Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn An Ninh

TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.0 điểm)

Cho đoạn trích:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Ngữ văn 8 - tập 1)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, tác giả là ai? Xác định thể loại văn bản đó?

b. Nêu tâm trạng của lão Hạc trong đoạn trích trên?

c. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: (3.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu) nêu suy nghĩa của em về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao ni long và ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ (gạch chân trợ từ)

Câu 3: (5.0 điểm)

Em hãy thuyết minh về chiếc bút bi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Thể loại: truyện ngắn.

b. Lão Hạc cảm thấy đau đớn, dằn vặt, ân hận khi bán con Vàng.

c. Phương thức diễn đạt chủ yếu là miêu tả kết hợp với biểu cảm.

Câu 2:

- Dẫn ra hiện trạng việc sử dụng túi nilon, cũng như thái độ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém.

- Nêu tác hại của túi nilon:

+ Tàn phá hệ sinh thái.

+ Lâu tiêu hủy.

+ Gây tổn hại sức khỏe.

- Ý thức bảo vệ môi trường bằng hành động:

+ Sử dụng các chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.

+ Hạn chế sử dụng túi nilon, không xả thải túi nilon ra môi trường.

+ Nâng cao ý thức cho mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống.

Câu 3:

a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc bút bi, tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người.

b. Thân bài:

- Lịch sử ra đời của chiếc bút bi.

- Về cấu tạo: vỏ trong, vỏ ngoài, đầu, ruột bút, đầu bút…

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. Phần Đọc hiểu

“Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc - Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

1. Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?

2. Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

3. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão

II. Phần Tập làm văn

“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”.

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần Đọc hiểu

1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác giả xưng tôi. Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự xen miêu tả, biểu cảm.

2. Từ tượng hình “rũ rượi”, “ xộc xệch”, “sòng sòng”.

-> Diễn tả cái chết đau đớn, vật vã tột cùng của nhân vật lão Hạc hiền lành, thiện lương.

3. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết.

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát.

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống.

II. Phần Tập làm văn

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Khi con tu hú (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề).

- Dẫn dắt vấn đề: “Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”.

b. Thân bài:

- Bức tranh thiên nhiên mùa hè yên bình, tươi đẹp trong cảm nhận của tác giả:

+ Âm thanh quen thuộc, gần gũi với mùa hè: tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve ngân, tiếng diều sáo trên trời.

+ Màu sắc đa dạng, tươi đẹp: mày vàng của lúa chín, của ngô, màu vàng hồng của nắng mới, màu xanh thẳm của bầu trời.

-(Để xem tiếp đáp án của phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên.

3. Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó.

4. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

II. Phần Tập làm văn

Kết thúc bài “Quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu

1. Đoạn trích được trích trong Hịch tướng sĩ. Tác giả: Trần Quốc Tuấn. Tác giả sáng tác trước khi cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn.

2. Nội dung: Khích lệ tướng sĩ đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

3. Các kiểu câu:

- Câu (1): Kiểu câu trần thuật, hành động trình bày, phê phán thói hưởng lạc của tướng sĩ.

- Câu (2): Câu cảm thán, hành động bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ đau xót của tác giả trước cảnh đất nước bị giặc xâm chiếm.

- Câu (3): Câu nghi vấn, hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của tướng sĩ.

3. Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo các nội dung:

- Tư tưởng của Hịch tướng sĩ thể hiện, không thể làm nên điều lớn lao nếu không có khát vọng.

- Tình yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ đánh thắng được kẻ thù.

- Lời văn thể hiện được thái độ, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước.

II. Phần Tập làm văn

a. Mở bài:

- Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em.

- Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ.

b. Thân bài:

- Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước: Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2.0 điểm):

Cho đoạn trích sau:

Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

         (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18)

- Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích.

- Tác dụng của các trường từ vựng đó?

Câu 2 (3.0 điểm):

Cho câu chủ đề sau:

Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) theo phép diễn dịch với câu chủ đề trên trong đó có sử dụng thán từ và tình thái từ (gạch chân thán từ và tình thái từ ).

 Câu 3 (5.0 điểm):

Hãy tưởng tượng mình là người được chứng kiến cảnh chị Dậu phản kháng lại cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Hãy viết bài văn tự sự kể lại lần chứng kiến đó.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (2.5 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

 …“Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác.

PHẦN II. TIẾNG VIỆT (2.5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa…”

 (Cô bé bán diêm - Andecxen)

Câu 1. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” trong đoạn văn.

Câu 2. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên.

PHẦN III. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm) 

Em hãy tưởng tượng cảnh bà lão hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra đối với gia đình chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Hãy nhập vai bà lão hàng xóm bày tỏ tâm trạng của mình và kể lại câu chuyện ấy. 

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng.

- Tác giả: O Hen-ry.

Câu 2.

- Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi.

Câu 3. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:

- Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.

PHẦN II. TIẾNG VIỆT

Câu 1.

- Trường từ vựng thiên nhiên: tuyết, mặt trời, mặt đất, bầu trời.

Câu 2.

- Câu ghép: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.

PHẦN III. TẬP LÀM VĂN

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề, hoàn cảnh chứng kiến sự việc.

b. Thân bài:

- Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình chị Dậu lúc bấy giờ.

- Tình yêu thương của chị Dậu dành cho chồng.

c. Kết bài: Suy nghĩ của bà cụ hàng xóm về toàn bộ câu chuyện được chứng kiến.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn An Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?