Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Đông Hải có đáp án

TRƯỜNG THCS

ĐÔNG HẢI

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1. Môi trường sống của sinh vật gồm những gì?

A. Môi trường không khí                 B.Môi trường đất, nước

C. Môi trường sinh vật                     D. Môi trường đất, nước, không khí, sinh vật.

Câu 2:  Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định gọi là:

A. Giới hạn sinh thái                      B. Khả năng cơ thể

C. Tác động sinh thái                     D. Sức bền cơ thể

Câu 3. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là .

     A. Đơn giản,dể tiến hành, ít tốn kém              B. Chỉ quan tâm đến kiểu hình

     C. Tạo được giống mới có năng suất cao         D. Bổ sung cho phương pháp chọn lọc cá thể.

Câu 4. Sinh vật cùng loài có các mối quan hệ:

     A. Hổ trợ, cạnh tranh                              B. Cộng sinh, kí sinh

     C. Hội sinh, canh tranh                           D. Kí sinh, hội sinh

Câu 5. Số lượng các loài trong quần xã được thể hiện:

    A. Độ đa dạng, độ nhiều, loài ưu thế        B. Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp

    C. Độ nhiều, độ thường gặp, loài đặc trưng       D. Độ thường gặp, loài ưu thế, loài đặc trưng

Câu 6. Thành phần loài trong quần xã được thể hiện:

    A. Độ đa dạng, độ nhiều                           B. Độ đa dạng, độ thường gặp

    C. Độ nhiều, loài đặc trưng                      D. Loài ưu thế, loài đặc trưng

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 7: (2 điểm) Quần thể người có những đặc trưng cơ bản nào mà quần thể sinh vật khác không có? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Câu 8. (3điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục

Câu 9. (2điểm) Vẽ 4 chuỗi  thức ăn từ những sinh vật sau: Cây cỏ, vi khuẩn, chuột, rắn, gà, diều hâu, hươu, hổ, sâu ăn lá cây.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

1

2

3

4

5

6

D

A

A

A

B

D

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I/ Trắc nghiệm (5 điểm)             Khoanh tròn câu đúng nhất

Câu 1.  Nơi nào sao đây không phải là một hệ sinh thái ?

          A. Một con suối                                              C. Một cái ao

          B. Một cây gỗ mục                                         D. Biển thái Bình Dương

 Câu 2.  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?

A.  Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định.

B.  Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

C.  Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.

D.  Tập hợp những cá thể loài, cùng sống trong một không gian xác định.

Câu 3.  Số lượng hươu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ nào sau đây ?

          A. Quan hệ hội sinh                                       C.  Sinh vật ăn sinh vật khác

          B.  Quan hệ cạnh tranh                                   D.  Quan hệ đối địch

 Câu 4.  Ở người, nhóm tuổi nào không có khả năng lao động nặng?

          A.  > 55                        B.  > 60                    C.  > 65                     D. > 70

Câu 5.  Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ:

          A. hội sinh                  B. hợp tác            C. Cộng sinh                       D. hỗ trợ

Câu 6. Môi trường sống của sinh vật bao gồm những gì?

          A. Tất cả những gì có trong tự nhiên

          B. Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật

          C. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật

          D. Tất cả các tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật

Câu 7. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm những gì?

A. Vật hữu sinh và vật vô sinh                             

B. Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác

C. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhiệt độ

D. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh      

Câu 8. Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan nào sau đây?

          A. Dinh dưỡng              B. Cộng sinh                       C. Hội sinh                 D. Hợp tác

Câu 9.  Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là

          A. tỉ lệ giới tính                                                          B. thành phần nhóm tuổi    

        C. mật độ                                                                    D.Tỉ lệ giới tính, mật độ

Câu 10. Quần thể người khác với quần thÓ sinh vật kh¸c về đặc trưng nào sau đây?

          A. Văn hóa, giáo dục                                                  C.Tỉ lệ giới tính

          B. Thành phần nhóm tuổi                                                       D. Mật độ quần thể

Câu 11. Nhóm sinh vật nào  sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất?

          A. Tảo   B.Thực vật               C.Vi khuẩn                D. Động vật nguyên sinh

Câu 12: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.         

    Sử dụng hình bên trả lời câu 13, 14 sau đây:

Câu 13: Sinh vật sản xuất là

       A. ếch

       B. cây cỏ

                C. kiến

                D. châu chấu

Câu 14: Thức ăn của chuột là

         A. rắn, kiến.

         B. châu chấu, diều hâu

         C. diều hâu, rắn.

         D. châu chấu, kiến.

  Câu 15: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau?

          A. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi.      

          B. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa.

          C. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa.

          D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi.

Câu 16: Quần thể người có những đặc trưng khác quần thể sinh vật khác vì sao?

          A. Bộ não phát triển mạnh.                                        B. Tay chân khéo léo.

          C. Văn hóa và giáo dục                                              D. Lao động và tư duy.

Câu 17: Những chỉ số nào sau đây thể hiện độ phong phú về số lượng các loài trong quần xã?   (1) Độ đa dạng         (2) độ tập trung           (3) độ nhiều        (4) độ thường gặp

          A. (1), (2) và (3)                                                         B. (2), (3) và (4)

          C. (1), (2) và (4)                                                          D. (1), (3), và (4)

Câu 18: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A.  Ếch, ốc sên, lạc đà.                                 B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.

C. Giun đất, ếch, ốc sên.                              D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.

Câu 19: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

  1. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
  2. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
  3. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
  4. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 20: Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

          A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6).

          B. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3).

          C. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6).

          D. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6).

II/Tự luận (5 điểm)

 Câu 1:(2đ)

          a. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

           b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2: (3đ) Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có những chuỗi thức ăn nào? Vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

C

A

C

D

B

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

D

A

D

D

B

C

A

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3 

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ:

  1. Kí sinh                B. Cạnh tranh                C. Hội sinh                D. Cộng sinh

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

  1. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên                                  C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy
  2. Ốc sên, ếch, giun đất                                       D. Ếch, lạc đà, giun đất

Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

  1. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng                                C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng
  2. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên           D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng

Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

  1. Nhóm tuổi trước sinh sản                              C. Nhóm tuổi sinh sản
  2. Nhóm tuổi sau sinh sản                                 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là:

  1. Từ 50C đến 400C            B. Từ 50C đến 390C        C. Từ 50C đến 420C         Từ 50C đến 450C

Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?

  1. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn                        C. Cáo ăn thỏ
  2. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông                     D. Chim ăn sâu

PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?(1.5 điểm)

Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. ?(1.5 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?(1,0 điểm)

Câu 4 (3.0 điểm): Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

b. Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên?

c. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

D

C

A

C

C

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a. Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao ưu thế lai biểu hiện rỏ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?

b. Ở một loài thực vật thế hệ đầu có kiểu gen Aa nếu tự thụ phấn 4 đời thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?

Câu 2: Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ.

Câu 3: Trình bày các mối quan hệ đối địch khác loài? Cho ví dụ?

Câu 4: Quần thể là gì? Cho ví dụ về quần thể sinh vật? So sánh quần thể và quần xã?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn , sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn , các tính trạng cao hơn năng suất trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

 – F1  kiểu gen ở dạng dị hợp chỉ có gen trội biểu hiện tính trạng nên có lợi, qua nhiều thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng các gen lặn biểu hiện tính trạng (thường có hại), ưu thế lai giảm dần…( 1đ)

b.Qua 4 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ dị hợp là: 1/16

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:  a. Hiện tượng thoái hoá  là gì ? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn ?                           

b. Ở một loài thực vật thế hệ đầu có kiểu gen Aa nếu tự thụ phấn 3 đời thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là bao nhiêu?

Câu 2: Môi trường sống của sinh vật là gì?  Có mấy loại môi trường sống của sinh vật, mỗi môi trường lấy một ví dụ về sinh vật sống trong môi trường đó?

Câu 3: Các sinh vật cùng loài sống với nhau có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ?

Câu 4: Quần xã là gì? Cho ví dụ về quần xã sinh vật? So sánh quần thể và quần xã?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Hiện tượng thoái hoá :

+ Là hiện tượng mà các thế hệ kế tiếp sinh ra  có sức sống kém dần, năng suất và chất lượng giảm , biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm , khả năng chống chịu kém, dị tật , chết non..

- Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn :

- Ở gen dị hợp , các gen lặn thường là gen xấu , không có điều kiện để biểu hiện kiểu hình do bị gen trội lấn át . Khi tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần tỉ lệ dị hợp giảm , đồng hợp tăng, các gen lặn gặp nhau nên biểu hiện ra trính trạng gây hại.

Sau 3 đời tự thụ phần thì tỉ lệ đồng hợp lặn là : (1- 1/8)/2

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Đông Hải có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?