Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Lương Hòa

TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3.0 điểm): Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.

Câu 2: (3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong các văn bản đã học ở học kỳ 1.

Câu 3 (3.0 điểm): Dựa theo bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

- Nghệ thuật:

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Câu 2:

a. Yêu cầu về hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b. Yêu cầu về nội dung:

- Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đưa và phân tích dẫn chứng để triển khai được các ý như sau:

+ Chỉ ra nhân vật cụ thể.

+ Phân tích ngoại hình, tính cách, nhân vật.

+ Nhận xét về nhân vật.

+ Cảm nghĩ của em về nhân vật.

Câu 3:

- Yêu cầu về hình thức:

+ Đúng hình thức bài văn.

+ Có bố cục ba phần đầy đủ.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

-(Để xem tiếp đáp án câu 3 của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Câu 1: Có bao nhiêu số từ chỉ số lượng trong đoạn văn sau:

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày, chồng đi thả lười, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá.Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.

A. Ba

B. Bốn

C. Năm

D. Sáu

Câu 2: Trong các câu văn sau đây, câu nào không chứa lượng từ?

A. Phú ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người

B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời

C. Nhiều ngày trôi qua chưa thấy chàng trở về

D. Một trăm ván cơm nếp

Câu 3: Điểm giống nhau giữa hai từ “từng” và “mỗi” là gì?

A. Tách ra từng sự vật, cá thể

B. Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự

C. Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác

D. Không mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự

Câu 4: Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu thơ sau?

“Rồi Bác đi dém chăn

…người …người một”

“…giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

A. Mỗi

B. Nhiều

C. Từng

D. Mấy

Câu 5: Lựa chọn các từ : mấy, trăm, ngàn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau:

A. Yêu nhau…núi cũng trèo

…sông cũng lội...đèo cũng qua

B. …năm bia đá thì mòn

…năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

C. Ở gần chẳng bén duyên cho

Xa xôi cách…lần đò cũng đi.

II. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm): Thế nào là cụm danh từ? Xác định cụm danh từ và vẽ mô hình cho cụm danh từ đó trong câu sau: Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp.

Câu 2: (4.0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: “Đêm nay Bác không ngủ, vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh”.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

1: B

2: D

3: A

4: C

5: Gợi ý:

A. Mấy.

B. Trăm, ngàn.

C. Vạn.

II. Tự luận

Câu 1: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1. Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu:

“…Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”...”.

(Ngữ văn 6, Tập một)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả                  

B. Tự sự          

C. Thuyết minh           

D. Biểu cảm

2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

A. Xâm phạm;   

B. Nước ta;                

C. Đứa bé;              

D. Đi khắp.

3. Đoạn trích thuộc truyện  dân gian:

A. Truyền thuyết                                      

B. Cổ tích

4. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về câu nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”? 

Lời nói vụng về của một đứa trẻ;         

B. Lời nói bình thường của một đứa trẻ;

C. Lời nói cộc lốc, thiếu lễ phép;              

D. Lời nói đòi đánh giặc chứa đựng yếu tố thần kì.

Câu 2: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ  sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.

Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)

                                                                                    (Hồ Chí Minh)

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Kể về một người bạn thân của em.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

1. B

2. A

3. A

4. D

Câu 2:

- Từ xuân trong câu 1 được dùng với nghĩa gốc -> chỉ mùa xuân.

- Từ xuân trong câu 2 được dùng với nghĩa chuyển -> ý nói muốn cho đất nước càng ngày càng phát triển.

II. TỰ LUẬN 

- Mở bài: Giới thiệu chung:

+ Em có rất nhiều bạn.

+ Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (1.0 điểm): Chọn trong từ thích hợp điền vào chỗ trống: chết, hi sinh, bỏ mạng, từ trần,... một từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Trong trận chiến đấu ác liệt vừa qua, nhiều đồng chí đã...

b. Chúng ta thà… tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

c. Hắn vừa…đêm qua.

d. Có hơn hai vạn quân địch…ngoài chiến trường trước sự chiến đấu quả cảm của quân ta.

e. Cụ ấy…vào sáng nay

Câu 2: (1.0 điểm): Hãy chọn câu dùng đúng từ "ngoan cường":

a. Bọn địch dù chỉ còn đám tàn quân nhưng cũng rất ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của bộ đội ta.

b. Trên điểm chốt, các đồng chí của chúng ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của quân địch.

c. Trong lao động, Lan là một người rất ngoan cường không hề biết sợ khó khăn gian khổ.

Câu 3: (2.0 điểm): Cho từ mắt. Hãy đặt 1 câu mà từ mắt được dùng với nghĩa gốc, 1 câu từ mắt dùng với nghĩa chuyển.

Câu 4: (3.0 điểm): Gạch chân những truyền thuyết trong những tác phẩm kể dưới đây: Con Rồng cháu Tiên, Sọ Dừa; Thạch Sanh; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Tấm Cám; Sự tích Hồ Gươm; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi.

Câu 5: (3.0 điểm): Hãy xác định ý nghĩa tượng trưng của tiếng đàn và niêu cơm Thạch Sanh bằng cách xếp số thứ tự của từng nhận định:

(1) Thể hiện tư tưởng hoà bình, lòng nhân nghĩa của nhân dân ta.

(2) Cái thiện không chỉ lấy sức mạnh bạo lực để chống lại cái ác mà còn dùng nhân nghĩa, lấy điều thiện , sự thanh bình để chống lại cái ác.

(3) Phản ánh ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống đầy đủ, sung túc.

(4) Ước vọng quốc phú bình cường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

(5) Ước mơ cái thiện thắng cái ác.

(6) Tư tưởng đề cao chủ nghĩa nhân đạo.

(7) Sức mạnh của cái thiện, cái đẹp, sức mạnh của nghệ thuật.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a. Hi sinh.

b. Hi sinh.

c. Chết.

d. Bỏ mạng.

e. Từ trần.

Câu 2: Chọn câu b: Trên điểm chốt, các đồng chí của chúng ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của quân địch.

Câu 3: Đặt câu:

- Nghĩa gốc: Hôm nay cô ấy bị đau mắt nên phải đi khám.

- Nghĩa chuyển: Anh Nam bị sưng mắt cá chân nên không thể đi đá bóng cùng chúng tôi được.

Câu 4: Những truyền thuyết trong những tác phẩm kể trên là: Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

Câu 5:

- Ý nghĩa tượng trưng của tiếng đàn:

(1) Thể hiện tư tưởng hoà bình, lòng nhân nghĩa của nhân dân ta.

(2) Cái thiện không chỉ lấy sức mạnh bạo lực để chống lại cái ác mà còn dùng nhân nghĩa, lấy điều thiện, sự thanh bình để chống lại cái ác.

(4) Ước vọng quốc phú bình cường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

(5) Ước mơ cái thiện thắng cái ác.

-(Để xem tiếp đáp án câu 5 của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (1.0 điểm ): Nêu xuất xứ và nội dung của văn bản “Vượt thác”.

Câu 2. (2.0 điểm ): Trình bày những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật và nêu ý nghĩa của văn bản “Buổi học cuối cùng”.

Câu 3. (3.0 điểm): Nêu diễn biến tâm trạng của Phrăng khi thầy giáo Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng?

Câu 4. (4.0 điểm): Chép thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Qua bài thơ, em hãy nêu cảm nhận của mình về hình tượng Bác Hồ.

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

- Xuất xứ của bài thơ “Vượt thác”: Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.

- Nội dung của bài thơ “Vượt thác”: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 2:

- Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

+ Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

- Ý nghĩa văn bản:

+ Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.

+ Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".

Câu 3: Với việc học tiếng Pháp Phrăng rất ngại, cậu bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Nhưng khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng: Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột. Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng". Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Lương Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?