TRƯỜNG THPT ĐỨC HUỆ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ visco. B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6. D. tơ tằm.
Câu 2: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. glyxin. B. alanin. C. lysin. D. valin.
Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc II?
A. CH3NH2. B. (CH3)2CHNH2. C. (CH3)(C2H5)2N. D. CH3NHCH3.
Câu 4: Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm hóa xanh?
A. Anilin. B. Glyxin. C. Phenol. D. Lysin.
Câu 5: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. C2H2n +2N. B. CxHyN (x ≥ 1).
C. CnH2n +1 N (n ≥ 1). D. CnH2n + 3N (n ≥ 1).
Câu 6: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ tằm.
C. Tơ nitron. D. Tơ nilon-6.
Câu 7: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. trùng ngưng.
C. trao đổi. D. nhiệt phân.
Câu 8: Để khử mùi tanh của cá, nên sử dụng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch cồn. B. Nước muối.
C. Dung dịch giấm. D. Nước đường.
Câu 9: Những chất chính sinh ra trong cơ thể khi thủy phân protein là
A. Fructozơ. B. Glixerol và các axit béo.
C. Các amino axit. D. Glucozơ.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Metyl axetat. B. Glyxin. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 11: Công thức nào sau đây là của anilin?
A. C6H5NH2. B. C6H5CH2NH2. C. C6H7NH2. D. C2H5NH2.
Câu 12: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
A. COOH. B. NO2. C. CHO. D. NH3.
Câu 13: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly–Ala–Gly với Gly–Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl.
Câu 14: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quì tím | Chuyển màu xanh |
Y | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Z | Cu(OH)2 | Có màu tím |
T | Nước brom | Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
B. Etyl amin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.
C. Etyl amin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.
D. Anilin, etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
Câu 15: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 16: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enan. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6. B. Tơ visco và tơ axetat.
C. Tơ tằm và tơ enan. D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu vàng.
D. Dung dịch axit glutamic làm quì tím chuyển thành màu hồng.
Câu 18: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 4. B. 6. C. 3.
Câu 19: Anilin thường bám vào ống nghiệm. Để rửa sạch anilin người ta thường dùng dung dịch nào sau đây trước khi rửa lại bằng nước?
A. Dung dịch axit mạnh. B. Dung dịch muối ăn.
C. Dung dịch bazơ mạnh. D. Dung dịch nước đường.
Câu 20: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 21: Polime dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. C6H5CH=CH2. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=C(CH3)COOCH3. D. CH2 =CHCOOCH3.
Câu 22: Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. NH3. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. C6H5NH2.
Câu 23: Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C4H11N. B. C2H8N2. C. C2H7N. D. CH6N2.
Câu 24: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3CHO.
Câu 25: Những nhận xét nào sau đây là đúng ?
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2). D. (2), (3), (4).
Câu 26: Cho dãy các chất C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala . Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 28: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp thu được 6,6g CO2 và 5,4g H2O. Công thức của 2 amin là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2.
B. CH3NH2 và C3H7NH2.
C. C2H5NH2 và C3H7NH2.
D. CH3NH2 và C2H5NH2.
Câu 30: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,55. B. 0,50.
C. 0,65. D. 0,60.
Câu 31: Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Val thành các amino axit cần 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 56,8 gam. B. 71,2 gam. C. 40,2 gam. D. 60,4 gam.
Câu 32: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 26,7 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 23,1 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 81,54. B. 75,50.
C. 66,44. D. 90,60.
Câu 33: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 7,3) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 6,6) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 33,75. B. 26,40.
C. 39,60. D. 32,25.
Câu 34: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC4H8COOH. B. H2NC3H6COOH. C. H2NCH2COOH. D. H2NC2H4COOH.
Câu 35: Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 420. B. 400.
C. 329. D. 320.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 amin X, Y, Z bằng một lượng không khí vừa đủ (biết trong không khí oxi chiếm 1/5 thể tích), thu được 30,8 gam CO2; 23,4 gam H2O và 125,44 lit N2 (đktc). Giá trị m là
A. 16,60g. B. 16,50g.
C. 13,50g. D. 14,72g
Câu 37: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin, 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 19,57 gam. Giá trị của m là
A. 8,39. B. 10,17.
C. 9,78. D. 10,64.
Câu 38: Aminoaxit X mạch hở (trong phân tử chỉ chứa nhóm chức - NH2 và nhóm –COOH). Biết 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch HCl 1M. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% , sau hấp thụ thu được 27,58 gam kết tủa và 245,82 gam dung dịch Y. Giá trị của a gần với giá trị nào nhất?
A. 23,40 gam. B. 8,90 gam. C. 10,68. D. 10.65.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm valin và đipeptit glyxylalanin. Cho m gam X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Phần trăm khối lượng của valin trong X là
A. 45,412. B. 65,179. C. 34,821. D. 54,588.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở (chỉ chứa hai loại nhóm chức), đều có 1 chức COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,246 gam. B. 7,115 gam. C. 7,025 gam. D. 5, 565 gam.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | A | 11 | A | 21 | C | 31 | D |
2 | A | 12 | A | 22 | D | 32 | B |
3 | D | 13 | A | 23 | C | 33 | B |
4 | D | 14 | B | 24 | C | 34 | C |
5 | D | 15 | A | 25 | C | 35 | B |
6 | B | 16 | B | 26 | C | 36 | A |
7 | B | 17 | C | 27 | D | 37 | A |
8 | C | 18 | B | 28 | B | 38 | C |
9 | C | 19 | A | 29 | D | 39 | D |
10 | D | 20 | A | 30 | D | 40 | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc II?
A. (CH3)2CHNH2. B. (CH3)(C2H5)2N. C. CH3NHCH3. D. CH3NH2.
Câu 2: Những chất chính sinh ra trong cơ thể khi thủy phân protein là
A. Các amino axit. B. Fructozơ.
C. Glucozơ. D. Glixerol và các axit béo.
Câu 3: Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Glyxin. B. Metyl axetat. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 4: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác được gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. B. trùng ngưng.
C. trùng hợp. D. trao đổi.
Câu 5: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. alanin. C. lysin. D. glyxin.
Câu 6: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n +1 N (n ≥ 1). B. CxHyN (x ≥ 1).
C. CnH2n + 3N (n ≥ 1). D. C2H2n +2N.
Câu 7: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
A. COOH. B. NH3. C. NO2. D. CHO.
Câu 8: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6. B. tơ visco.
C. tơ tằm. D. tơ capron.
Câu 9: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ tằm. D. Tơ nilon-6.
Câu 10: Công thức nào sau đây là của anilin?
A. C2H5NH2. B. C6H7NH2. C. C6H5NH2. D. C6H5CH2NH2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | C | 11 | C | 21 | D | 31 | D |
2 | A | 12 | D | 22 | A | 32 | A |
3 | C | 13 | B | 23 | B | 33 | C |
4 | B | 14 | B | 24 | A | 34 | C |
5 | D | 15 | B | 25 | C | 35 | B |
6 | C | 16 | D | 26 | A | 36 | D |
7 | A | 17 | A | 27 | D | 37 | D |
8 | B | 18 | A | 28 | D | 38 | A |
9 | C | 19 | B | 29 | B | 39 | D |
10 | C | 20 | B | 30 | C | 40 | A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
A. CHO. B. NO2. C. NH3. D. COOH.
Câu 2: Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm hóa xanh?
A. Phenol. B. Glyxin. C. Anilin. D. Lysin.
Câu 3: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. glyxin. C. lysin. D. alanin.
Câu 4: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CxHyN (x ≥ 1). B. CnH2n +1 N (n ≥ 1).
C. C2H2n +2N. D. CnH2n + 3N (n ≥ 1).
Câu 5: Công thức nào sau đây là của anilin?
A. C2H5NH2. B. C6H5NH2. C. C6H5CH2NH2. D. C6H7NH2.
Câu 6: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác được gọi là phản ứng
A. trao đổi. B. trùng ngưng.
C. trùng hợp. D. nhiệt phân.
Câu 7: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nilon-6. B. Tơ tằm.
C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nitron.
Câu 8: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc II?
A. (CH3)(C2H5)2N. B. CH3NH2. C. CH3NHCH3. D. (CH3)2CHNH2.
Câu 9: Để khử mùi tanh của cá, nên sử dụng dung dịch nào sau đây?
A. Nước đường. B. Dung dịch cồn.
C. Nước muối. D. Dung dịch giấm.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Fructozơ. B. Metyl axetat. C. Saccarozơ. D. Glyxin.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | D | 11 | D | 21 | A | 31 | A |
2 | D | 12 | A | 22 | C | 32 | A |
3 | B | 13 | A | 23 | C | 33 | A |
4 | D | 14 | A | 24 | C | 34 | B |
5 | B | 15 | A | 25 | D | 35 | C |
6 | B | 16 | D | 26 | C | 36 | A |
7 | B | 17 | D | 27 | B | 37 | C |
8 | C | 18 | D | 28 | C | 38 | B |
9 | D | 19 | C | 29 | B | 39 | B |
10 | A | 20 | C | 30 | D | 40 | B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Phân tử khối của peptit: Lys-Ala-Gly-Val là
A. 363 đvC. B. 346 đvC. C. 345 đvC. D. 327 đvC.
Câu 2: Công thức phân tử của anilin là
A. CH3-NH2. B. H2N-CH(CH3)-COOH.
C. C2H5-NH2. D. C6H5-NH2.
Câu 3: Bột ngọt dùng làm gia vị có thành phần chính là muối mononatri glutamat, được tách từ Prolamin trong đậu xanh. Công thức cấu tạo thu gọn của muối nói trên là
A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa.
C. NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa. D. NaOOC-[CH2]4CH(NH2)-COOH.
Câu 4: Poli(metylmetacrylat) có công thức thu gọn là
A. CH2-C(CH3)(COOCH3) n B. CH2-CH(COOC2H5) n
C. CH2-CH(OCOCH3) n D. CH2-CH(C6H5) n
Câu 5: Cặp chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. C6H5-NH2; CH3-COOH.
B. C6H5-NH3Cl; H2N-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH; CH3-NH2.
D. H2N-CH2-COOH; C2H5-OH.
Câu 6: Cho anilin lần lượt tác dụng với các chất sau: dung dịch NaOH; nước brom; dung dịch HCl; dung dịch CH3COOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 7: Peptit X có công thức cấu tạo như sau:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-CH(CH(CH3)2)-COOH
Tên của X là
A. Lys-Ala-Val. B. Ala-Gly-Glu. C. Val-Gly-Ala. D. Ala-Gly-Val.
Câu 8: Teflon hay poli(tetrafloetilen) là loại polime chịu nhiệt, được dùng để tráng lên chảo chống dính. Công thức thu gọn của teflon là
A. CH2-CH2 n. B. CHF-CHF n C. CH2-CHF n. D. CF2-CF2 n.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau
Biết: (X)n để sản xuất tơ sợi, (Y-X)n là một loại cao su tổng hợp. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CN. D. C6H5-CH=CH2.
Câu 10: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3C-OH và (CH3)3C-NH2. B. C6H5-NH-CH3 và C6H5-CH(CH3)-OH.
C. C6H5-NH-C6H5 và C6H5-CH2-OH. D. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | C | 11 | D | 21 | D | 31 | B |
2 | D | 12 | D | 22 | B | 32 | B |
3 | B | 13 | C | 23 | A | 33 | A |
4 | A | 14 | B | 24 | A | 34 | C |
5 | B | 15 | C | 25 | D | 35 | D |
6 | C | 16 | D | 26 | B | 36 | C |
7 | D | 17 | A | 27 | C | 37 | D |
8 | D | 18 | A | 28 | B | 38 | D |
9 | C | 19 | A | 29 | B | 39 | A |
10 | B | 20 | A | 30 | C | 40 | C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp? | |||
A. Toluen. | B. Styren. | C. Caprolactam. | D. Buta-1,3-đien. |
Câu 2: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là: | |||
A. HCOOH và CH3OH. | B. CH3COOH và C2H5OH. | ||
C. HCOOH và C3H7OH. | D. CH3COOH và CH3OH. | ||
Câu 3: Khi clo hóa PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,7% clo về khối lượng. Trung bình một phân tử Cl2 tác dụng với k mắc xích PVC. Giá trị của k là | |||
A. 4. | B. 5. | C. 3. | D. 2. |
Câu 4: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, dẫn sản phẩm qua nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là | |||
A. 25. | B. 120. | C. 60. | D. 30. |
Câu 5: Số đồng phân amin có cùng công thức phân tử C2H7N là | |||
A. 2. | B. 1. | C. 4. | D. 3. |
Câu 6: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: H2NCH2COOH (1), CH3COOH (2), CH3CH2NH2 (3). pH của ba dung dịch trên được xếp tăng dần theo thứ tự: | |||
A. (3) < (2) < (1). | B. (1) < (2) < (3). | C. (3) < (1) < (2). | D. (2) < (1) < (3). |
Câu 7: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo? | |||
A. tơ nilon-6,6. | B. tơ tằm. | C. tơ visco. | D. tơ capron. |
Câu 8: Hỗn hợp A gồm 2 amin, a gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,4M. Thể tích khí N2 (đktc) sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp A là | |||
A. 3,584 lít. | B. 0,672 lít. | C. 0,896 lít. | D. 1,792 lít. |
Câu 9: Nhựa novolac (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với | |||
A. CH3CHO trong môi trường bazơ. | B. HCHO trong môi trường bazơ. | ||
C. HCHO trong môi trường axit. | D. HCOOH trong môi trường axit. | ||
Câu 10: Polime có trong thành phần chính của thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là | |||
A. CH2-CH(OCOCH3) n | B. CH2-CH(COOC2H5) n | ||
C. CH2-C(CH3)(COOCH3) n | D. CH2-CH(C6H5) n |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | A | 11 | B | 21 | B | 31 | D |
2 | B | 12 | D | 22 | C | 32 | D |
3 | D | 13 | C | 23 | B | 33 | C |
4 | D | 14 | A | 24 | B | 34 | D |
5 | A | 15 | B | 25 | A | 35 | C |
6 | D | 16 | D | 26 | D | 36 | C |
7 | C | 17 | A | 27 | A | 37 | C |
8 | D | 18 | B | 28 | B | 38 | D |
9 | C | 19 | A | 29 | B | 39 | B |
10 | C | 20 | C | 30 | D | 40 | B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Đức Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!