TRƯỜNG THPT LÊ CÔNG NHÂN | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thủy phân triolein bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được muối có công thức là
A. C17H31COONa. B. C15H31COONa. C. C17H33COONa. D. C17H35COONa.
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.
(b) Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
(d) Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 3: Este CH3COOCH=CH2 có tên gọi là
A. Metyl propionat. B. Etyl axetat.
C. Vinyl axetat. D. Metyl acrylat.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,21 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 89. B. 75.
C. 117. D. 103.
Câu 5: Hợp chất H2N-CH(CH3)-COOH có tên gọi là
A. Lysin. B. Alanin.
C. Glyxin. D. Valin.
Câu 6: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
A. 3. B. 2.
C. 4. D. 1.
Câu 7: Chất thuộc loại polisaccarit là
A. glucozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 8: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH. B. H2O.
C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 9: Cho m gam este CH3COOC2H5 tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 7,872 gam muối. Giá trị của m là
A. 6,068. B. 7,104. C. 7,216. D. 8,448.
Câu 10: Trong thành phần phân tử cacbohiđrat không có chứa nguyên tố
A. nitơ. B. cacbon. C. oxi. D. hiđro.
Câu 11: Cho dãy các chất: fructozơ, glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 8,88 gam este no, đơn chức, mạch hở X thu được 13,024 gam CO2. Nếu cho 4,44 gam X vào 200 mililit dung dịch NaOH 0,5M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,680. B. 10,064.
C. 5,032. D. 6,072.
Câu 13: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Có màu tím |
Z | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
T | Nước Br2 | Kết tủa trắng |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
B. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
Câu 14: Este HCOOC2H5 được điều chế bằng phản ứng este hóa giữa
A. axit fomic và ancol metylic. B. axit axetic và ancol metylic.
C. axit axetic và ancol etylic. D. axit fomic và ancol etylic.
Câu 15: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Để thu được 1,1 tấn xenlulozơ trinitrat thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là
A. 2 tấn. B. 1 tấn. C. 1,62 tấn. D. 1,26 tấn.
Câu 16: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo
A. Polietilen. B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 17: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Số nguyên tử Hiđro trong một phân tử X5 là
A. 20. B. 16. C. 14. D. 18.
Câu 18: Polietilen là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH2=CH-Cl. D. CH2=CH2.
Câu 19: Cho 23,1 gam peptit X (phân tử chỉ chứa các gốc Alanin) tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 33,3 gam muối. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 20: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 21: Phân tử khối trung bình của PE là 336000, của Nilon - 6 là 1469000. Hệ số polime hóa của loại PE và Nilon - 6 trên lần lượt là:
A. 12000 và 13000 B. 15000 và 12000 C. 12000 và 15000 D. 13000 và 12000
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
(c) Dung dịch alanin làm đổi màu quỳ tím.
(d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 23: Cần bao nhiêu tấn stiren để điều chế được 1 tấn polistiren, nếu hiệu suất phản ứng là 90%?
A. 1 tấn B. 1,33 tấn C. 1,11 tấn D. 0,9 tấn
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,38 mol O2, tạo ra 17,28 gam H2O. Nếu cho 0,3 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,3. B. 0,255.
C. 0,340. D. 0,4.
Câu 25: Một loại polime rất bền với nhiệt và axit, được tráng lên "chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây?
A. Plexiglas – poli(metyl metacrylat).
B. Poli(vinyl clorua) (nhựa PVC).
C. Teflon – poli(tetrafloetilen).
D. Poli(phenol – fomanđehit) (PPF).
Câu 26: Cho dãy các chất: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) C6H5NH2 (anilin), (4) (CH3)2NH. Thứ tự tăng dần lực bazơ là
A. (4), (2), (1), (3). B. (3), (1), (2), (4).
C. (2), (4), (1), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 27: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 28: Cho 8,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với V mililit dung dịch HCl 0,4M, thu được 15,3 gam muối. Giá trị của V là
A. 800. B. 500.
C. 200. D. 1000.
Câu 29: Chất X là một loại cacbohiđrat có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Tên của X là
A. saccarozơ. B. amilozơ.
C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 30: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 32,4 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,0. B. 27,0. C. 54,0. D. 18,0.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | C | 11 | B | 21 | A |
2 | A | 12 | D | 22 | D |
3 | C | 13 | C | 23 | C |
4 | D | 14 | D | 24 | B |
5 | B | 15 | B | 25 | C |
6 | A | 16 | B | 26 | B |
7 | B | 17 | D | 27 | D |
8 | C | 18 | D | 28 | B |
9 | D | 19 | D | 29 | D |
10 | A | 20 | A | 30 | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Chất X là một loại cacbohiđrat có nhiều trong quả nho chín, có vị ngọt nhẹ. Tên của X là
A. glucozơ. B. amilozơ.
C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 2: Thủy phân tristearin bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được muối có công thức là
A. C17H31COONa. B. C17H35COONa. C. C17H33COONa. D. C15H31COONa.
Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 32,4. C. 10,8. D. 64,8.
Câu 4: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Có màu tím |
Z | Nước Br2 | Kết tủa trắng |
T | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,35 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 75. B. 89. C. 117. D. 103.
Câu 6: Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là
A. C, H, N. B. C, H, N, O. C. C, H. D. C, H, Cl.
Câu 7: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.
(b) Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
(d) Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,035 mol O2, tạo ra 12,96 gam H2O. Nếu cho 0,4 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,4. B. 0,3.
C. 0,255. D. 0,340.
Câu 9: Este CH2=CHCOOCH3 có tên gọi là
A. Etyl axetat. B. Vinyl axetat.
C. Metyl acrylat. D. Metyl propionat.
Câu 10: Cho dãy các chất: fructozơ, glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | A | 11 | D | 21 | C |
2 | B | 12 | D | 22 | B |
3 | D | 13 | D | 23 | A |
4 | B | 14 | D | 24 | B |
5 | C | 15 | C | 25 | D |
6 | A | 16 | C | 26 | A |
7 | A | 17 | A | 27 | D |
8 | D | 18 | C | 28 | A |
9 | C | 19 | C | 29 | D |
10 | D | 20 | C | 30 | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2np1. B. ns2np3. C. ns2. D. ns1.
Câu 2: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 11,2 lit B. 7,84 lit C. 6,72 lit D. 5,6 lit
Câu 3: Cho Na từ từ vào dung dịch AlCl3 thì hiện tượng gì xảy ra là
A. có sinh ra kim loại Al màu đỏ.
B. sủi bọt khí và có kết tủa màu xanh sau đó tan dần.
C. sủi bọt khí và có kết tủa keo trắng và kết tủa tan.
D. xuất hiện kết tủa keo trắng.
Câu 4: Có 4 chất bột màu trắng riêng biệt: CaSO4.2H2O, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3. Nếu chỉ được dùng dung dịch HCl làm thuốc thử thì có thể nhận biết được
A. cả 4 chất. B. 3 chất. C. 2 chất. D. 1 chất.
Câu 5: Cho các hiđroxit: NaOH, K(OH), Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là
A. Al(OH)3. B. KOH. C. NaOH. D. Fe(OH)3.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol 2:1. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 1,12 lít. D. 2,24 lít.
Câu 7: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí bay ra. B. kết tủa trắng xuất hiện.
C. bọt khí và kết tủa trắng. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
Câu 8: Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước.
(1) Đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.
(2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng tạm thời của nước.
(4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng vĩnh cửu của nước.
Phát biểu đúng là
A. (1), (2) và (3). B. Chỉ có (4). C. (1), (2) và (4). D. (1) và (2).
Câu 9: Nguyên tắc điều chế kim loại là các ion kim loại
A. bị khử. B. nhận proton. C. cho proton. D. bị oxi hoá.
Câu 10: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn đồng với kim loại sắt. B. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | D | 11 | C | 21 | B |
2 | C | 12 | C | 22 | B |
3 | C | 13 | A | 23 | C |
4 | A | 14 | D | 24 | C |
5 | B | 15 | C | 25 | D |
6 | A | 16 | D | 26 | D |
7 | D | 17 | D | 27 | B |
8 | D | 18 | A | 28 | B |
9 | A | 19 | D | 29 | D |
10 | A | 20 | B | 30 | D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(4) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(5) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(6) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm để điều chế NaOH là
A. (2), (5) và (6). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (6). D. (1), (4) và (5).
Câu 2: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol 3:1. Cho 11,6 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 3: Điện phân dung dịch X chứa 0,3 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 28,25 gam so với dung dịch X (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 3 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Bỏ qua sự hoà tan của các khí trong nước và hiệu suất phản ứng điện phân đạt 100%. Giá trị của x là
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,5. D. 0,3.
Câu 4: Cho Na từ từ vào dung dịch AlCl3 thì hiện tượng gì xảy ra là
A. có sinh ra kim loại Al màu đỏ.
B. sủi bọt khí và có kết tủa keo trắng và kết tủa tan.
C. sủi bọt khí và có kết tủa màu xanh sau đó tan dần.
D. xuất hiện kết tủa keo trắng.
Câu 5: Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước.
(1) Đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.
(2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng tạm thời của nước.
(4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng vĩnh cửu của nước.
Phát biểu đúng là
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. Chỉ có (4). D. (1) và (2).
Câu 6: Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2np1. B. ns2np3. C. ns1. D. ns2.
Câu 7: Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Nung hỗn hợp gồm CaCO3 và Cu trong bình kín không có không khí.
(2) Nung hỗn gồm Fe và S.
(3) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Dẫn khí clo vào dung dịch FeCl2.
(5) Cho bột Al vào bình đựng khí clo.
(6) Cho khí H2 qua ống sứ đựng Fe3O4 nung nóng.
Số trường hợp có xảy ra sự oxi hóa kim loại là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 8: Cho a mol kim loại Mg vào dung dịch chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng, thu được chất rắn chứa hai kim loại. Quan hệ giữa a, b, c là
A. . B. . C. . D. a b
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl2 và 0,2 mol NaCl vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 28,7. C. 68,2. D. 57,4.
Câu 10: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. nhiệt phân MgCl2. B. điện phân dung dịch MgCl2.
C. điện phân MgCl2 nóng chảy. D. dùng Na khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | C | 11 | B | 21 | A |
2 | D | 12 | C | 22 | B |
3 | A | 13 | C | 23 | C |
4 | B | 14 | D | 24 | D |
5 | D | 15 | A | 25 | A |
6 | C | 16 | D | 26 | D |
7 | D | 17 | D | 27 | A |
8 | A | 18 | D | 28 | D |
9 | C | 19 | A | 29 | C |
10 | C | 20 | C | 30 | B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Các ion kim loại Ag+, Fe2+, Zn2+, Cu2+, Pb2+ có tính oxi hóa tăng dần theo chiều:
A. Zn2+ < Fe2+< Pb2+
C. Fe2+< Ni2+ < Cu2+< Pb2+ < Ag+. D. Fe2+< Ni2+ < Pb2+
Câu 2: Cho Na từ từ vào dung dịch AlCl3 thì hiện tượng gì xảy ra là
A. có sinh ra kim loại Al màu đỏ.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng.
C. sủi bọt khí và có kết tủa màu xanh sau đó tan dần.
D. sủi bọt khí và có kết tủa keo trắng và kết tủa tan.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol 2:1. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 4: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 3,68 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. RbCl. B. LiCl. C. NaCl. , D. KCl.
Câu 5: Hai chất được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là
A. NaNO3 và Na3PO4 B. Na2CO3 và Ca(OH)2
C. NaCl và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và HCl.
Câu 6: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 7,84 lit B. 5,6 lit C. 6,72 lit D. 11,2 lit
Câu 7: Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Nung hỗn hợp gồm CaCO3 và Cu trong bình kín không có không khí.
(2) Nung hỗn gồm Fe và S.
(3) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Dẫn khí clo vào dung dịch FeCl2.
(5) Cho bột Al vào bình đựng khí clo.
(6) Cho khí H2 qua ống sứ đựng Fe3O4 nung nóng.
Số trường hợp có xảy ra sự oxi hóa kim loại là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 8: Cho dẫy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, Al2(SO4)3 . Số chất trong dãy tác dụng với Ba(OH)2 dư tạo thành kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 1.
Câu 9: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Be, Sr. B. Ca, Li. C. Na, Ba. D. Sr, K.
Câu 10: Điện phân dung dịch X chứa 0,3 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 28,25 gam so với dung dịch X (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 3 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Bỏ qua sự hoà tan của các khí trong nước và hiệu suất phản ứng điện phân đạt 100%. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,5.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | A | 11 | C | 21 | A |
2 | D | 12 | D | 22 | D |
3 | D | 13 | C | 23 | A |
4 | C | 14 | C | 24 | D |
5 | B | 15 | B | 25 | B |
6 | C | 16 | A | 26 | B |
7 | C | 17 | B | 27 | C |
8 | A | 18 | C | 28 | C |
9 | A | 19 | A | 29 | A |
10 | C | 20 | C | 30 | C |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Lê Công Nhân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!
Thảo luận về Bài viết