Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phước Sơn 1 có đáp án

TRƯỜNG THCS PHƯỚC SƠN 1

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

Da bẩn và xây sát có hại như thế nào?

 

Câu 2

Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

 

Câu 3

Cận thị là gì? Viễn thị là gì? Cách khắc phục các tật trên.

 

Câu 4

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết?

 

Câu 5

1. So sánh sự khác nhau giữa nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức.

2. Thực chất của quá trình tạo nước tiểu là gì?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da, da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sức khỏe

- Da xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng uốn ván . . .

2

- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3%)

+ Nếu khi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.

+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt.

+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt

* Giải thích

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

  a. Phản xạ là gì ? Vai trò của phản xạ trong đời sống ? Nêu mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ?

  b. Chỉ ra sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ ?

  c. Nêu các điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện ?

  d. Giải thích câu “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

 

Câu 2.

   a. Một bạn học sinh lớp 8 đã làm thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học của xương : bạn ngâm một xương đùi ếch trưởng thành vào dung dịch HCl 10% trong thời gian 20 phút, sau đó vớt ra uốn thử rồi đem xương đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

   Bằng kiến thức đã học em hãy nêu kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng ?

  b. Vì sao xương người già dễ bị gãy và khi gãy lại chậm phục hồi ?

  c. Sự to ra và dài ra của xương người là do đâu ? Tại sao ở tuổi trưởng thành con người không cao thêm được nữa ?

  d. Máu thuộc loại mô gì ? Giải thích ?

 

Câu 3.

 Trong cơ thể người mỗi loại tế bào có hình dạng và cấu trúc khác nhau phù hợp với chức năng của chúng. Nêu tên và chức năng của mỗi loại tế bào sau :

   a. Loại tế bào có hình dạng không cố định, thay đổi liên tục.

   b. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể .

   c. Loại tế bào có hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân .

 

Câu 4

  a. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú ?

  b. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời ?

  c. Nêu nguyên nhân đóng mở, môn vị ? Ý nghĩa của cơ chế đó ?

  d. Có người nói rằng:“Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không ? Vì sao ?

  e.Tại sao khi ghép các cơ quan nội tạng như: gan, thận… người ta thường chọn những người có quan hệ họ hàng gần như bố, mẹ, anh, chị, em ruột ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.* Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài thông qua hệ thần kinh.

- Vai trò của phản xạ trong đời sống: giúp cơ thể phản ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường.

- Mối quan hệ giữa PXKĐK và PXCĐK: PXKĐK là cơ sở để hình thành PXCĐK.

b.Khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ

Cung phản xạ

Vòng phản xạ

- Không có luồng thông báo ngược

- Có luông thông báo ngược

- Xảy ra nhanh. Thời gian ngắn

- Xảy ra chậm hơn. Thời gian kéo dài

- Mang tính chất đơn giản hơn, thường chỉ được hình thành bởi 3 nơron: hướng tâm, trung gian, li tâm.

- Mang tính chất phức tạp hơn. Do sự kết hợp của nhiều cung phản xa. Nên số nơron hướng tâm, trung gian và li tâm tham gia nhiều hơn.

- Kết quả thường thiếu chính xác

- Kết quả thường chính xác hơn.

c.Điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện:

- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện của một phản xạ muốn thành lập.

- Kích thích có điều kiện phải tác động trước vài giây so với kích thích của phản xạ không điều kiện.

- Quá trình kết hợp giữa hai kích thích phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và được củng cố thường xuyên.

d..-Ăn phải nhai vì nhai làm cho thức ăn được nghiền nhỏ, ngấm đều dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao.

- Nói phải nghĩ: Nói là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có độ chính xác cao.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Xương có tính chất và thành phần hóa học nào. Nêu thí nghiệm để chứng minh các thành phần hóa học có trong xương?

 

Câu 2:

Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu. Giải thích vì sao nhóm máu O là máu chuyên cho, nhóm máu AB là máu chuyên nhận.

 

Câu 3:

Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?. Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì?

 

Câu 4:

Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”. Trình bày khái niệm đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?.

 

Câu 5

  a. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não ? Vì sao ?

  b. Tuyến yên nằm ở vị trí nào trong cơ thể ? Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết ?

  c. Một học sinh độ tuổi trung học cơ sở có nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcal, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% , còn lại là gluxit.

   Tính : Số năng lượng của mỗi chất và số gam của mỗi chất .

   Biết rằng: 1 gam prôtêin được ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal; 1 gam lipit ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 9,3 kcal; 1 gam gluxit ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 4,3 kcal.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Tính chất xương có 2 đặc tính cơ bản: đàn hồi và rắn chắc.

+ Nhờ tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể. Nhờ tính rắn chắc nên xương có thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể.

+ Xương trẻ em có tính dàn hồi cao. Xương người già dòn.

- Thành phần hóa học bao gồm chất hữu cơ còn gọi là cốt giao và chất khoáng, chủ yếu là muối canxi. Chất khoáng làm cho xương rắn chắc, cốt giao đảm bảo tính đàn hồi.

- Thí nghiệm:

+ Lấy xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong dung dịch axit chlohydric 10% sau 10 đến 15 phút, lấy phần còn lại rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng, đó là chất hữu cơ.

+ Lấy xương đùi ếch trưởng thành đốt trên ngọn lửa đền cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khí bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt vụ ra như tro, đó là chất khoáng.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo của đại não người. Chứng tỏ sự tiến hóa của đại não người so với động vật khác thuộc lớp thú?

 

Câu 2:

Nêu các bước hình thành được phản xạ vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn. Vận dụng kiến thức về sự hình thành phản xạ có điều kiện, để nhớ bài lâu em phải học như thế nào?

 

Câu 3:

Bài toán: Một người hô hấp thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.

  1. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút.
  2. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút.

(Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chất của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml).

 

Câu 4

a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?

 

Câu 5

Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Các đặc điểm cấu tạo của đại não người:

+ Đại não rất phát triển, che lấp cả não trung gain và não giữa.

+ Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thãnh võ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh, làm atywng diện tích bề mặt võ não

+ Trên võ não được chia thành nhiều vùng khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: Vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu biết tiếng nói và chữ viết

+ Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của võ não và nối 2 nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa võ não với các phần dưới của não và tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.

- Sự tiến hóa của đại não người so với động vật khác thuộc lớp thú: So với đại não thú, đại não người lớn hơn rất nhiều, có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. Đặc biệt có sự xuất hiện các vùng mới: vùng tiếng nói, chữ viết; vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ 2, hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu?

Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá?

 

Câu 2

Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi

Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu

Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?

So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao?

 

Câu 3

Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4, 1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal.

 

Câu 4

Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?

Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân?

 

Câu 5

Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?

Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1

Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm quá trình đồng hoá và dị hoá.

Mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá:

Đồng hoá và dị hoá là hai quá tình mâu thuẫn, nhng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau:

Đồng hoá

Dị hoá

Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng.

Quá trình đồng hoá đòi hỏi cung cấp năng lượng (phải tiêu hao năng lượng), năng lượng này lấy từ năng lượng mặt trời hoặc năng lượng lấy từ quá trình dị hoá.

Vật chất được tổng hợp nên có tích luỹ năng lượng thế năng.

- Không có QT đồng hoá thì không có vật chất để sử dụng trong dị hoá.

Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của tế bào đã tổng hợp được trong quá trình đồng hoá, để tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

- Không có QT dị hoá thì không có năng lượng cung cấp cho QT đồng hoá và các hoạt động sống của tế bào

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phước Sơn 1 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?