TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sau, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử đẻ xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
…Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Trình bày hiểu biết của em về thể loại truyện đó? (2.0 điểm)
Câu 2. Tìm các chi tiết thần kì có trong đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của chúng? (1.0 điểm)
Câu 3. Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé” thể hiện tinh thần gì của nhân dân ta? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Đề: Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về một nhân vật văn học (trong các truyện truyền thuyết, cổ tích đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1) đã để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong “Truyền thuyết Thánh Gióng”. Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Câu 2: Những chi tiết thần kì trong văn bản trên là:
- Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử đẻ xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô.
- Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
Câu 3: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé” thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của nhân dân ta.
II. LÀM VĂN
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là nhân vật để lại nhiều ấn tượng khó quên với người đọc bởi những đức tính tốt đẹp.
-(Để xem tiếp đáp án của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuôt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuông tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mở soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn công một vẻ rất đổi hùng dũng. Tôi lấy làm hảnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Ai là người kể chuyện? (1.0 điểm)
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (1.0 điểm)
Câu 4. Tìm các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn? Tác dụng của các phép so sánh ấy là gì? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Đề: Sau khi học xong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng, nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.
Câu 2: Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ nhất. Nhân vật “tôi” kể chuyện.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là: miêu tả vẻ ngoài cường tráng và oai vệ của Dế Mèn.
Câu 4:
- Các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”; “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”.
- Nghệ thuật so sánh có tác dụng cho thấy sự sắc bén của những chiếc vuốt của Dế Mèn.
II. LÀM VĂN
a. Yêu cầu về hình thức:
- Đúng hình thức đoạn văn.
- Đủ số câu.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Thế nào là nghĩa của từ? Chọn hai từ và xác định nghĩa của hai từ đó? (2.0 điểm)
Câu 2: Thế nào là cụm danh từ? Đặt câu với các cụm danh từ sau (2.0 điểm)
a. Họa sĩ già
b. Một bông hoa
c. Tất cả học sinh
d. Những ngôi làng
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) với chủ đề “Ngôi trường mến yêu” trong đó có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ láy, ghép có trong đoạn văn (6.0 điểm)
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. (2.5 điểm):
a. Danh từ giữ chức vụ gì trong câu? Đặt câu có sử dụng danh từ, phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết chức vụ của danh từ trong câu em vừa đặt.
b. Chỉ ra lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi trong những câu văn sau và sửa lại cho đúng:
- Tính anh ấy rất ngang tàn.
- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Câu 2. (2.5 điểm):
a. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
b. Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu 3. (5.0 điểm): Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước.
b. Phân tích:
- Tính anh ấy rất ngang tàn.
+ Lỗi sai: ngang tàn.
+ Nguyên nhân mắc lỗi: lẫn lộn các từ gần âm.
+ Sửa lại: Tính anh ấy rất ngang tàng.
- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
+ Lỗi sai: tinh tú
+ Nguyên nhân mắc lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
+ Sửa lại: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hoá dân tộc.
Câu 2:
a. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
b. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Nhân vật Thuỷ Tinh: tượng trưng cho hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm,…
- Nhân vật Sơn Tinh: tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt. Đồng thời đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng.
Câu 3:
- Yêu cầu chung:
+ Học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản tự sự gắn với truyền thuyết "Thánh Gióng".
+ Có sự sáng tạo ở phần mở bài và thân bài, tuy nhiên cốt truyện không thay đổi.
+ Bài viết có cảm xúc; bố cục rõ ràng, các sự việc và nhân vật khi kể cần có sự sinh động, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Xác định ngôi kể: Ngôi thứ ba.
-(Để xem tiếp đáp án của câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta”.
Câu 1. (1.0 điểm): Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thể loại đó.
Câu 2. (1.0 điểm): Tìm sự thật có liên quan đến lịch sử trong đoạn trích trên.
Câu 3. (2.0 điểm): Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn"? Cho biết em giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?
Câu 4. (2.0 điểm): Chỉ ra câu chủ đề trong đoạn văn trên.
Câu 5. (4.0 điểm): Bằng một bài văn ngắn khoảng ½ trang giấy, hãy kể sáng tạo sự việc trong đoạn trích trên.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Thái Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: