Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Ngô Gia Tự

TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4 điểm):

a. Giải nghĩa từ “chạy” trong các câu sau? Hãy cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc nghĩa nào là nghĩa chuyển?

(1) Chạy thi 100 mét

(2) Chạy ăn từng bữa

b. Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:

“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.

Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc”.

(“Biển”- Khánh Chi).

Câu 2: (6 điểm):

a. Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ chương mấy, trong tác phẩm nào? Truyện kể về sự việc gì?.

b. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của rừng đước qua đoạn văn sau:

“Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”.

(Trích “Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi”)

c. Qua văn bản “Sông nước Cà Mau” hãy giới thiệu về vẻ đẹp một con sông quê em bằng đoạn văn 8 – 10 dòng?

Câu 3 (10 điểm)

Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.

Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4 điểm):

a. Học sinh giải nghĩa của từ và xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển mỗi câu cho 0,5 điểm

- Chạy (1): di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh liên tiếp - nghĩa gốc

- Chạy (2): lo hoặc tìm, kiếm (cái ăn cho gia đình)- nghĩa chuyển

b. (3 điểm)

- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá:

+ So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con (0.5 điểm)

+ Nhân hoá: Vui, hát, buồn, suy nghĩ, mơ mộng, dịu hiền (0.5 điểm)

- Nêu được tác dụng:

+ Biện pháp so sánh nhân hóa được sử dụng thành công khiến cho hình ảnh biển trở nên gần gũi thân thiết với con người, tạo cho biển mang dáng dấp như con người.(0.75 điểm)

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau (khi vui, khi buồn....) (0.5 điểm)

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con. (0.75 điểm).

Câu 2: (6 điểm)

Học sinh trả lời được các ý sau:

a.

- Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII trong truyện “Đất rừng phương Nam” (0.5 điểm).

- Truyện viết về quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính tại đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (0.5 điểm).

b. Học sinh cảm nhận được các ý sau:

- Nghệ thuật so sánh (rừng đước như…..) như vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp hùng vĩ trù phú, tốt tươi, bạt ngàn vô tận, tràn trề sức sống (0.5 điểm)

- Những tính từ gợi tả (dài, tăm tắp) kết hợp với động từ (chồng, ôm) gợi nên cảm giác hoang vu mà gần gũi ấm áp, tựa như có bàn tay khéo léo của ai đó sắp đặt. (0,5 điểm)

- Tác giả diễn tả màu xanh của rừng đước với ba mức độ sắc thái khác nhau (dẫn chứng). Điệp ngữ “màu xanh” được nhắc lại ba lần kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc… diễn tả các lớp bước từ non đến già nối tiếp nhau (0,5 điểm)

- Vẻ đẹp của rừng đước là chân thực sống động nhưng qua làn sương mù và khói sóng ban mai làm cho bức tranh ấy trở nên lãng mạn hơn, hấp dẫn hơn. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ mà thơ mộng (1 điểm).

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang tình tang …

rồi bảo:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ dụ chỉ trong đoạn trích trên.

Câu 4 (1,5 điểm). Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì?

Câu 5 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm).

Kể về người thân mà em yêu quý (ông bà, bố mẹ, anh chị…).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).

Câu 1:

Đoạn trích trên thuộc văn bản Em bé thông minh.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự.

Câu 3:

Giải nghĩa từ:

- dụ chỉ: lời vua truyền bảo.

Câu 4:

Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là:

- Cậu bé vừa đùa nghịch vừa đưa ra lời giải đố, lời giải được diễn đạt trong hình thức đồng dao nghêu ngao, tếu táo, quen thuộc của con nít.

- Sử dụng kinh nghiệm trong dân gian. Đây là cách giải đố đơn giản mà hiệu nghiệm.

- Lời giải đố khiến tên sứ thần phải chịu thua, gây hứng thú cho người đọc. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi đọc đến sự kiện này.

Câu 5:

- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức dân gian vào cuộc sống.

- Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải góp phần giải quyết các hiện tượng, các vấn đề của thực tiễn.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm).

I. Mở bài

- Giới thiệu về người thân em định kể.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 3 từ đồng nghĩa với từ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Trích Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao dưới đây:

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Câu 2. (1 điểm)

Cho đoạn văn sau: “Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.”

(Trích Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam)

a. (0,5 điểm) Sắp xếp các từ sau thành từ ghép và từ láy: buổi sáng, mùa đông, tháng mười, nứt nẻ.

b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1 điểm)

Cho đoạn văn sau: “Chuyến xe lửa đêm ra Bắc hôm nay có vẻ hấp tấp vội vàng như người đi trốn nợ. Thỉnh thoảng đầu xe lại thét vội giữa quãng đồng không, xa xa. Nghe như hơi thở của đêm vắng.”

(Trích Chuyến xe cuối năm - Thanh Tịnh)

Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp đó.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Cho đoạn văn sau: Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nương nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa, mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng. Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa.

(Một đêm xuân - Thanh Tịnh)

a. (0,5 điểm) Em hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào?

b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo của câu “Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa”.

c. (0,5 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2 (2,5 điểm)

a. (1 điểm) Em hãy sắp xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa và đặt tên cho nhóm từ đó: da diết, lấp lánh, tha thiết, thương nhớ, lung linh, bàng bạc, sáng chói, nhớ nhung, bâng khuâng, lóng lánh.

b. (1 điểm) Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của câu ghép. Lấy ví dụ minh họa.

c. (0,5 điểm) Em hãy điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:

… trời mưa lớn … nước ở các con sông dâng lên cao.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Bài thơ dưới đây có sử dụng các từ đồng âm. Em hãy gạch chân dưới các từ đó và giải thích nghĩa

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho đoạn văn sau: Ðối với Chuồn Chuồn ( ) họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm ( ) hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao ( ) Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước ( ) bởi thế ( ) đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi ( ) có sông ( ) chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn ( ) anh nằm gốc.

a. (0,5 điểm) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn rồi chép lại cho đúng chính tả

b. (1 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1,5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Bãi đất trống nơi đầu làng rộn rã

Khi giọt sương vẫn còn đọng trên cành

Quê tôi đấy mỗi ngày phiên tháng chạp

Rất ồn ào đẩy nhịp sống thêm nhanh.

(Chợ quê - Phạm Hùng)

a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa với từ in đậm trong bài thơ.

b. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các từ láy có trong đoạn thơ.

c. (0,5 điểm) Theo em, tháng chạp là tháng nào trong năm? Kể những điều em biết về tháng chạp.

Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng đầu năm học lớp 6 của mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

- Gạch chân dưới từ đồng âm:

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

- Giải nghĩa:

Lợi (1): chỉ lợi ích, những điều đem lại lợi cho con người

Lợi (2) và (3): chỉ bộ phận của cơ thể, nằm ở trong miệng, là phần thịt bao quanh chân răng.

Câu 2

a. (0,5 điểm)

Ðối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm. Hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao. Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước. Bởi thế, đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi, có sông, chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn, anh nằm gốc.

b. (1 điểm)

HS chỉ ra 1 trong 2 BPTT dưới đây:

- BPTT nhân hóa: dùng đại từ nhân xưng của con người để chỉ Dế và Chuồn Chuồn (anh).

- BPTT so sánh: so sánh hình ảnh bức tranh sơn thủy có núi có sông với hình ảnh mùa hè có Dế và Chuồn Chuồn nằm trên nhánh cỏ.

Câu 3

a. (0,5 điểm) Yên tĩnh, yên lặng, thanh tĩnh…

b. (0,5 điểm) Ồn ào, rộn rã.

c. (0,5 điểm)

- Tháng chạp là tháng 12 trong năm.

- HS kể những đặc điểm tháng 12 mà mình biết (về thời tiết như rét mướt, có mưa phùn, về hoạt động như lễ Giáng Sinh, chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán…)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Ngô Gia Tự. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?