Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Du

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 6

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (3 điểm) hãy khanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1. Tác dụng của ròng rọc cố định là:

A. Làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật

B. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. Không làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp.

D. Vừa làm thay đổi hướng vừa làm thay đổi cường độ của lực

Câu 2 Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Ròng rọc cố định                                               

B. Mặt phẳng nghiêng

C. Ròng rọc động                                                   

D. Đòn bẩy

Câu 3 Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng

B. Khối lượng riêng của vật tăng

  1. Khối lượng của vật giảm.
  2. Khối lượng riêng của vật giảm

Câu 4 Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật :

 A .Tăng .            

B. Không thay đổi .          

C. Giảm.            

D .Thay đổi.

Câu 5 Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

  1. Rắn, lỏng, khí
  1. Khí, lỏng, rắn

B. Rắn, khí, lỏng

    D. Khí, rắn, lỏng

Câu 6  Sự đông đặc là sự chuyển thể:

A. Rắn sang lỏng       

B.Lỏng sang hơi    

C.  Lỏng sang rắn  

D.Hơi sang lỏng

 Phần tự luận (7 điểm)  

Câu 7: (1 điểm) Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?

Câu 8 (1 điểm) Sự bay hơi là gì? Nêu đặc điểm của sự bay hơi?

Câu 9 (1 điểm) Tại sao khi đun nước nóng không nên đổ thật đầy ầm?

Câu 10 (1 điểm) Lấy 2 ví dụ về sự nóng chảy?

...

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

Phần trắc nghiệm

1 – B

2 – A

3 – D

4 - B

5 -  A

6 - C

Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu 7

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 8

- Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

- Đặc điểm của sự bay hơi:

+ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

+ Tùy từng loại chất lỏng khác nhau mà tốc độ bay hơi nhanh hay chậm cũng khác nhau.

0,5 điểm

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 9

 Khi đun nước, nếu đổ thật đầy ấm thì đến khi nước nóng lên (gần sôi) dẽ dãn nở và tràn ra ngoài làm tắt bếp (do nước nở nhiều hơn chất rắn làm ấm)

1 điểm

Câu 10

Ví dụ:

 Nước đá đang tan,....

 đốt một ngọn nến.....

 

0,5 điểm

0,5 điểm

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (1,5 điểm). Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

Câu 2 (2 điểm).

a/ Em hãy mô tả lại thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí?

b/ Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đố phải làm thế nào?

Câu 3 (1,5 điểm).

a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

b/ Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ

Thủy ngân

Từ -100C đến 1100C

Rượu

Từ -300C đến 600C

Kim loại

Từ 00C đến 4000C

Y tế

Từ 350C đến 420C

Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của: bàn là, cơ thể người, nước sôi?

Câu 4 (1,5 điểm). Nêu các kết luận về sự đông đặc?.

Câu 5 (2 điểm).

a/Khi phơi quần áo ta phơi như thế nào cho mau khô vì sao?

b/Muốn quan sát sự ngưng tụ nhanh ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?

Câu 6 (1,5 điểm). Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc, sương mù lại tan?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1(1,5đ)

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

0,75 đ

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

0,75 đ

 

 

 

 

Câu 2(2đ)

- Cắm một nút nhỏ thông qua nút cao su của bình cầu.

0,25đ

- Nhúng một đầu nút vào một cốc nước màu.Dùng ngón tay bịt chặt đầu ống còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước màu trong ống.

 

 

0,25đ

- Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu vàobình cầu, để nhốt một lượng khí trong bình .xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên,rồi áp chặt vào bình cầu thấy giọt nước màu trong ống dâng lên chứng tỏ chất khí nở ra.

 

 

 

0,5đ

b/ Học sinh này phải đổ nước đá vào ly bên trong để ly bên trong gập lạnh co lại đồng thời nhúng ly bên ngoài vào nước nóng để ly bên ngoài nở ra .vì chất rắn nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

 

 

 

 

Câu3(1,5đ)

a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

 

0,5 đ

b/ - Nhiệt kế kim loại : đo nhiệt độ của bàn là

0,25đ

- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người

0,25đ

- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người

0,25đ

- Nhiệt kế thủy ngân : đo nhiệt độ nước sôi

0,25đ

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 2 :Nước sôi ở nhiệt độ :

A.00C

B. 1000C

C. 100C

D. - 100C

Câu 3 : Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A .Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 4 : Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

D. Dãn nở vì nhiệt của các chất

Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra.     

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.

      C. Quả bóng bàn co lại.

      D. Quả bóng bàn nhẹ đi.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng.

B. Làm muối.

C. Sương đọng trên là cây.

D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là sự sôi ? Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau  ở điểm nào?

Câu 2: (1 điểm)  Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu  diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời các câu hỏi sau :

  1. Nhiệt độ nóng chảy của chất A là………….

 Chất A là ………………

  1. Thời gian nóng chảy của chất A là .....................

Ở 700C chất A tồn tại ở thể..........................

...

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

D

D

B

A

 

II. Tự luân (7 điểm)

Câu 1:

  • Sự sôi là sự hóa hơi xảy ra cả trên mặt thoáng chất lỏng và trong lòng chất lỏng.
  • Sự bay hơi, sự sôi giống nhau ở chỗ đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
  • Sự bay hơi, sự sôi khác nhau  ở chỗ sự sôi xảy ra trên mặt thoáng và cả trong lòng CL còn sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng CL; Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định còn sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Câu 2: Mỗi ý 0, 5 điểm

  1. – 800C – băng phiến.
  2. 2- rắn.

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM: (3điểm)

Câu 1:  Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì:

A. Khối lượng của vật tăng.                

B. Thể tích của vật tăng.

C. Thể tích của vật giảm.                     

D. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

Câu 2:  Nhiệt độ của nước sôi theo nhiệt giai Farenhai là:

A. 100 0F                                                 

B. 212 0F

C. 32 0F                                                   

D. 0 0F

Câu 3:  Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng?

A. Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ tăng.

B. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ giảm.

C. Chỉ trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi.

D. Cả trong suốt thời gian đông đặc và trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ đều không thay đổi.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây.                 

B. Sương mù.

C. Rượu đựng trong chai cạn dần.               

D. Mây.

Câu 5: Nhiệt kế y tế họat động dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt.                               

B. Nóng chảy.

C. Đông đặc.                                          

D. Bay hơi.

Câu 6: Sự sôi có tính chất nào sau đây:

A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

C. Khi đang sôi, chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng.

D. Khi đang sôi, chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 7: Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? (1,5đ)

Câu 8:  Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí? (1,5đ)

...

ĐÁP ÁN

A.Trắc nghiệm:  Mỗi câu đúng  0,5đ .

1

2

3

4

5

6

C

B

D

C

A

B

B. Tự luận:

Câu

Đáp án

Biểu điểm

7

.- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

0,75đ

0,75đ

 

8

- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau

Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

0,5đ

 

0,25đ

0,25đ

0,5đ

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm)

 Chọn và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.       

B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Câu 2: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để :

A. Đo nhiệt độ.            

B. Đo khối lượng.               

C. Đo thể tích.          

D. Đo lực.

Câu 3:  Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.              

B. Khối lượng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.    

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.                                                            

B. Khí, lỏng, rắn

C. Rắn, khí, lỏng                                                             

D. Khí, rắn, lỏng.     

Câu 5: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.            

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Câu 6: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ là vì:

A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.             

B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. Nước nóng tràn vào bóng.                                              

D. Không khí tràn vào bóng.

 II. Tự luận (7,0 điểm)

1. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? (2,0điểm)

2. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? (2,0điểm)

...

ĐÁP ÁN

Nội dung

Thang điểm

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

D

B

C

A

II. Tự luận (7,0 điểm)

1. - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

    - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

 2. - Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt các chất

     - Có các loại nhiệt kế thường dùng như: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu                                                                                

    - Công dụng: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người, nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

 

Mỗi ý 0.5 điểm x 6 = 3 đ

 

 

1đ      

 

1đ              

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?