TRƯỜNG THCS NAM LƯƠNG SƠN | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Văn - Tiếng Việt (5,0 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2: (1 điểm)
Em hiểu thế nào về nét điển hình của nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”
Câu 3: (1 điểm)
Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi (Tô Hoài - Dế mèn phưu lưu kí)
b.
Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ân ngãi
Quý hơn bao vàng đầy !
(Tố Hữu - Bài ca lái xe đêm)
Câu 4: (1 điểm)
- Nêu khái niệm nghĩa tường minh, hàm ý?
- Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao sau:
Chim Chích mà ghẹo Bồ Nông,
Đến khi nó mổ: "Lạy ông tôi chừa!"
II. Tập làm văn (5,0 điểm):
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Văn - Tiếng Việt (5,0 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
- Chép khổ 2 (1đ)
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. (0,5đ)
- Bài thơ có giọng điệu tha thiết, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ cô đọng mà tha thiết. (0,5đ)
Câu 2: (1 điểm)
- Trịnh Hâm đại diện cho người hay ghen ghét đố kị, dẫn đến nhẫn tâm , độc ác; đây là nhân vật hiện thân của cái ác.
Câu 3: (1 điểm)
a. Ngẫm ra: thành phần tình thái (0,5đ)
b. Ơi: Thành phần gọi đáp. (0,5đ)
Câu 4: (1 điểm)
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (0,25đ)
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (0,25đ)
- Nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao:
- Tường minh: Chim chích là loài chim nhỏ, ăn sâu bọ; Bồ Nông là loài chim lớn mỏ to và dài, cổ có bìu đựng mồi (thường là cá ), sống từng đàn ở bờ sông, biển. Chim Chích mà ghẹo, chọc tức Bố Nông, để có Nông giận mổ cho thì rõ là nguy khốn.(0,25đ)
- Hàm ý: Trong cư xử, quan hệ với kẻ mạnh (sức vóc, thế lực lớn mạnh), người yếu cần khéo léo; thận trọng, và chớ để kẻ mạnh giương nanh do bị xúc phạm bởi sự thiếu chín chắn của mình. (0,25đ)
II. Tập làm văn (5,0 điểm):
a. Mở bài: (0.5 đ)
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2.0 điểm)
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn lại có hại ngay đế quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo, việc chung có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, bệnh lề mề không sửa được.
(Phương Thảo, Bệnh lề mề, Ngữ văn 9)
a. Nhận biết
Cho biết từ in đậm là thành phần gì của câu?
b. Nhận biết
Hãy cho biết mỗi từ ngữ được gạch chân trong đoạn trích thực hiện phép liên kết nào?
Câu 2: (3.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10-15 dòng nêu tác hại bệnh lề mề, coi thường giờ giấc.
Câu 3: (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Sang thu – Hữu Thỉnh – Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2006)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
a.
Phương pháp: căn cứ các thành phần đã học
Cách giải:
- Thành phần biệt lập của câu
- Thành phần tình thái
b.
Phương pháp: căn cứ các phép liên kết câu
Cách giải:
- Phép thế: Đó
- Phép nối: Nhưng
Câu 2:
1. Giới thiệu chung: tác hại bệnh lề mề
2. Giải thích
- Lề mề là làm việc một cách chậm chạp, thiếu ý thức
=> Lề mề là căn bệnh phổ biến trong xã hội
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1-4:
Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn.
(Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TPHCM)
1. Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
2. Nhận biết
“Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì?
3. Nhận biết
Chỉ ra thành phần phụ chú và tình thái trong câu: Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi.
4. Thông hiểu
Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ với chủ đề: hãy sống chan hòa với mọi người.
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. (4 điểm) Cho đoạn văn
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Thông hiểu
Nêu chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề?
2. Thông hiểu
Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy?
3. Vận dụng cao
Hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách.
Phần II. (6 điểm)
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải có viết:
Mùa xuân người cầm súng
(Ngữ văn 9, NXB Giáo dục)
1. Nhận biết
Chép tiếp 5 câu thơ sau câu trên để hoàn thành khổ thơ.
2. Thông hiểu
Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” trong câu thơ cuối khổ thơ đã chép được không? Vì sao?
3. Vận dụng cao
Viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu phủ định, phép nối để liên kết câu.
4. Thông hiểu
Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có văn bản khác nói về những con người “lặng lẽ dâng cho đời”, nêu tên văn bản đó và tác giả.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I. (4 điểm)
1.
Phương pháp: căn cứ văn bản Bàn về đọc sách
Cách giải:
- Chủ đề: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
- Đoạn trích đề cập đến khía cạnh: Phương pháp đọc sách
2.
Phương pháp: căn cứ văn bản Bàn về đọc sách
Cách giải:
- Trong câu văn đó, tác giả sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ:
+ So sánh: đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ,
+ Ẩn dụ: tuy châu báu – tri thức
- Hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích cũng chẳng thu được điều gì có giá trị. Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc sách qua loa.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
a. (0,5 điểm) Nhận biết
Xác định hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
b. (0.5 điểm) Thông hiểu
Nêu nội dung chính khổ thơ.
c. (1.0 điểm) Thông hiểu
Ý nghĩa văn bản của bài thơ.
Câu 2: (3.0 điểm) Nhận biết
a. Xác định thành phần phụ và gọi tên thành phần đó.
Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Làng- Kim Lân)
b. Nêu đặc điểm và công dụng thành phần phụ vừa xác định.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nam Lương Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !