TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN 1: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
.....”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?
Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng (có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”)? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.
Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (3 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 3: Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN 1: (7 điểm)
Câu 1:
* Phương pháp: Vận dụng kiến thức Văn bản Những ngôi sao xa xôi
* Cách giải:
- Nhân vật “tôi” là Phương Định.
- Đoạn trích giúp em hiểu cô là người lạc quan, yêu đời, mộng mơ, nhạy cảm.
Câu 2:
* Phương pháp: Vận dụng kiến thức Các loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép)
* Cách giải:
- Câu đơn.
- Việc sử dụng câu này có tác dụng: dùng để diễn tả, kể lại suy nghĩ của Phương Định lúc bấy giờ.
Câu 3:
* Phương pháp: Vận dụng kiến thức về Xưng hô trong hội thoại
* Cách giải:
- Lúc xưng “tôi”: Phương Định kể về công việc, suy nghĩ, hành động của riêng mình.
- Lúc xưng “chúng tôi”: Phương Định kể về công việc, hành động, tính cách, đặc điểm của cả 3 cô gái.
=> Xưng như vậy giúp ngôi kể vẫn liền mạch, đồng thời khắc hoạ được nét chung của 3 cô gái cũng như nét riêng của nhân vật chính Phương Định.
- Văn bản khác có đặc điểm như vậy (Thí sinh chọn 1 trong 2):
+ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải.
+ "Hai cây phong" - Ai-ma-tốp.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I (6 điểm):
Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
Mùa xuân người cầm súng
1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.
2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?
3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.
4. Dựa vào khổ thơ em vùa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).
Phần II (4.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....
Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....
(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần 1. (7.0 điểm)
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, có đoạn:
“Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Ðất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.”
(Trích Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này.
2. Truyện được trần thuật từ ngôi kể nào, người kể chuyện là ai? Việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
3. Chỉ ra phép liên kết trong hai câu văn được in đậm và các từ ngữ dùng để thực hiện phép liên kết đó:
Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn tinh thần lạc quan, dũng cảm của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm.
4. Hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và câu phủ định (gạch chân, ghi chú thích).
5. Những câu văn “Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.” Khiến em nhớ tới câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật cũng nói về sự rung chuyển dữ dội do bom đạn của quân thù gây nên?
PHẦN II (3 điểm)
Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết:
“Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Phát hiện thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết thành phần đó chú thích cho cụm từ nào?
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,5 đỉểm.
Câu 1: Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là:
A. Phạm Ngọc Hoan
B. Phạm Bá Ngoãn
C. Phan Thanh Viễn
D. Phạm Trí Viễn
Câu 2: Nhà thơ Thanh Hải viết:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ)
Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ:
A. Thính giác đến thị giác.
B. Thị giác đến xúc giác.
C. Thính giác, thị giác đến xúc giác.
D. Ba câu trên đều sai.
Câu 3: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì?
A. Đây là mùa xuân bình thường trong cuộc đời của tác giả.
B. Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước.
C. Đây là ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình là cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
D. Đây là một trong bốn mùa đẹp nhất của tác giả.
Câu 4: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?
A. Hình ảnh cành hoa.
B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
C. Hình ảnh con chim.
D. Hình ảnh nốt nhạc trầm.
Câu 5: Cảm nhận của em về lời thơ:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
A. Hình ảnh so sánh.
B. Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng.
C. Cả hai đều đúng.
D. Cả hai đều sai.
Câu 6: Y Phương là nhà thơ thuộc dân tộc nào?
A. Thái
B. Nùng
C. Tày
D. Dao
Câu 7: Dòng nào sau đây đúng với tác giả Y Phương?
A. Là tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
B. Là nhà thơ nguyện cống hiến hết sức mình cho cuộc đời.
C. Là nhà thơ thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
D. Là nhà thơ có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miền Nam thời chống Mĩ.
Câu 8: Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nói với con là gì?
A. Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi.
B. Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương.
C. Tiếp thêm sức manh về ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Ý nào sau đây đúng về giá trị nội dung của bài thơ Nói với con của Y Phương?
A. Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng.
B. Ca ngợi truyền thống cần cù của quê hương và dân tộc mình
C. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 10: Với bài thơ Sang thu, em thấy đóng góp mới của Hữu Thỉnh là gì?
A. Viết về thời điểm chớm thu và gắn thời tiết với đời người.
B. Viết về mùa thu chín.
C. Viết về mùa thu lộng lẫy, sinh động, rực rỡ.
D. Ý A và B đúng.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Phân tích những điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
1. B
2. C
3. C
4. B
5. C
6. C
7. C
8. D
9. D
10. A
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (3 điểm)
Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu.
a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
b. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại đốn đến thế sao?
Câu 2: (2 điểm)
Đọc hai câu ca dao sau:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó.
b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó?
Câu 3: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về: Việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (3 điểm)
a. Chao ôi: Thành phần cảm thán biểu thị tình cảm tiếc nuối của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
b. Chả nhẽ: Thành phần tình thái biểu thị thái độ giả định, ước đoán của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Câu 2: (2 điểm)
a.
- Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.
- Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.
b. Hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !