Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Tân Thành

TRƯỜNG THPT TÂN THÀNH

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 41: Cho các polime sau: poli( metylmetacrylat ), cao su buna, amilopectin, xenlulozo trinitrat. Polime nào thuộc loại chất dẻo ?

A. Poli( metylmetacrylat ).

B. Cao su buna.

C. Amilopectin.

D. Xenlulozo trinitrat.

Câu 42: Saccarozơ và Glucozơ đều có phản ứng :

A. Thủy phân.

B. Cộng H2( Ni,to).

C. Tráng bạc.

D. Cu(OH)2.

Câu 43: Thủy phân este nào sau đây trong dung dịch NaOH, to không thu được ancol?

A. Etyl fomat.

B. Phenyl axetat.

C. Benzyl fomat.

D. Anlyl axetat.

Câu 44: HNO3 là một axit có tính oxi hóa mạnh. Một mol chất nào sau đây khi phản ứng với HNO3 đặc nóng dư tạo nhiều mol khí nhất ?

A. FeCO3.

B. Fe(NO3)2.

C. FeS.

D. FeCl2.

Câu 45: Dung dịch X làm quỳ tím chuyển xanh, còn dung dịch Y không làm đổi màu quỳ tím. Khi trộn X và Y thu được kết tủa. X, Y là

A. Na2CO3 và Ca(ClO)2.      B. KOH và FeCl3.               C. Na2CO3 và Ba(NO3)2.            D. Na2S và Cu(NO3)2.

Câu 46: Kim loại kiềm X được sử dụng làm tế bào quang điện. X là

A. Kali.                                            B. Rubidi.                                          C. Liti.                                                  D. Xesi.

Câu 47: Cho một peptit X tạo nên từ n gốc Alanin có khối lượng 302 đvC. Peptit X thuộc loại :

A. Pentapeptit.

B. Tripeptit.

C. đipeptit.

D. tetrapeptit.

Câu 48: Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp người và vật nuôi, do làm giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu. Khí X là

A. CO.

B. CO2.

C. SO2.

D. Cl2.

Câu 49: Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất ở Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của hoa này thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu của hoa bằng cách điều chỉnh pH của đất trồng:

pH đất trồng

<7

>7

=7

Màu của hoa

Lam

Hồng

Trắng sữa

 

Khi trồng loài hoa trên nếu ta bón thêm một ít vôi và chỉ tưới nước thì màu hoa thu được sẽ có màu

A. Màu hồng.

B. Màu lam.

C. Màu trắng sữa.

D. Đủ cả ba màu.

Câu 50: Cho các hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T), pentapeptit (N). Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH và HCl là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 51: Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat ?

A. Tristearin.                        B. Polietilen.                    C. Abumin.                      D. Bông.

Câu 52: Cho các kim loại và các dung dịch sau: Cu, Fe(NO3)2, HNO3(loãng), HCl, AgNO3 tác dụng với nhau từng đôi một. Số cặp chất xảy ra phản ứng là?

A. 5.                                     B. 6.                                 C. 4.                                 D. 7.

Câu 53: A và B là hai kim loại đều dẫn điện rất tốt. A là kim loại dẫn điện tốt nhất, B là kim loại có độ dẫn điện chỉ kém A. A và B là

A. Ag và Au.                        B. Ag và Cu.                   C. Au và Cu.                   D. Cu và Ag.

Câu 54: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:

- X tác dụng với Y có kết tủa xuất hiện.

-Y tác dụng với Z có kết tủa xuất hiện.

-X tác dụng với Z chỉ có khí thoát ra.

X,Y,Z lần lượt là

A. NaHCO3,NaHSO4, BaCl2.                                      B. FeCl2, Ba(OH)2, Na2CO3.           

C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.                                       D. KHSO4, BaCl2, K2S.

Câu 55: Cho các chất sau: Gly-Ala, Gly-Ala-Gly, HCOOH, HO-CH2-CH2-OH, HOOC-CH2-CH2-OH, C12H22O11( Xenlulozơ), CH3-CH2-NH2,  HO-CH2-CH(OH)-CH2-CHO.Cho lần lượt các chất trên vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và nước, số chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo màu xanh là:

A. 3.                                     B. 6.                                 C. 4.                                 D. 5.

Câu 56: Kim loại nào dưới đây có tính khử mạnh nhất?

A. Zn.                                   B. Ag.                              C. Al.                               D. Fe.

Câu 57: Oxit nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch NaOH ?

A. CO2.                                B. ZnO.                           C. Cr2O3.                         D. CrO.

Câu 58: Hợp chất nào dưới đây không phải hợp chất hữu cơ ?

A. NH4NO3.                         B. (NH2)2CO.                  C. CH3NH2.                    D. C2H5OH.

Câu 59: Có 4 chất X, Y, Z, T, là các chất khác nhau trong sô 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH, HCHO, CH3CHO và giá trị nhiệt độ sôi của các chất được ghi như sau :

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi ( oC)

21

118,2

249,0

-19

Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Y là C6H5COOH.

B. T là CH3COOH.

C. Z là HCHO.

D. X là CH3CHO.

Câu 60: Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu được ancol etylic người ta dùng phương pháp nào sau đây ?

A. Chiết lỏng- lỏng.

B. Chưng cất.

C. Kết tinh.

D. Chiết rắn- lỏng.

Câu 61:  Phân đạm một lá là chất nào dưới đây?

A. NH4Cl.

B. NH4NO3.

C. (NH4)2CO.

D. Ca(NO3)2.

Câu 62: Phương pháp nào dưới đây thường dùng để điều chế các kim loại phân nhóm phụ như Crôm, Mangan,.... ?

A. Phân hủy nhiệt hoặc khai thác kim loại tự do.         

B. Dùng chất khử hóa học hoặc khử các loại quặng ở nhiệt độ cao.                   

C. Dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối.                                         

D. Điện phân nóng dung dịch muối.

Câu 63: Nung hỗn hợp Al, Fe3O4, Cu ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch AgNO3 thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất trong dung dịch E là

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3.                                 B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.  

C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.                                 D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Al(NO3)3.

Câu 64: Trong các phương trình phản ứng sau phương trình phản ứng nào có phương trình ion rút gọn là S2-+2H+ → H2S.

A. FeS+2HCl → FeCl2 + H2S.                                                             

B. 2NaHSO4 +Na2S→ 2Na2SO4 + H2S.

C. BaS+H2SO4 → BaSO4+ H2S.                                                          

D. 2AlCl3+3Na2S + 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2S + 6NaCl

Câu 65: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2HxOy, khối lượng phân tử MX < 64. Có tối đa bao nhiêu chất X mà khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa Ag.

A. 3.

B. 6.

C. 4.

D. 5.

Câu 66: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho bột P vào dung  dịch H2SO4 đặc nóng.                                        

(b)  Hoà tan đạm urê vào nước.

(c) Nhỏ từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2.                 

(d)  Sục khí clo vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(e) Dẫn khí Flo vào nước nóng.                                                             

(f)  Cho CuS vào dung dịch H2SO4.

Số thí nghiệm mà sản phẩm tạo ra có khí là

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 3.

Câu 67: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi chung là :

A. Sự ăn mòn kim loại.

B. Sự ăn mòn hóa học.

C. Sự khử kim loại.

D. Sự ăn mòn điện hóa.

Câu 68: Cho sơ đồ phản ứng như sau:

  1. X + O2 → axit cacboxylic Y1                         (2) X + H2 → ancol Y2                                  (3) Y1 + Y2 → Y3 + H2O

Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là :

A. Anđehit propionic.          B. Anđehit metacrylic.    C. Anđehit butiric.          D. Anđehit acrylic.

Câu 69: Hỗn hợp X gồm metan, butan, glixerol, etylen glicol và một số ancol no đơn chức mạch hở( trong đó số mol metan bằng số mol glixerol và số mol butan bằng số mol etylen glicol). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được CO2 và 6,3 gam nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy này vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 4,9 gam. Tính m?

A. 5,5 gam.

B. 5,0 gam.

C. 4,2 gam.

D. 6,4 gam.

Câu 70: Cho m gam hỗn hợp X gồm K và Ca tan hết trong dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,05 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 8 gam kết tủa và thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Tính m ?

A. 2,32 gam.                                      B. 3,15 gam.                           C. 2,76 gam.                                       D. 1,98 gam.

Câu 71: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ A, B, C, D có khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X chỉ thu được 11,7 gam nước và 8,96 lít khí CO2( đktc). Cho 0,4 mol X tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thì thu được tối đa 54 gam Ag. Phần trăm khối lượng của D trong X có thể là giá trị nào sau đây ? 

A. 17,00 %.

B. 19,2 %.

C. 25,14 %.

D. 34,52 %.

Câu 72: Cho A là dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,5M ; B là dung dịch chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 53,92 gam kết tủa. Mặt khác, cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B thu được 69,9 gam kết tủa. Tỉ lệ là 

A. 1,6.

B. 0,625.

C. 2,0.

D. 0,75.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

  1. Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
  2. Axit axetic có thể được tổng hợp trực tiếp từ metanol.
  3. Nước ép nho chín có khả năng tráng bạc.
  4. Trong tơ tằm có các gốc α- aminoaxit thiên nhiên.
  5. Các aminoaxit là chất rắn ở điều kiện thường, dễ tan trong nước và có vị hơi ngọt.
  6. Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng.

Số phát biểu đúng

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 6.

Câu 74: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% về khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa  3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị gần đúng của m là

A. 8,5 gam.

B. 7,4 gam.

C. 9,0 gam.

D. 10,2 gam.

Câu 75: Hỗn hợp X chứa 5 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau, trong phân tử chỉ chứa nhóm chức –CHO hoặc –COOH hoặc cả hai. Chia X thành 4 phần bằng nhau:

-Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 0,896 lít (đktc) khí H2 (xt Ni, to).

-Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch KOH 0,1M.

-Phần 3: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,52 gam CO2.

-Phần 4: Cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Tính m?

A. 12,96 gam.

B. 8,64 gam.

C. 10,80 gam.

D. 17,28 gam.

Câu 76: X,Y,Z là ba peptit đều mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 8. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z với lượng oxi dư đều thu được 0,64 mol CO2. Đun nóng 55,12 gam hỗn hợp E chứa X( x mol), Y( y mol), Z( z mol) với NaOH vừa đủ thu được hai muối của Gly và Ala, trong đó khối lượng muối của Gly là 46,56 gam. Biết y > z và 3x = 4(y+z). Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là

A. 32,3%.

B. 26,4%.

C. 28,6%.

D. 30,19%.

Câu 77: Ở một nhà máy sản xuất nhôm, người ta tiến hành điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì( hiệu suất điện phân đạt 100%). Biết rằng cứ sau 0,18 giây, ở anot thoát ra 2,24 lít hỗn hợp khí X( đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Dẫn lượng khí này vào nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Khối lượng Al mà nhà máy này sản xuất trong một ngày( 24 giờ) là

A. 1166,4 kg.

B. 1036,8 kg.

C. 777,6 kg.

D. 1209,6 kg.

Câu 78: Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong HCl loãng, còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Mặt khác, hòa tan hết 24,16 gam X trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y và hỗn hợp hai sản phẩm khử của N+5. Cho 600ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn tới khối lượng không đổi, thu được 78,16 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là

A. 12,541%.

B. 16,162%.

C. 11,634%.

D. 13,325%.

Câu 79: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit E, thu được 2,12 mol CO2 và 1,96 mol H2O. Hidro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 33,36 gam chất béo no T. Xà phòng hóa hoàn toàn T bằng lượng KOH vừa đủ thu được a gam muối. Giá trị của a là

A. 36,40 gam.

B. 40,08 gam.

C. 35,64 gam.

D. 34,48 gam.

Câu 80: Hỗn hợp E chứa peptit X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2( trong E, nguyên tố O chiếm 29,379% về khối lượng). Biết m gam E phản ứng vừa đủ với 0,1 mol NaOH trong dung dịch, thu được (m+ 3,46) gam hỗn hợp muối của Ala và Gly. Giá trị của m là

A. 8,82 gam.

B. 6,68 gam.

C. 7,08 gam.

D. 7,28 gam.

ĐỀ SỐ 2

Câu 41: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+ ?

A. Zn2+.                                B. Ag+.                            C. Al3+.                            D. K+.

Câu 42: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH?

A. K.                                    B. Ba.                              C. Al.                              D. Fe.

Câu 43: Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp người và vật nuôi, do làm giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu. Khí X

A. CO.

B. CO2.

C. SO2.

D. Cl2.

Câu 44: Đun nóng 1 mol tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được sản phẩm gồm C3H5(OH)3

  A. 3 mol  C17H35COONa.      

B. 1  mol  C17H35COONa.

  C. 3 mol C15H31COONa.

D. 1 mol C17H33COONa.

Câu 45: Hợp chất nào sau đây của sắt tác dụng với HCl không sinh ra khí :

A. Fe(NO3)2.                        B. FeS.                             C. FeCO3.                       D. FeO.

Câu 46: Dung dịch chất nào dưới đây không làm quỳ tím chuyển xanh ?

A. Lysin.                              B. Anilin.                         C. Metylamin.                 D. Trietylamin.

Câu 47: Công thức của nhôm sunfat là

A. Al(NO3)3.                        B. Al2(SO4)3.                   C. AlCl3.                            D. AlBr3.

Câu 48: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 không tạo ra kết tủa?

A. K.

B. AgNO3.

C. HCl.

D. Ba(OH)2.

Câu 49: Chất nào dưới đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. Butadien.

B. Caprolactam.

C. Etylenglicol.

D. Metyl metacrylat.

Câu 50: Để điều chế các kim loại như Al, Ca,... người ta dùng phương pháp nào ?

A. Thủy luyện.

B. Nhiệt luyện.

C. Điện phân.

D. Nhiệt phân.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 41: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong các kim loại?

A. Vonfam.                 B. Crom.                     C. Sắt.                         D. Đồng.

Câu 42: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

Câu 43: Axit nào sau đây là axit béo no?

A. Axit axetic.            B. Axit panmitic.       C. Axit oleic.              D. Axit oxalic.

Câu 44: Cacbohidrat nào sau đây không bị thủy phân thành phân tử nhỏ hơn?

A. Saccarozơ               B. Tinh bột                  C. Xenlulozơ.             D. Glucozơ.

Câu 45: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

A. Lysin.                     B. Axit glutamic.       C. Alanin.                               D. Đietylamin.

Câu 46: Chất có chứa vòng benzen trong phân tử là

A. Glyxin.                   B. Valin.                      C. Alanin.                               D. Tyrosin.

Câu 47: Polime nào dưới đây được điều chế bằng phương pháp trùng hợp?

A. Tơ nitron                B. Tơ nilon-6,6.           C. Tơ Lapsan              D. Nhựa novolac.

Câu 48: Thành phần chính của phân supephotphat là

A. KNO3.                    B. Ca(H2PO4)2.           C. (NH2)2CO.             D. (NH4)2HPO4.

Câu 49: Cặp chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của metan?

A. CH4, C2H4.             B. C2H6, C3H6.            C. C2H6, C3H8.            D. C2H4, C3H6.

Câu 50: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại sau đây?

A. Mg.                         B. Cu.                          C. Ba.                          D. Ag.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

41B

42B

43B

44D

45C

46D

47A

48B

49C

50B

51B

52D

53B

54A

55A

56D

57C

58A

59C

60A

61C

62A

63A

64A

65A

66D

67C

68B

69A

70D

71C

72A

73A

74A

75A

76A

77A

78C

79A

80D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác như hình vẽ bên. Khí X được tạo thành từ phản ứng hóa học nào dưới đây?

   A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

   B. C2H5OH  → C2H4 + H2O

   C. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

   D. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 2. Trong các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch; những nguồn năng lượng sạch là:

   A. (1), (2), (3).                   B. (1), (3), (4).                   C. (1), (2), (4).                   D. (2), (3), (4).

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào dưới đây?

   A. Nước.                           B. Dầu hỏa.                       C. Giấm ăn.                       D. Ancol etylic.

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

   A. 5                                   B. 4                                   C. 3                                   D. 6

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây sai?

   A. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hóa mạnh chuyến thành muối Cr(VI).

   B. Trong phản ứng muối  tác dụng với muối  đóng vai trò clìất khử.

   C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 đặc hoặc CO, đều thu được Cu.

   D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4đặc, nóng.

Câu 6. Cho các phản ứng sau:

   Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 (1)

   AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag (2)

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là

Câu 7. Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy đá gây hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, gây hại cho người khác và xã hội, nặng hơn có thể mắc bệnh tâm thần. Khi oxi hóa hoàn toàn 0,5215 gam methamphetamine bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 0,4725 gam; ở bình (2) tạo thành 6,895 gam kết tủa và còn 39,2 ml khí (ở đktc) thoát ra. Biết công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của methamphetamine là

   A. C9H15ON2                    B. C10H17N2                      C. C10H15N                       D. C3H5ON

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong khí clo.

(2) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong điều kiện không có oxi).

(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư.

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là

   A. 2                                   B. 1                                   C. 4                                   D. 3

Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng): Triolein → X → Y  → Z

Tên của Z là

   A. axit oleic.                      B. axit axetic.                    C. axit stearic.                   D. axit panmitic.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

   A. Protein có phản ứng màu biure.

   B. Liên kết của nhóm co với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

   C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

   D. Tất cả cảc protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-A

2-A

3-B

4-D

5-B

6-C

7-C

8-D

9-C

10-D

11-B

12-A

13-C

14-C

15-A

16-A

17-C

18-D

19-A

20-A

21-C

22-B

23-C

24-D

25-C

26-D

27-C

28-A

29-D

30-C

31-D

32-C

33-A

34-B

35-C

36-C

37-B

38-B

39-A

40-B

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Dãy Ion nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa? 

A. Ag+, Fe3+

B. Cu2+, Zn2+

C. Mg2+, Cu2+

D. A13+, Fe+

Câu 42: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?

A. PVC.

B. Tơ olon.

C. Nilon-6,6.

D. Cao su buna-N.

 Câu 43: Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.

B. Cao su lưu hóa, nhựa bakelit có cấu trúc mạch không phân nhánh.

C. Tơ nilon-6,6, tơ nilon -6, tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 

D. Tơ nitron, cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Câu 44: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

A. Fe.

B. Al.

C. Cr.

D. Cu.

Câu 45: Khử hoàn toàn 3,32g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng CO dư. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4g kết tủa. Khối lượng Fe thu được là

A. 6,28g

B. 2,86g

C. 6,82g

D. 2,68g

Câu 46: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. Glucozơ và fructozơ.

B. Saccarozơ và glucozơ.

C. Saccarozơ và xenlulozơ.

D. Fructozơ và saccarozơ

Câu 47: Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom?

A. etan.

B. stiren.

C. axetilen.

D. etilen.

Câu 48: Chất nào sau đây có tính bazơ?

A. CH3COOH.

B. CH3NH2.

C. CH3COOC2H5.

D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 49: Saccazozo không thuộc loại

A. hợp chất tạp chức.

B. cacbohidrat.

C. monosaccarit.

D. đisaccarit.

Câu 50: Chất không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là

A. MgCl2.

B. Al(OH)3.

C. NaHCO3.

D. Cr2O3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Tân Thành. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?