S bị oxi hóa ?
A.2;1 B.1;2 C.2;3 D.3;2
Câu 2: Khí H2S là khí độc, để hấp thụ khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng ?
A.Dung dịch axit HCl B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch NaOH D. Nước cất
Câu 3: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit kim loại MgO, ZnO, Fe2O3 hoà tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng gam các muối sunfat khan thu được là
A. 5,21 gam B. 4,25 gam C. 5,14 gam D. 4,55 gam
Câu 4: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau:
[H2] = 2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít.
Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2 và H2.
A.2 và 2,6 M. B. 3 và 2,6 M. C. 5 và 3,6 M. D. 7 và 5,6 M.
Câu 5: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. Ca3(PO4)2. B. NH4H2PO4. C. Ca(H2PO4)2. D. CaHPO4.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2.
Câu 7: Dãy nào trong các chất dưới đây gồm toàn các chất điện li mạnh:
A. NaOH, H2SO4, KCl, CuCl2, AgCl B. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, KOH, LiOH
C. HCl, HI, CuSO4, Ba(OH)2, AgNO3 D. H2S, H2SO4, H3PO4, Fe(OH)3, CH3COOH
Câu 8: Dãy các dd có cùng nồng độ mol được sắp xếp theo chiều tăng dần về độ pH là:
A. H2S , KCl , HNO3 , KOH B. KOH , KCl , H2S , HNO3
C. HNO3 , H2S , KCl , KOH D. HNO3 , KOH , NaCl , H2S
Câu 9: Các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, H2O đều là
A. axit. B. bazơ.
C. chất trung tính. D. chất lưỡng tính.
Câu 10: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp gồm but-1-en và but-2-en qua dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng kết thúc thì có m gam Br2 phản ứng. Giá trị của m là
A.12 B.24 C. 36 D. 48
Câu 11: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 12: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
A. xiclohexan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen.
Câu 13: Trong dung dịch H2N-CH2-COOH tồn tại chủ yếu ở dạng ?
A. Anion B. Cation C. Phân tử trung hòa D. Ion lưỡng cực
Câu 14: Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre, ..., khi cho tác dụng với hõn hợp HNO3/H2SO4 đặc đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói X là
A. Xenlulozo B. Tinh bột C. Glucozo D. Saccarozo
Câu 15: Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic
A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH
C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH D. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH
Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
B. Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
C. Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.
D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 17: Cho V1 ml dung dịch NaOH 0,4M vào V2 ml dung dịch H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tỉ lệ V1 : V2 là
A. 1 : 3 B. 2 : 3 C. 3 : 2 D. 3 : 1
Câu 18: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là
A. H2N-[CH2]5-COOH B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. CH2=CHCOOH D. CH2=CHCOOCH3
Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai
A. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước.
B. Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử).
C. Axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh.
D. Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit.
Câu 20: Cho các polime : tơ visco, len, tơ tằm , tơ axetat, bông, tinh bột. Số polime thiên nhiên là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 21: Dầu mở để lâu dễ bị ôi thiu là do
A. Chất béo bị phân hủy thành các mùi khó chịu B. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi
C. Chất béo bị phân hủy với nước trong không khí D. Chất béo bị rữa ra
Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải là của protein
A. Là thành phần tạo nên chất dẻo. B. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
D. Là cơ sở tạo nên sự sống. C. Là dinh dưỡng trong thức ăn của người và động vật.
Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngănxốp.
(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4.
(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 24: Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ visco, saccarozơ, xenlulôzơ và fructôzơ. Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch axit là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 25: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.
B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.
C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.
D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.
Câu 26: Điều khẳng định nào sau đây là sai
A. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò là chất khử?
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
D. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.
Câu 27: Oxit nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH loãng ?
A. P2O5 B. Al2O3. C. Cr2O3 D. K2O
Câu 28: Lên men hoàn toàn m gam glucozo thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 64,8 B. 72 C. 144 D. 36
Câu 29: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 40,92 gam B. 37,80 gam C. 49,53 gam D. 47,40 gam
Câu 30: Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,08 B. 0,12 C. 0,10 D. 0,06
Câu 31: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X chứa etyl fomat và etyl axetat với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được 17,28 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn 28,84 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 37,24 gam B. 26,74 gam C. 31,64 gam D. 32,34 gam
Câu 32: Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2, thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất a : b là
A. 0,6 B. 1,2 C. 0,8 D. 1,4
Câu 33: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,09 mol khí H2 . Nếu cho m gam X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là
A. 12,48 gam B. 10,80 gam C. 13,68 gam D. 13,92 gam
Câu 34: Cho 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn:
| X | Y | Z |
NaOH | - | - | + |
HCl | + | + | + |
HNO3 đặc nguội | - | + | - |
X, Y, Z lần lượt là:
A. Fe, Mg, Al. B. Fe, Mg, Zn. C. Cu, Mg, Al. D. Mg, Fe, Al.
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol rượu A và 0,2 mol rượu B tác dụng với Na dư sinh ra 0,5 mol H2. Một hỗn hợp khác gồm 0,3 mol A và 0,1 mol B cũng cho tác dụng với Na thì sinh ra 0,45 mol H2. Số nhóm chức của A và B lần lượt là
A. 3 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 2 và 2.
Câu 36: Cho 3,87 gam Mg và Al vào 200ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là
A. 72,09% và 27,91%. B. 62,79% và 37,21%.
C. 27,91% và 72,09%. D. 37,21% và 62,79%.
Câu 37: Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
A. 860 B. 862 C. 884 D. 886
Câu 38: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,36. B. 2,52 C. 4,20 D. 2,72
Câu 39: Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3
Câu 40: Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 116,89. B. 118,64. C. 116,31. D. 117,39.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | A | A | A | D | C | C | D | D | C | A | D | A | D | C | D | B | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | A | B | B | D | D | C | D | A | A | D | D | B | A | B | B | A | A | C | A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cho các khí sau: Cl2, CO2, H2S, SO2, N2, C2H4, O2. Số chất khí làm mất màu nước Br2 là
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?
A. NaHCO3 B. Ca(OH)2 C. HCl D. Na2CO3
Câu 3: Thủy phân m gam xenlulozơ trong môi trường axit rồi trung hòa hết lượng axit bằng kiềm. Đun nóng dung dịch thu được với lượng dư AgNO3 trong NH3, tạo ra m gam kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
A. 50% B. 80% C. 60% D. 75%
Câu 4: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong thí nghiệm bên, có thể thay NaCl bằng CaF2 để điều chế HF
B. Trong thí nghiệm bên, dung dịch H2SO4 có nồng độ loãng
C. Trong TN bên, không thể thay NaCl bằng NaBr để điều chế HBr.
D. Sau phản ứng giữa NaCl và H2SO4, HCl sinh ra ở thể khí.
Câu 5: Cho phản ứng: Na2S2O3(l) + H2SO4(l) → Na2SO4(l) + SO2(k) + S(r) + H2O(l)?
Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác; có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 6: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2, phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Hidro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là
A. HO - [CH2]2 - CHO B. C2H5COOH C. HCOOC2H5. D. CH3-CH(OH)-CHO.
Câu 7: Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của X là
A. C3H4. B. C2H2. C. C5H8. D. C4H6.
Câu 8: Cho dãy các chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen bằng một phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,53 gam este X thu được 3,3 gam CO2 và 1,35 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C4H6O2. B. C5H10O2. C. C4H8O2. D. C5H8O2.
Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II)
A. Đốt cháy bột sắt trong khí Clo.
B. Cho bột sắt vào lượng dư dung dịch bạc nitrat.
C. Cho natri kim loại vào lượng dư dung dịch Fe (III) clorua.
D. Đốt cháy hỗ hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ ?
A. Na.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 2: Polietilen (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCl.
D. CH3-CH3.
Câu 3: Quặng nào sau đây dùng làm nguyên liệu điều chế Al trong công nghiệp
A. Boxit
B. Apatit
C. Pirit
D. Hemantit
Câu 4: Loại hợp chất nào sau đây được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống
B. Thạch cao sống
C. Thạch cao nung
D. Thạch cao khan
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032.
B. 0,048.
C. 0,06.
D. 0,04.
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Câu 7: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 80%, thu được 4,48 lít CO2. Giá trị của m là
A. 36,0.
B. 20,25.
C. 12,96
D. 16,2.
Câu 8: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm khi đun nóng được gọi là:
A. Xà phòng hóa
B. Hidrat hóa
C.Crackinh
D.Sự lên men
Câu 9: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. HCOOC3H7
B. C2H5COOH
C. C3H7COOH
D. C2H5COOCH3
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Glucozơ, sobitol.
B. Fructozơ, sobitol.
C. Saccarozơ, glucozơ.
D. Glucozơ, gluconic.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | B | 21 | A |
2 | C | 22 | C |
3 | A | 23 | B |
4 | C | 24 | D |
5 | D | 25 | B |
6 | A | 26 | D |
7 | B | 27 | C |
8 | A | 28 | B |
9 | D | 29 | C |
10 | A | 30 | B |
11 | D | 31 | A |
12 | A | 32 | D |
13 | C | 33 | C |
14 | C | 34 | D |
15 | C | 35 | A |
16 | D | 36 | A |
17 | C | 37 | A |
18 | A | 38 | B |
19 | B | 39 | C |
20 | A | 40 | A |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Chất nào không là chất điện li:
A. CH3COOH B. CH3COONa C. CH3COONH4 D. CH3OH
Câu 2: Loại liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là:
A. Liên kết ion. B. Liên kết kim loại
C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.
Câu 3: Chất E được dùng làm dung môi pha chế dược phẩm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Việt Nam đã tiến hành pha E vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là
A. Etanol. B. Saccarozơ. C. Axetilen. D. Metan.
Câu 4: Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 (như hình vẽ). Thấy kim loại M tiếp tục cháy trong bình khí đựng CO2.
Kim loại M là:
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg.
Câu 5: Kim loại phảnứng với dung dịch H2SO4loãng là:
A. Mg. B. Au. C. Cu. D. Ag.
Câu 6:Dãy gồmcác kimloại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
A. Zn, Mg, Cu. B. Cu, Zn, Mg. C. Mg, Cu, Zn. D. Cu, Mg, Zn.
Câu 7: Chất có thể làm mềm nước cứng toàn phần là ?
A. Na2CO3. B. CaCO3. C. CaSO4. D. NaCl.
Câu 8: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A. Cs. B. Rb. C. Na. D. Li.
Câu 9: Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất kim loại nào ?
A. Nhôm. B. Đồng. C. Natri. D. Chì.
Câu 10: Cho dãy các oxit: MgO, FeO, CrO3, Cr2O3 . Số oxit lưỡng tính trong dãy là:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | D | 11 | D | 21 | B | 31 | D |
2 | C | 12 | B | 22 | A | 32 | C |
3 | A | 13 | C | 23 | B | 33 | A |
4 | D | 14 | D | 24 | A | 34 | B |
5 | A | 15 | A | 25 | B | 35 | A |
6 | B | 16 | B | 26 | A | 36 | B |
7 | A | 17 | B | 27 | A | 37 | C |
8 | A | 18 | C | 28 | C | 38 | D |
9 | A | 19 | B | 29 | D | 39 | A |
10 | A | 20 | B | 30 | C | 40 | A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được gọi là mì chính (bột ngọt)?
A. Valin. B. Axit glutamic. C. Alanin. D. Lysin.
Câu 2: Polime được sử dụng làm chất dẻo là
A. Poli(hexametylen ađipamit). B. Poli(metyl metacrylat).
C. Poli(vinyl xianua). D. Poliisopren.
Câu 3: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin và đimetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là
A. 16,825 gam. B. 20,18 gam. C. 15,925 gam. D. 21,123 gam.
Câu 4: Cho các chất rắn sau: Cr, Fe, Al(OH)3, Cr2O3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 5: Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. Ba(OH)2. B. NaOH. C. BaCl2. D. HCl.
Câu 6: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 7: Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,625M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,9. B. 7,8. C. 10,2. D. 15,6.
Câu 8: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3. B. CuCl2. C. KNO3. D. Al2(SO4)3.
Câu 9: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2, thu được axit fomic và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 10: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ enang, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơthuộc loại poliamit?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 41 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
41 | B | 61 | A |
42 | B | 62 | B |
43 | A | 63 | D |
44 | B | 64 | D |
45 | C | 65 | C |
46 | D | 66 | C |
47 | D | 67 | D |
48 | A | 68 | C |
49 | B | 69 | C |
50 | C | 70 | B |
51 | B | 71 | C |
52 | D | 72 | C |
53 | B | 73 | B |
54 | B | 74 | D |
55 | B | 75 | D |
56 | B | 76 | A |
57 | B | 77 | C |
58 | A | 78 | B |
59 | A | 79 | D |
60 | A | 80 | C |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Bá Thước. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!