Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Lê Đình Chinh có đáp án

TRƯỜNG THCS

LÊ ĐÌNH CHINH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?

 

Câu 2

a) Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .

b) Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

 

Câu 3

a) Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?

b) Ở một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào?

 

Câu 4

Giải thích một số bệnh sau:

a) Bệnh tiểu đường ?

b) Bệnh hạ đường huyết ?

c) Bệnh Bazơđô ?

d) Bệnh bướu cổ ?

 

Câu 5

a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Giống nhau:

- Đều có màng.

- Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm

- Nhân: Có nhân con và chất nhiễm sắc.

b.

* Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

- Có mạng xelulôzơ

- Có diệp lục

- Không có trung thể

- Có không bào lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.

- Không có mạng xelulôzơ

- Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)

- Có trung thể.

- Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

  1. Hai đặc tính cơ bản của xương là gì? Do đâu mà có?
  2. Nêu thí nghiệm để chứng minh cho lời giải thích trên.

 

Câu 2

  1. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu cấu tạo của huyết tương và hồng cầu?
  2. Máu ở động mạch luôn nhiều oxi và ít cacbonic hơn máu ở tĩnh mạch là đúng hay sai? Vì sao?

 

Câu 3

Tại sao người ta lại tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch mà không phải bằng con đường động mạch?

 

Câu 4

Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.

 

Câu 5

  1. Điểm khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là gì?
  2. chứng minh rằng tuyến tụy là một tuyến pha?
  3. Các sản phẩm của tuyến tụy có chức năng gì? 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.- Hai đặc tính cơ bản của xương là đàn hồi và rắn chắc

 - Để có hai đặc tính trên là do có sự kết hợp hai loại chất:

 + chất hữu cơ (chất cốt giao) giúp xương dẻo dai và đàn hồi

 + chất vô cơ (gồm chủ yếu là muối can xi) giúp xương cứng và rắn chắc

 - Tách riêng hai chất này xương không còn giữ được hai đặc tính trên

b. Thí nghiệm:

 - Ngâm xương trong dunh dịch axit Clohiđic (HCl) 5 – 10%, chất vô cơ bị hòa tan xương còn lại chất hữu cơ (cốt giao), két quả là xương mềm dẻo như sợi dây.

 - Đốt xương chất hữu cơ cháy còn lại chất vô cơ, kết quả xương cứng nhưng giòn đập nhẹ là vỡ.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?

b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?

 

Câu 2

Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?

 

Câu 3

Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi.

Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G).

         a. Tính  khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?

         b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?

            Biết để ô xi hóa hoàn toàn:

         + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal

+ 1 gam Prôtêin  cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal

+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal

 

Câu 4. Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

 

Câu 5. So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Vai trò của gan:

- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.

- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).

- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.

- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...

* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.

b.

* Khi nuốt thì ta không thở.

- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được.

* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc.

Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.

 

Câu 2

a. Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo lên hệ thần kinh. Nếu phần cuối sợi trục của nơ ron bị đứt có mọc lại được không? Giải thích?

b. Phân biệt sự thụ tinh với sự thụ thai? Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín, rụng và nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14-16 ngày lại hành kinh?

 

Câu 3

Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đ­ường kính chung hệ mạch (hình bên).  Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?

 

Câu 4

a. Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào? Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau? Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào?

b. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?

 

Câu 5

Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Khác nhau:

Nước tiểu ở nang cầu thận

   Nước tiểu ở bể thận

- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn

- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.

- Chứa ít các chất căn bã và chất độc hơn

- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn

- Gần như không còn các chất dinh dưỡng

- Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc

b.

- Nguyên nhân: Một số chất trong nước tiểu như axit uric, muối canxi, muối photphat, Oxalat,…có thể bị kết tinh ở nồng độ cao và pH thích hợp hoặc gặp những điều kiện đặc biệt khác =>sỏi thận.

- Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi: protein từ thịt, các loại muối có khả năng kết tinh. Nên uống đủ nước, các chất lợi tiểu, không nên nhịn tiểu lâu.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Phân tích những đặc điểm của bộ xương người phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

 

Câu 2

1. Có ý kiến cho rằng  “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên và chỉ  ra các đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng trên?

2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu”

 

Câu 3

Tim hoạt động như thế nào và giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

 

Câu 4

 Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?

 

Câu 5

 Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 80 ml máu và trong một giờ đã đẩy đi được 360 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

1. Số lần mạch đập trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?

3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Những đặc điểm phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:

- Cột sống đứng(thẳng) có dạng chữ S và cong ở bốn chỗ: vừa làm tăng chiều cao của cơ thể, giúp quan sát, định hướng tốt trong lao động, di chuyển, vừa chuyển toàn bộ trọng lượng các nội quan sang phần xương chậu giúp cơ thể dễ di chuyển.

- Cột sống có những đoạn hơi cong: hai đoạn cong trước (Cổ và lưng) và hai đoạn cong sau (ngực và cùng). Các đoạn này giúp phân tác lực tác dụng từ đàu xuống và từ chân lên tránh làm tổn thương cột sống và cơ thể.

- Các đốt sống đoạn cổ, ngực, lưng: các đốt này khớp với nhau theo kiểu bán động, vừa tạo tính ổn định bảo vệ các nội quan vừa giúp phần thân xoay trở trong vận chuyển và lao động. Giữa các đốt sống trên còn có đĩa sụn, tránh cho chúng bị tổn thương khi cơ thể di chuyển.

- Xương gót phát triển và lồi về phía sau, các xương bàn chân khớp với nhau tạo thành hình vòm. Có tác dụng dễ di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương cơ thể khi di chuyển.

- Các xương vận động chi trên khớp động linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay, để chi trên cử động theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Lê Đình Chinh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?