Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hồng Dương có đáp án

TRƯỜNG THCS

HỒNG DƯƠNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a) Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.

b) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.

 

Câu 2

Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ  là 1:1?

 

Câu 3

Một TB sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 504 NST đơn mới. Các TB con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST Y.

a). Số đợt nguyên phân của TB sinh dục sơ khai?

b). Xác định bộ NST 2n của loài?

 

Câu 4

a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?

b.Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?

 

Câu 5

Một gen có tích của 2 loại nu bổ sung cho nhau bằng 9% tổng số nu của gen.

a.      Tính % từng loại  nu của gen

b.      Nếu gen đó có số lượng nu loại G là 720, hãy xác định: số lượng các loại nu còn lại trong gen và số lượng các loại nu môi trường nội bào cần cung cấp cho gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.Những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.

Đột biến

Thường biến

- Là những biến đổi ở cơ sở vật chất di truyền(ADN, NST)

 

-  Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.

 

 

- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất trong TB cơ thể, ảnh hưởng đến vật chất di truyền.

- Thường có hại cho sinh vật.

- Có di truyền: là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

- Là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện của môi trường, có ý nghĩa thích nghi

- Do tác động trực tiếp của môi trường.

 

- Thường có lợi cho SV, giúp SV thích nghi.

- Không di truyền: không có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.

b, Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì:

chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:

  • Đột biến gen đa số là có hại cho bản thân sinh vật, số ít có lợi hoặc trung tính.
  • Đột biến gen di truyền được nên là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.

 

---

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

 

Câu 1

a. Mô tả sơ lược quá trình nhân đôi của ADN?

b. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN và cơ chế tổng hợp ARN ?

 

Câu 2

Một gen có tổng số nuclêôtit là 3000. Do đột biến mất một số cặp nuclêôtit nên số nuclêôtit của gen còn lại là 2994.

a. Xác định chiều dài của gen trước và sau đột biến?

b. Số nuclêôtit mỗi lọai và số liên kết hiđrô của gen đột biến so với gen trước đột biến có sự thay đổi như thế nào?

 

Câu 3

a/ Vì sao nói  nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?

b/  Tại sao nhiễm sắc thể  phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.

 

Câu 4

3 hợp tử cùng loài đều nguyên phân.Số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ nhất bằng 25% so với số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ hai.Sau một số lần nguyên phân,hợp tử thứ 3 hình thành số tế bào con chứa 256NST.Tổng số NST trong các tế bào con phát sinh từ cả 3 hợp tử là 896.

Biết bộ NST lưỡng bội của loài bằng 32.Xác định:

1.Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?

2.Số NST đơn môi trường cung cấp cho các hợp tử trên.

 

Câu 5

1.Đột biến gen là gì? Các loại đột biến gen?Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen?

2.Nêu sự khác nhau giữa thường biến và đột biến?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Quá trình nhân đôi.

Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN

- Thời gian, địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian, khi  đó NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn.

- Quá trình:

+ Phân tử ADN tháo xoắn

+ Hai mạch đơn tách nhau dần dần.

+ Các Nu trên mỗi mạch đơn lần lượt liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A-T, G- X và ngược lại để hình thành mạch mới.

+ Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của các enzim

- Kết thúc:

Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ.

b.Khác nhau

Cơ chế tổng hợp ADN

Cơ chế tổng hợp ARN

- Xẩy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN

- Nguyên liệu A, T, G, X

- Nguyên tắc tổng hợp :

+ NT bổ sung A - T , G - X

+ NT giữ lại 1 nửa.

 

- en zim xúc tác :

ADN - pôlimeraza

- Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ.

- Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau.

- Xẩy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn

- Nguyên liệu A, U, G, X

- Nguyên tắc tổng hợp :

+ NT bổ sung A - U, T - A, G - X

+ NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen.

- en zim xúc tác :

ARN - Pilimeraza

- Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN.

- Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp prôtêin

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Ở động vật phân tính, cơ chế xác định giới tính xảy ra như thế nào?

b. Cân bằng giới tính là gì? Liên hệ tỉ lệ trẻ sơ sinh hiện nay, em có suy nghĩ như thế nào?

 

Câu 2

Một gen cấu trúc dài 5100 Ao,  có X = 15%  số Nu của gen. Sau đột biến, gen có 1048 Nu loại A và 499 Nu loại X.

  1. Xác định dạng đột biến.
  2. Gen đột biến tự nhân đôi 2 lần liên tiếp. Hỏi môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nu mỗi loại?

 

Câu 3.  So sánh giữa các loại ARN về cấu tạo và chức năng

 

Câu 4

Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen đó nhân đôi 5 đợt liên tiếp.

  1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen?
  2. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen tái bản?

 

Câu 5

  1. Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội ( 2n +1 )? Cho 2 ví dụ về đột biến dị bội ở người, nêu đặc điểm của người mang đột biến đó?
  2. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau: Aa \(\frac{{BD}}{{bd}}\)EE XY

 Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Ở hầu hết các loài: người, ruồi giấm, chó mèo...

-Cặp NST giới tính ở cá thể cái: XX; cá thể đực: XY

- Khi giảm phân cá thể cái XX chỉ cho một loại đồng giao tử: mang X; Cá thể đực XY cho 2 loại dị giao tử: X, Y với số lượng bằng nhau.

- Khi thụ tinh tạo ra 2 kiểu tổ hợp: XX (1 cái) : XY (1 đực)

* Ở một số loài: chim, bướm, ếch nhái... giới tính lại đảo ngược với trường hợp trên nhưng vẫn phân li giới tính như vậy

b.

- Nêu được: là tỉ lệ đực cái sấp xỉ 1: 1 khi số lượng nghiên cứu lớn.

- Liên hệ:

+ hiện nay tỉ lệ nam: nữ bị mất cân bằng...

+Nguyên nhân: ...

+ Hậu quả dự báo:

+ Hướng phòng tránh:

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

 Phân biệt những điểm khác nhau giữa:

  1. Nguyên phân và giảm phân
  2. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

 

Câu 2.

Cho hai cây thuần chủng lai với nhau thu được F1. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 5440 cây, trong đó có 3060 cây thân cao, quả đỏ.

  1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
  2. Biết mỗi gen nằm trên 1 NST thường và quy định 1 tính trạng. Tương phản với các tính trạng thân cao, quả đỏ là các tính trạng thân thấp, quả vàng.

 

Câu 3.

 Lấy 50 tế bào xôma từ một loài cho nguyên phân liên tiếp thì nhận thấy: nguyên liệu cần cung cấp tương đương 16800 NST đơn, trong số NSTcủa các tế bào con thu được chỉ có 14400 NST chứa nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường.

  1. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
  2. Tính số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên. Biết rằng số đợt nguyên phân

của các tế bào xôma đều bằng nhau.

 

Câu 4.

So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì sao ARN thông tin được xem là bản sao của gen cấu trúc?

 

Câu 5.

Ở ngô,thực hiện 2 phép lai người ta thu được kết quả sau:

-Phép lai 1:  P1: Quả dài,hạt nhiều x Quả dài, hạt ít.

                     F1-1: 37,5% cây quả dài, hạt nhiều.

                             37,5% cây quả dài, hạt ít.

                             12,5% cây quả ngắn, hạt nhiều.

                              12,5% cây quả ngắn, hạt ít.

- Phép lai 2:  P2: Quả dài,hạt nhiều x Quả ngắn, hạt nhiều.

                     F1-2: 37,5% cây quả dài, hạt nhiều.

                             37,5% cây quả ngắn, hạt nhiều.

                             12,5% cây quả dài, hạt ít.

                              12,5% cây quả ngắn, hạt ít.

Biết mỗi tính trạng do một cặp gen điều khiển.

Hãy biện luận quy luật di truyền và lập sơ đồ của hai phép lai.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

  1. Nguyên phân và giảm phân

Đặc điểm so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Vị trí

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

- Xảy ra ở tế bào sinh dục, thời kì chín.

Số lần phân bào

- 1lần

- 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần

Kì đầu

- Các NST kép trong cặp tương đồng không xảy ra sự tiếp hợp, trao đổi chéo

- Có sự tiếp hợp, trao đổi chéo rồi lại tách nhau ra của các NST tương đồng.

Kì giữa

- Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

- Các NST kép tách nhau thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào.

- GP1: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng là 2n

- GP1: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng NST là n kép. Còn GP2 là n đơn.

Kết quả

- Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ là 2n.

- Từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế bào con (n), có bộ NST giảm đi một nửa.

2. NST thường và NST giới tính

Đặc điểm so sánh

NST thường

NST giới tính

Số lượng

- Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào.

- Chỉ có 1 hoặc 1 chiếc trong tế bào.

Hình dạng

- Tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm 2 NST giống nhau về hình thái, kích thước.

- Gen tồn tại thành cặp alen

- Tồn tại thành từng cặp tương đồng ( XX) hoặc không tương đồng ( XY)

- Gen tồn tại thành từng cặp alen ở những đoạn tương đồng , không thành cặp alen ở những đoạn không tương đồng.

Chức năng

- Mang gen quy định tính trạng thường.

- Mang gen quy định tính trạng thường hoặc tính trạng giới tính.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

  Khi lai giữa cây hoa đỏ, quả ngọt với cây hoa trắng, quả chua thu được F1 100% cây hoa hồng, quả ngọt. Tiếp tục cho F1 giao phấn thu được đời F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ sau:

6 cây hoa hồng, quả ngọt;

3 cây hoa đỏ, quả ngọt;

3 cây hoa trắng, quả ngọt;

2 cây hoa hồng quả chua;

1 cây hoa đỏ, quả chua;

1 cây hoa trắng, quả chua.

Biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen điều khiển, tính trạng hoa đỏ trội so với hoa trắng.

  1. Giải thích đặc điểm di truyền của hai cặp tính trạng đang xét.
  2. Hai cặp tính trạng trên di truyền theo quy luật di truyền nào?

 

Câu 2.

Cho phép lai sau: AaBbCc   x   AabbCc   thu được F1

Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen  AaBbcc  của F1 , biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.

 

Câu 3.

Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.

  a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?

  b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?

 

Câu 4

Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị cấp độ tế bào?

 

Câu 5

Di truyền liên kết là gì? Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết? Hiện tượng di truyền kiên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men đen ở những điểm nào?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Phân tích cặp tính trạng màu sắc hoa ở F2.

Đỏ: hồng: trắng = 1: 2: 1

ðđây là cặp tính trạng di truyền theo kiểu trội không hoàn toàn.

- Xét cặp tính trạng vị quả ở F2:

Ngọt: chua = 3: 1ð đây là cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn, cặp tính trạng này di truyền theo quy luật phân li.

Kiểu gen của P là: BB quả ngọt x bb quả chua

b.

Xét đồng thời hai cặp tính trạng:

Nhận thấy: (1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng)(3 ngọt:1 chua) = tỉ lệ đầu bài của F2.

ð Hai cặp tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hồng Dương có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?