Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Minh Tân

TRƯỜNG THCS MINH TÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học cho các thí nghiệm sau:

a) Dẫn khí axetilen qua ống thủy tinh đầu vuốt nhọn rồi đốt cháy khí axetilen thoát ra.

b) Dẫn khí etilen qua dung dịch brom màu da cam.

Câu 2: Viết phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau (Ghi rõ điều kiện của phản ứng, nếu có)

C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa

Câu 3: Khi xác định công thức của các chất hữu cơ A và B, người ta thấy công thức phân tử của A là C2H6O, còn công thức phân tử của B là C2H4O2. Để chứng minh A là rượu etylic, B là axit axetic cần phải làm thêm những thí nghiệm nào? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa (nếu có).

Câu 4: Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại: Khi côn trùng (ong, kiến…) đốt, ta lấy nước vôi bôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mau lành và giảm cảm giác ngứa rát. Em hãy giải thích vì sao khi bôi nước vôi vào chỗ côn trùng đốt sẽ đỡ đau? Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa (nếu có).  

Câu 5: Đốt cháy 6 gam chất hữu cơ A, thu được 8,96 lít CO2 (ở đktc) và 10,8 gam H2O.

a. Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b. Biết tỉ khối của A so với hiđro là 15. Tìm công thức phân tử và gọi tên chất hữu cơ A.

c. Viết công thức cấu tạo của A và cho biết A có làm mất màu dung dịch brom không? Vì sao?

d. Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a) Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2  +   5O2   →   4CO2   + 2H2O

b) Dẫn khí etilen qua dung dịch brom màu da cam, dung dịch brom mất màu

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Câu 2:

(1)   C6H12O6  →    2C2H5OH  +   2CO2  

(2)   C2H5OH + O2  →   CH3COOH + H2O

(3)  CH3COOH + C2H5OH   →   CH3COOC2H5 + H2O

(4)   CH3COOC2H5 + NaOH   →   CH3COONa + C2H5OH

Câu 3

- Cho A tác dụng với natri nếu có sủi khí ta chứng minh được A có nhóm OH, vậy A là rượu etylic:

2C2H5OH  +  2Na   →   2CH5ONa  +   H2 ­

- B là axit axetic nên B có nhóm COOH

HS có thể chọn một trong những thí nghiệm sau:

+ Nhỏ lên quỳ tím khi đó quỳ tím chuyển thành màu đỏ. (Hoặc cho tác dụng kim loại Mg, Zn...hoặc muối cacbonat, hoặc làm tan oxit kim loại..., viết PTHH)

Câu 4: Do trong nọc của ong, kiến và một số côn trùng khác có axit fomic. Nước vôi là bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.

2HCOOH + Ca(OH)2   →    (HCOO)2Ca + 2H2O

Câu 5

a) Khối lượng các nguyên tố có trong A

\(\begin{gathered}
  {m_C} = 12.{n_{C{O_2}}} = 12.\frac{{8,96}}{{22,4}} = 4,8\left( g \right) \hfill \\
  {m_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.\frac{{10,8}}{{18}} = 1,2\left( g \right) \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Ta có: mC + mH = 4,8 +1,2 = 6 (g) = mA

Vậy chất hữu cơ A chỉ có 2 nguyên tố là cacbon và hiđro.

b) Gọi công thức phân tử của A: CxHy   (x, y  N*)

Ta có tỉ lệ:

\(x:y = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}}:\frac{{{m_H}}}{{{M_H}}} = \frac{{4,8}}{{12}}:\frac{{1,2}}{1} = 0,4:1,2 = 1:3\)

Công thức tổng quát của A:  (CH3)n  (n  N*)

Biết: dA/H2 = 15 → MA = 15.2 =30 (g/mol) → 15n = 30  → n =2

Vậy, công thức phân tử của hiđrocacbon A là C2H6 (etan)

c) Công thức cấu tạo của A:  CH3 - CH3

Chất A không làm mất màu dung dịch brom vì A chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

d) Phương trình hóa học : \({C_2}{H_6} + C{l_2} \to {C_2}{H_5}Cl + HCl\)

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hãy cho biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất sau:                

a)  Benzen                                 

b) Axit axetic

Câu 2. Hoàn thành các  phương trình hóa học sau:

Etilen → Rượu Etylic → Axit Axetic  → Etylaxetat → Natriaxetat

Câu 3. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết bốn chất lỏng không màu đựng trong ba lọ riêng biệt là: CH3COOH, C2H5OH, C6H6, nước cất. Viết PTHH xảy ra (nếu có).

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam rượu etylic.

a) Tính thể tích không khí cần dùng (ở đktc) cho phản ứng trên, biết khí oxi chiếm 20% thể tích không khí.

b) Tính thể tích rượu 8o thu được khi pha lượng rượu trên với nước, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 (g/ml).

c) Tính khối lượng axit axetic thu được khi lên men lượng rượu trên, biết hiệu suất của phản ứng lên men giấm đạt 60 %.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần 1: Trắc nghiệm 

Câu 1. Etilen thuộc nhóm

A. Hidrocacbon        

B. Dẫn xuất hidrocacbon         

C. Chất rắn             

D. Chất lỏng

Câu 2. Phát biểu nào sau đúng khi nói về metan?

A. Khí metan có nhiều trong thành phần khí quyển trái đất.

B. Trong cấu tạo phân tử metan có chứa liên kết đôi.

C. Metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O.

D. Metan là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nhựa PE trong công nghiệp.

Câu 3. Số công thức cấu tạo mạch hở của C4H8 là:

A. 1                           

B. 2                            

C. 3                             

D. 4 

Câu 4. Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Tinh bột.              

B. Glucozơ.              

C. Xenlulozơ.                 

D. Saccarozo.

Câu 5. Ancol etylic tác dụng được với

A. Na                          

B. Al                          

C. Fe                          

D. Cu

Câu 6. Hidrocacbon A là chất có tác dụng kích thích trái cây mau chín. A là chất nào trong các chất dưới đây?

A. Etilen                  

B. Bezen                     

C. Metan                 

D. Axetilen

Câu 7. Glucozơ có tính chất nào dưới đây?

A. Làm đổi màu quỳ tím.

B. Tác dụng với dung dịch axit.

C. Phản ứng thủy phân.

D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về polime?

A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.

B. Các polime có phân tử khối rất lớn.

C. Các polime dễ bay hơi.

D. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 9. Thể tích oxi (đktc) cần thiết đốt cháy 4,6 gam ancol etylic là:

A. 6,72 lít        

B. 7,84 lít         

C. 8.69 lít         

D. 11,2 lít

Câu 10. Thủy phân protein trong dung dịch axit sinh ra sản phẩm là:

A. Ancol etylic.    

B. Axit axetic.    

C. Grixerol.    

D. Amino axit.

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển đối hóa học sau:

Glucozơ  → Rượu etylic → Axit axetic → Natri axetat  → Metan

Câu 2. Nhận biết các chất dưới đây bằng phương pháp hóa học: Acol etylic, axit axetic, glucozơ

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam một hợp chất hữu cơ A sau phản ứng thu được 6,6 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết rằng khi hóa hơi ở điều kiện tiêu chuẩn 2,24 lít khí A nặng 3,2 gam.

a. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A.

b. Biết rằng A có phản ứng với Na. Tính thể tích khí hidro (đktc) thoát ra khi cho lượng chất A ở trên phản ứng hoàn toàn với Na dư.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

B

A

A

D

B

A

D

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1. Trong phân tử metan có

A. 4 liên kết đơn C-H

B. 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H

C. 2 liên kết đôi C=O và 2 liên kết đơn C-H

D. 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H

Câu 2. Đốt cháy 1 hydrocacbon được nH2O gấp đôi nCO2. Tìm công thức hydrocacbon đó là:

A.C2H6              

B. CH4               

C. C2H4               

D. C2H2

Câu 3. Số công thức cấu tạo mạch hở của rượu có công thức C4H8O là:

A. 2            

B. 3                  

C. 4                              

D. 5 

Câu 4. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

A. CH4 làm mất mất màu dung dịch brom

B. C2H4 tham gia phản ứng thế với clo tương tư như CH4

C. CH4 và C2H4 đều tham gia phản ứng cháy sinh ra CO2 và H2O

D. CH4 và CO2 đều có phản ứng trùng hợp

Câu 5.Hợp chất Y là chất lỏng không màu, có nhóm – OH trong phân tử,  tác dụng với kali nhưng không tác dụng với kẽm. Y là

A. NaOH.                   

B. CH3COOH.            

C. Ca(OH)2.              

D. C2H5OH.

Câu 6. Dãy chất tác dụng với axit axetic là:

A. CuO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.   

B. CuO; Cu(OH)2; Zn ; H2SO4; C2H5OH.

C. CuO; Cu(OH)2; Zn ; Na2CO3 ;C2H5OH.  

D. CuO; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Câu 7. Cho sơ đồ sau:

CH2 = CH2 + H2O  → X                     

X + Y →  CH3COO-C2H5 + H2O

X + O2  → Y + H2O

Vậy X, Y có thể là:

A. C2H6, C2H5OH.    

B. C2H5OH, CH3COONa.     

C. C2H5OH, CH3COOH.      

D. C2H4, C2H5OH.

Câu 8. Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là (không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)

A. CH3COOH và NaOH.                  

B. CH3COOH và H3PO4.

C. CH3COOH và Ca(OH)2.               

D. CH3COOH và Na2CO3.

Câu 9. Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được

A. glixerol và một số loại axit béo.          

B. glixerol và một loại axit béo.

C. glixerol và một muối của axit béo.      

D. glixerol và xà phòng

Câu 10. Aminoaxit (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của aminoaxit  là

A. C3H7O2N.                         

B. C4H9O2N.             

C. C5H11O2N.            

D. C6H13O2N.

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển đối hóa học sau:

C12H22O11 →  C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5

Câu 2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau: C2H5OH, C6H12O6, C12H22O11 .

Câu 3. Hỗn hợp A gồm metan và etilen. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 27,58 gam kết tủa.

a) Viết phương trình hóa học?

b) Tính thành phần, phần trăm thể tích hỗn hợp ban đầu

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

C

D

C

C

B

A

B

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1. Nhiệt độ sôi của rượu etylic là

A. 78,30C.           

B. 7,30C.

C. 73,50C.            

D. 73,70C.

Câu 2. Rượu etylic có khả năng hòa tan trong nước hơn metan, etilen là do

A. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon.

B. trong phân tử rượu etylic có 6 nguyên tử hiđro.

C. trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.

D. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hiđro.

Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau

A. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH tác dụng được với KOH.

B. Những chất có nhóm –OH tác dụng được với K.

C. Những chất có nhóm –COOH tác dụng với KOH nhưng không tác dụng với K.

D. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH cùng tác dụng với K và KOH.

Câu 4. Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có axit làm xúc tác

A. (RCOO)3C3H5 + 3H2O  → C3H5(OH)3 + 3RCOOH

B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O → 3C3H5OH + R(COOH)3

C. 3RCOOC3H5 + 3H2O  → 3C3H5OH + 3R-COOH

D. RCOO(C3H5)3 + 3H2O →  3C3H5OH + R-(COOH)3

Câu 5. Ba gói bột màu trắng là glucozơ, tinh bột và saccarozơ. Có thể nhận biết bằng cách nào sau đây?

A. Dung dịch brom và Cu(OH)2.      

B. Dung dịch NaOH và dung dịch iot.

C. Hoà tan vào nước và dung dịch HCl.

D. Hoà tan vào nước và cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 6. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và HCl

Hóa chất lần lượt ở bình 1 và bình 2 là:

A. Dung dịch NaCl bão hòa, dung dịch H2SO4 đặc

B. Nước cất và dung dịch H2SO4 đặc

C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa

D. Dung dịch H2SO4 đặc và nước cất

Câu 7. Phản ứng tráng gương là

A. 2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2 H2O.

B. C2H5OH + K → C2H5OK +1/2 H2

C. C6H12O→ 2C2H5OH + 2CO2

D. C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Câu 8. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ tằm, bông vải.                           

B. tơ  tằm, sợi đay.

C. bông vải, sợi đay.                          

D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.

Câu 9. Để thu được 1 tấn PVC thì khối lượng vinyl clorua cần dùng là (Hiệu suất phản ứng là 90%)

A. 1 tấn.                     

B. 0,9 tấn.                   

C. 0,1 tấn.                   

D. 1,11 tấn

Câu 10. Biết 0,02 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,2M. Vậy X là

A. C2H4.           

B. CH4.                    

C. C2H2.            

D. C2H6..

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Hãy chọn chất thích hợp điền vào dấu (?) và hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:

a/C2H5OH + ? → C2H5OK + ?

b/C2H5OH  ? + H2O

c/ ? + Na2CO3 → CH3COONa + CO2 + ?

d/ C11H22O11 + H2O  ? + ?

Câu 2. Chỉ dùng nước và một hóa chất khác, hãy phân biệt các chất sau.

Etyl axetat, ancol etylic, axit axetic

Câu 3. Hỗn hợp X gồm ancol etylic và một rượu A có công thức phân tử là CnH2n+1OH. Cho 16,6 gam X tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,36 lít khí hidro (đktc).

a) Xác định công thức phân tử của rượu A.

b) Tính khối lượng rượu có mặt trong hỗn hợp X.

c) Viết công thức cấu tạo có thể có của rượu X.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

A

D

A

D

B

A

A

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Minh Tân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?