Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 có đáp án năm 2021 Trường THCS Thái Hòa

TRƯỜNG THCS THÁI HÒA

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 7

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng nào?

A. Quảng Ngãi                     B. Hội An                        C. Phú Xuân                    D. Đà Nẵng

Câu 2: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng

B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh

C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”

Câu 3: Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành vào năm nào?

A. Năm 1814                        B. Năm 1815                   C. Năm 1817                   D. Năm 1816

Câu 4: Sau khi lên ngôi hoàng đế, nhà Nguyễn đã làm gì?

A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất

B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc

D. Cả ba lý do trên

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh

B. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt

C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực

D. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm

Câu 6: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

A. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất

B. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền

C. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất

D. Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”

Câu 7: Nhà Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

A. Khai hoang                                                              B. Lập đồn điền

C. Thực hiện chế độ quân điền                                     D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 8: Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?

A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị

B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội

C. Củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương

D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước

Câu 9: Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. “Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh”. Đó là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

C. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

Câu 10: Khi bị Nguyễn Ánh tấn công, Nguyễn Quang Toản chạy ra nơi nào?

A. Bắc Hà                            B. Nghệ An                     C. Quảng Bình                D. Thanh Hóa

Câu 11: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

A. Phủ Quy Nhơn                B. Phú Xuân                    C. Gia Định                     D. Đà Nẵng

Câu 12: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị                           B. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng

C. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức                             D. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long

Câu 13: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế vào năm nào?

A. Năm 1804                        B. Năm 1806                   C. Năm 1807                   D. Năm 1802

Câu 14: Vì sao chế độ quân điền dưới thời Nguyễn không còn tác dụng phát triển và ổn định trong đời sống nhân dân?

A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế

B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước

C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 15: “Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền…Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?

A. Minh Mạng                      B. Thiệu Trị                     C. Tự Đức                       D. Đồng Khánh

Câu 16: Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?

A. Doanh điền sứ                 B. Tổng đốc                     C. Tuần phủ                     D. Chương lý

Câu 17: Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?

A. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc                                     B. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc                                     D. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

Câu 18: Quan đứng đầu mỗi tỉnh được gọi là

A. Chánh phó An phủ sứ                                             B. Tổng đốc hoặc tuần phủ

C. Đô ti, thừa ti                                                            D. Tri phủ

Câu 19: Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn vào khoảng thời gian nào?

A. Tháng 8 năm 1801                                                   B. Tháng 7 năm 1801

C. Tháng 5 năm 1801                                                   D. Tháng 6 năm 1801

Câu 20: Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?

A. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ

B. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp

C. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp

D. Công thương nghiệp sa sút

Câu 21: Hãy kể tên những sĩ phu đã có công giúp Quang Trung xây dựng chính quyền mới?

A. Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích

B. Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở

C. Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm

D. Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích

Câu 22: Sau khi quân Xiêm bị thất bại, Nguyễn Ánh tiếp tục cầu viện thế lực nào bên ngoài chiếm lại Gia Định?

A. Quân Thanh                     B. Quân Pháp                  C. Quân Minh                 D. Quân Chân Lạp

Câu 23: Quang Trung từ trần vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 15 tháng 9 năm 1792                                     B. Ngày 18 tháng 9 năm 1792

C. Ngày 17 tháng 9 năm 1792                                     D. Ngày 16 tháng 9 năm 1792

Câu 24: Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì?

A. Vua mới còn nhỏ tuổi

B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín

C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn

D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau

Câu 25: Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?

A. Nghiên cứu và viết lịch sử

B. Soạn thảo văn bản cho triều đình

C. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập

D. Quản lý việc học tập của con em quan lại

Câu 26: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?

A. Xóa nạn mù chữ                                                      B. Ban bố chiếu lập học

C. Mở thêm trường dạy học                                        D. Ban hành chiếu khuyến học

Câu 27: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ

B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại

C. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong

D. Giải quyết việc làm cho nông dân

Câu 28: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?

A. Yêu cầu nhà Thanh “”mở cửa ải, thông chợ búa””

B. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp

C. Mở lại các chợ

D. Giảm nhẹ nhiều loại thuế

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

5

B

9

C

13

B

17

C

21

A

25

C

2

A

6

C

10

A

14

D

18

B

22

B

26

B

3

B

7

D

11

B

15

C

19

D

23

D

27

C

4

D

8

A

12

D

16

A

20

A

24

C

28

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma                                                         B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc.                                             D. Nông dân công xã

Câu 2: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 3: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.                                   B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.                                                      D. Địa chủ và nông dân

Câu 4: Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.                            B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến          D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô

Câu 5: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Thương nhân, quí tộc.                                             B. Công nhân, quí tộc.

C. Tướng lĩnh quân sự, quí tộc.                                   D. Tăng lữ, quí tộc.

Câu 7: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?

A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.

B. Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.

C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.

D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.

Câu 8: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?

A. Thương nhân giầu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.

B. Địa chủ giàu có.

C. Quí tộc, nông dân.

D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.

Câu 9: Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?

A. Anh, Pháp.                                                               B. Đức, I-ta-li-a.

C. Tây ban-nha, Bồ-đào-nha.                                       D. Pháp, Bồ-đào-nha.

Câu 10: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?

A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.

B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.

C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.

D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 29 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

B

C

A

A

D

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

C

B

A

B

A

C

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

D

A

D

A

C

D

A

B

 

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?

A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.                                            B. Đóng đô ở Cổ Loa.

C. Xưng vương.                                                           D. Lập triều đình quân chủ.

Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.

Câu 3: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào?

A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn.

B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều.

C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy.

D. Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.

Câu 4: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?

A. Tầng lớp nông dân.                                                 B. Tầng lớp công nhân.

C. Tầng lớp nô tỳ.                                                        D. Tầng lớp thợ thủ công.

Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 7: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.

D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 8: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.                B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.                              D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 9: Cấm quân là

A. quân phòng vệ biên giới.                                         B. quân phòng vệ các lộ.

C. quân phòng vệ các phủ.                                           D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

Câu 10: Quân địa phương gồm những loại quân nào?

A. Lộ quân, sương quân, dân binh.                              B. Lộ quân, trung quân, dân binh.

C. Sương quân, dân binh.                                            D. Lộ quân, sương quân, trung quân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

D

C

D

D

A

D

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

D

B

C

D

D

D

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

D

A

A

C

D

A

D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là

A. quý tộc tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.

B. đất nước hòa bình.

C. Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.

Câu 2: Trong nghề nông thời Trần, bộ phận ruộng đất đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước là

A. ruộng đất của địa chủ.                                             B. ruộng đất điền trang.

C. ruộng đất tư của nông dân.                                     D. ruộng đất công làng xó.

Câu 3: Điền trang là

A. ruộng đất của địa chủ.

B. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do chiêu tập dân nghèo khai hoang .

C. ruộng đất của nông dân tự do.

D. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do nhà vua ban tặng.

Câu 4: Thái ấp là

A. bộ phận đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu.

B. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do chiêu tập dân nghèo khai hoang .

C. ruộng đất của nông dân tự do.

D. ruộng đất của địa chủ.

Câu 5: Tầng lớp bị trị đông đảo nhất thời Trần là

A. phụ nữ.                                                                    B. thợ thủ công.

C. nông dân cày ruộng công làng xã.                           D. nông dân tự do.

Câu 6: Những biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là

A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Câu 7: Nhà giáo tiêu biểu nhất thời Trần là

A. Chu Văn An.                   B. Trương Hán Siêu.       C. Đoàn Nhữ Hài.           D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 8: Văn hóa, giáo dục, khoa học và nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì

A. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước Đông Nam Á.

B. nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm, kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

C. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước châu Á.

D. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước trên thế giới.

Câu 9: Nêu nguyên nhân cơ bản nhất trong những nguyên nhân dưới đây dẫn tới sự sụp đổ của nhà Trần.

A. Chính quyền thối nát, vua quan ăn chơi, sa đọa.

B. Do nạn ngoại xâm: phía Bắc nhà Minh mưu thôn tính, phía Nam Chăm Pa gây xung đột.

C. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình.

D. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình phong kiến ngày càng gay gắt.

Câu 10: Chính sách hạn điền tác động mạnh nhất tới ai?

A. Địa chủ.                                                                   B. Nhà chựa.

C. Quan lại.                                                                  D. Vương hầu, quý tộc nhà Trần.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

A

C

C

A

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

C

B

D

D

D

A

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

C

B

C

A

B

C

D

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng?

A. Trương Phúc Thuần                                                 B. Trương Phúc Loan

C. Trương Phúc Tần                                                     D. Trương Văn Hạnh

Câu 2: Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là gì?

A. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh

B. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta

C. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm

Câu 3: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?

A. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc

B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận

C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ

D. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn

Câu 4: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn – Bình Định                                              B. An Khê – Gia Lai

C. Đèo Măng Giang – Gia Lai                                     D. An Lão – Bình Định

Câu 5: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?

A. Nguyễn Lữ                                                              B. Nguyễn Nhạc

C. Nguyễn Hữu Cầu                                                    D. Nguyễn Hữu Cảnh

Câu 6: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?

A. Nghệ An                          B. Hà Tĩnh                       C. Thanh Hóa                  D. Bình Định

Câu 7: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn

B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế)

C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn

D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam

Câu 8: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê

B. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia

C. Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc

D. Tất cả ý trên đúng.

Câu 9: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt

B. Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình

C. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh

Câu 10: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?

A. An Khê (Gia Lai)                                                    B. Các vùng nêu trên

C. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định)                              D. Truông Mây (Bình Định)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

6

A

11

A

16

A

21

C

2

B

7

B

12

D

17

A

22

D

3

C

8

D

13

D

18

C

23

D

4

B

9

C

14

A

19

B

24

A

5

D

10

C

15

B

20

C

25

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 có đáp án năm 2021 Trường THCS Thái Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?