TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,08 và 0,02. B. 0,09 và 0,01. C. 0,02 và 0,08. D. 0,01 và 0,09.
Câu 2: Có bao nhiêu chất có công thức phân tử là C4H6 mà khí cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư cho kết tủa vàng?
A. 4 B. 3. C. 1. D. 2 .
Câu 3: Có ba chất lỏng benzen, toluen, stiren, đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt ba chất lỏng trên là
A. giấy quỳ tím. B. dung dịch KMnO4. C. dung dịch NaOH. D. nước brom.
Câu 4: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 5. B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8g. Công thức phân tử của 2 anken là
A. C5H10 và C6H12 B. C3H6 và C4H8 C. C2H4 và C3H6 D. C4H8 và C5H10
Câu 6: Số ancol có công thức phân tử C4H10O2 tác dụng được với Cu(OH)2 cho phức màu xanh là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm C2H2 và H2 (tỉ lệ mol 1:2) qua ống đựng xúc tác Pd/PbCO3, nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được
A. C2H4 B. C2H4, C2H6 và H2 C. C2H4 và H2 D. C2H6
Câu 8: Khi cho toluen tác dụng với Clo (có mặt bột Fe làm xt) thì thu được
A. benzylclorua. B. o-clotoluen
C. m-clotoluen. D. o-clotoluen và p-clotoluen.
Câu 9: Khi thực hiện phản ứng đi me hóa C2H2 trong điều kiện thích hợp thì thu được
A. vinylaxetilen B. butađien . C. But-2en.. D. benzen .
Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?
A. 3 đồng phân B. 4 đồng phân C. 5 đồng phân D. 2 đồng phân
Câu 11: Trùng hợp propen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH2-CH2-CH2-)n . B. (-CH=C(CH3)-)n . C. (-CH2-CH2-)n . D. (-CH2-CH(CH3)-)n .
Câu 12: Khi đốt cháy hoàn toàn a(mol) hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V (lít) khí CO2 (ở đktc) và b (gam) H2O. Biểu thức liên hệ giữa a, b và V là?
Câu 13: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau?
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2),(3) và (4). D. (1),(2) và (3).
Câu 14: Trùng hợp buta-1,3-đien (xt:Na, to,P) tạo ra polime có cấu tạo là?
A. (-CH2-CH-CH=CH2-)n B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n
C. (-C2H-CH-CH-CH2-)n D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n
Câu 15: Số ancol có công thức phân tử C4H10O tác dụng với CuO đun nóng tạo ra anđehit là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 16: Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). X tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch Br2 0,1M. Hiệu suất trùng hợp stiren là
A. 60%. B. 75%. C. 80%. D. 83,33%.
Câu 17: Cho 23 gam một ancol đơn chức tác dụng hết với Na thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Ancol đó là
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH D. C2H5OH
Câu 18: Craking m gam butan thu được hợp A gồm H2, CH4 ,C2H4 ,C2H6 ,C3H6 , C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O, 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 5,8. C. 11,6. D. 2,6.
Câu 19: A là hợp chất có công thức phân tử C7H8O. A tác dụng được với Na và NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn đúng nhất của A là
A. CH3C6H4OH B. C6H7OCH3. C. C7H7OH. D. C6H5CH2OH.
Câu 20: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) là
A. C4H6 . B. C5H10. C. C5H8. D. C4H8.
Câu 21: Chất X tác dụng với benzen (xt, t0) tạo thành etylbenzen. Chất X là
A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C2H6.
Câu 22: Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3 – CH (C2H5) – CH (OH) – CH3 là
A. 3 – etyl hexan – 5 – ol . B. 4 – etyl pentan – 2 – ol .
C. 3 – metyl pentan – 2 – ol . D. 2 – etyl butan – 3 – ol .
Câu 23: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH3 B. CH3-CH2-CHBr-CH2Br
C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br D. CH3-CH2-CH2-CH2Br
Câu 24: Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, but-2-en, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư ( xúc tác Ni, đung nóng ) tạo ra butan ?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun ancol etylic ở 1400C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được etilen.
B. Dùng 2 thuốc thử là dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt ba bình khí mất nhãn đựng C2H6, C2H4 và C2H2.
C. Nhiệt độ sôi của etanol cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
D. Đun ancol etylic ở 1700C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đietyl ete.
Câu 26: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là
A. C5H10. B. C4H8. C. C2H4. D. C3H6.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken X thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Công thức phân tử đúng của X là
A. C3H6. B. C5H10. C. C2H4. D. C4H8.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và ancol isopropylic rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 80 gam kết tủa. Thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 23,52 lít. B. 26,88 lít. C. 16,8 lít. D. 21,28 lít.
Câu 29: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là
A. C4H6. B. C3H4. C. C2H2. D. C5H8.
Câu 30: Ancol X tách nước chỉ tạo một anken duy nhất. Đốt cháy một lượng X được 11 gam CO2 và 5,4 gam H2O. X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 31: Oxi hóa 4 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 5,6 gam hỗn hợp andehit, ancol dư và nước. A có công thức là
A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. C3H5OH. D. CH3OH.
Câu 32: Cho dãy chuyển hóa sau:
CaC2 → X → Y → Z
Tên gọi của X và Z lần lượt là
A. etan và etanal. B. axetilen và etylen glicol.
C. axetilen và ancol etylic. D. etilen và ancol etylic.
Câu 33: Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là
A. C3H7OH và C4H9OH. B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 34: Có hai thí nghiệm sau:
TN1: Cho 6 gam ancol no mạch hở đơn chức A tác dụng với m gam Na, sau phản ứng thu được 0,075 gam H2.
TN2: Cho 6 gam ancol no mạch hở đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, sau phản ứng thu không tới 0,1 gam H2. A có công thức là
A. C4H9OH. B. CH3OH. C. C3H7OH. D. C2H5OH.
Câu 35: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit clohiđric, natri hiđroxit. Số cặp chất có thể tác dụng được với nhau là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 36: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Ancol etylic tác dụng với kim loại Na.
(d) Phenol tác dụng với NaOH.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H10.
Câu 38: Hỗn hợp M gồm hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít M, thu được 5,6 lít khí CO2 (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiđrat hóa hoàn hoàn một thể tích M ở điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp N gồm ba ancol X, Y, Z (X, Y là ancol bậc một, phân tử khối của X nhỏ hơn phân tử khối của Y). Tỉ lệ về khối lượng các ancol bậc một so với ancol bậc hai là 17,5 : 9. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol Y trong hỗn hợp N là
A. 25,64% B. 26,96% C. 22,64% D. 33,96%
Câu 39: Dẫn V lít (ở đktc) hh X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5g H2O. Giá trị của V bằng
A. 13,44. B. 5,60. C. 11,2. D. 8,96.
Câu 40: X là một hiđrocacbon mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và O2 dư ở 150oC, có áp suất 2atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết X, sau đó đưa bình về 150oC, áp suất trong bình vẫn là 2atm. Trộn 9,6 gam X với 1,0 gam hiđro rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng (hiệu suất phản ứng là 100%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 gần với giá trị nào sau đây?
A. 38,54. B. 41,50. C. 20,38 D. 42,50.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | B | 11 | D | 21 | B | 31 | D |
2 | C | 12 | C | 22 | C | 32 | C |
3 | B | 13 | C | 23 | A | 33 | B |
4 | D | 14 | B | 24 | A | 34 | A |
5 | B | 15 | D | 25 | B | 35 | C |
6 | C | 16 | B | 26 | A | 36 | A |
7 | C | 17 | D | 27 | C | 37 | B |
8 | D | 18 | B | 28 | B | 38 | C |
9 | A | 19 | A | 29 | D | 39 | C |
10 | A | 20 | A | 30 | D | 40 | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 5,6. B. 9,6. C. 2,8. D. 8,4.
Câu 2: Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo
A. axit fomic B. axit axetic C. axit acrylic. D. axit oleic
Câu 3: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là dung dịch
A. alanin. B. anilin. C. metylamin. D. axit glutamic.
Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
A. tinh bột B. saccarozơ C. glucozơ D. fructozơ
Câu 5: Cho dãy các chất: NaHCO3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, MgO, Al2O3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm:
A. ancol và este. B. axit và este. C. axit và ancol. D. hai este.
Câu 7: Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Li. D. Rb.
Câu 8: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu B. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe
C. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu
Câu 9: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Li. B. Cr. C. Cu. D. Ca.
Câu 10: Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | D | 11 | D | 21 | D | 31 | A |
2 | D | 12 | B | 22 | B | 32 | B |
3 | C | 13 | C | 23 | B | 33 | B |
4 | A | 14 | C | 24 | D | 34 | C |
5 | A | 15 | D | 25 | C | 35 | A |
6 | B | 16 | A | 26 | D | 36 | B |
7 | A | 17 | B | 27 | D | 37 | D |
8 | C | 18 | C | 28 | A | 38 | B |
9 | B | 19 | A | 29 | C | 39 | A |
10 | B | 20 | A | 30 | D | 40 | C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một aminoaxit X no, mạch hở, có một nhóm -NH2 và một nhóm COOH thì thu được 19,8 gam CO2; 0,525 mol H2O. Giá trị của m là
A. 8,9g B. 7,5g C. 13,35g D. 11,25g
Câu 2: Cho dãy các chất: NaHCO3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, MgO, Al2O3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 3: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu B. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
C. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu
Câu 4: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi
A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ag.
Câu 5: Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. K. B. Na. C. Rb. D. Li.
Câu 6: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Cr2+, Cu2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Ag+. C. Fe3+, Cu2+, Ag+. D. Cr2+, Au3+, Fe3+.
Câu 7: Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là
A. glyxin. B. alanin. C. lysin. D. valin.
Câu 8: Một hợp kim Na–K tác dụng hết với nước được 2,0 lít khí (đo ở 00C, 1,12 atm) và dung dịch D. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hòa hết ½ dung dịch D là?
A. 400 ml B. 100 ml C. 200 ml D. 1000 ml
Câu 9: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Cr. B. Li. C. Cu. D. Ca.
Câu 10: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
A. Zn. B. Ag. C. Ba. D. Cu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | C | 11 | D | 21 | B | 31 | C |
2 | A | 12 | C | 22 | C | 32 | B |
3 | B | 13 | B | 23 | A | 33 | A |
4 | D | 14 | D | 24 | D | 34 | B |
5 | B | 15 | B | 25 | A | 35 | D |
6 | C | 16 | A | 26 | D | 36 | D |
7 | D | 17 | C | 27 | A | 37 | C |
8 | C | 18 | A | 28 | B | 38 | C |
9 | A | 19 | A | 29 | D | 39 | A |
10 | D | 20 | B | 30 | B | 40 | C |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một aminoaxit X no, mạch hở, có một nhóm -NH2 và một nhóm COOH thì thu được 19,8 gam CO2; 0,525 mol H2O. Giá trị của m là
A. 11,25g B. 13,35g C. 8,9g D. 7,5g
Câu 3: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường
A. rửa cá bằng giấm ăn.
B. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
C. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
D. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan.
Câu 4: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi
A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Ag.
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,64 gam một este đơn chức X với 150 ml KOH 0,2M (vừa đủ) thu được 0,96 gam ancol Y. Tên của X là
A. etyl propionat. B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 6: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế acqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này.Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là
A. Đồng. B. Sắt. C. Magie. D. Chì.
Câu 7: Một hợp kim Na–K tác dụng hết với nước được 2,0 lít khí (đo ở 00C, 1,12 atm) và dung dịch D. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hòa hết ½ dung dịch D là?
A. 400 ml B. 100 ml C. 200 ml D. 1000 ml
Câu 8: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Cr. B. Li. C. Cu. D. Ca.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm:
A. axit và este. B. axit và ancol. C. hai este. D. ancol và este.
Câu 10: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. H2SO4. B. Ca(HCO3)2. C. AlCl3. D. FeCl3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | B | 11 | C | 21 | C | 31 | C |
2 | B | 12 | A | 22 | D | 32 | D |
3 | A | 13 | B | 23 | D | 33 | B |
4 | D | 14 | C | 24 | A | 34 | D |
5 | D | 15 | A | 25 | C | 35 | D |
6 | D | 16 | D | 26 | A | 36 | C |
7 | C | 17 | C | 27 | A | 37 | A |
8 | A | 18 | B | 28 | D | 38 | B |
9 | A | 19 | C | 29 | A | 39 | B |
10 | B | 20 | B | 30 | B | 40 | C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế acqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này.Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là
A. Đồng. B. Sắt. C. Magie. D. Chì.
Câu 2: Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.
Câu 3: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là dung dịch
A. axit glutamic. B. metylamin. C. alanin. D. anilin.
Câu 4: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi
A. Mg. B. Zn. C. Ag. D. Fe.
Câu 5: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
A. Cu. B. Ag. C. Ba. D. Zn.
Câu 6: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Cu. B. Ca. C. Li. D. Cr.
Câu 7: Chất nào sau đây trùng hợp tạo tơ olon?
A. CF2=CF2. B. CH2=CHCl. C. CHºCH. D. CH2=CHCN.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm:
A. axit và ancol. B. ancol và este. C. hai este. D. axit và este.
Câu 9: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. AlCl3. B. Ca(HCO3)2. C. FeCl3. D. H2SO4.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam một aminoaxit X no, mạch hở, có một nhóm -NH2 và một nhóm COOH thì thu được 19,8 gam CO2; 0,525 mol H2O. Giá trị của m là
A. 11,25g B. 13,35g C. 7,5g D. 8,9g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | D | 11 | A | 21 | C | 31 | D |
2 | C | 12 | A | 22 | B | 32 | B |
3 | B | 13 | A | 23 | D | 33 | D |
4 | C | 14 | B | 24 | D | 34 | B |
5 | A | 15 | C | 25 | A | 35 | A |
6 | D | 16 | C | 26 | C | 36 | D |
7 | D | 17 | A | 27 | A | 37 | D |
8 | D | 18 | A | 28 | C | 38 | A |
9 | B | 19 | B | 29 | B | 39 | C |
10 | B | 20 | C | 30 | C | 40 | B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!