TRƯỜNG THPT YÊN NINH | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Đời sống kinh tế chủ yếu của người tối cổ là gì?
A. Hái lượm
B. Săn bắn
C. Săn bắt, hái lượm
D. Săn bắn, hái lượm
Câu 2: Xã hội Văn Lang – Âu Lạc có những tầng lớp nào?
A. Vua, quý tộc, nô tì
B. Vua, quý tộc, dân tự do
C. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì
D. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì, nông dân lệ thuộc
Câu 3. Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục tập quán theo người Hán nhằm mục đích gì ?
A. Mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá với Trung Quốc
B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt
C. Khai hoá văn minh cho dân tộc ta
D. Xoá bỏ phong tục tập quán của người Việt
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu việc chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa nước ta vào thời kì độc lập tự chủ lâu dài ?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi năm 905
B. Khúc Hạo thực hiện cải cách để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ năm 907
C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938
D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939
Câu 5. Dưới thời Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu?
A. Cổ Loa
B. Đại La
C. Hoa Lư
D. Phong Châu
Câu 6. Thăng Long (Hà Nội ngày nay) có 36 phố phường thời nào?
A. Nhà Nguyễn
B. Nhà Lý
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Trần
Câu 7. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta ai là người thực hiện chiến lược: “tiên phát chế nhân”?
A. Lê Hoàn
B. Lý Công Uẩn
C. Trần Hưng Đạo
D. Lý Thường Kiệt
Câu 8. Phật giáo được tôn sùng nhất ở nước ta dưới vương triều nào?
A. Nhà Đinh, Tiền Lê
B. Nhà Lý – Trần
C. Nhà Hồ
D. Nhà Lê sơ
Câu 9. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài
A. Sông Gianh
B. Sông Giang
C. Sông Hương
D. Sông Dinh
Câu 10. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất của Đàng Trong
A. Hội An
B. Thanh Hà
C. Gia Định
D. Vân Đồn
Câu 11. Sau khi làm chủ vùng đất Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn
A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê diệt họ Trịnh
B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chính quyền vua Lê- chúa Trịnh
D. Tiêu diệt chúa Trịnh lên ngôi hoàng đế
Câu 12. Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta trong khoảng thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỷ XVI
B. cuối thế kỷ XV
C. Thế kỷ XVI
D. Thế kỷ XVIII
Câu 13. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là
A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc
C. mâu thuẫn giữa quý tộc người Vịêt với chính quyền đô hộ phương Bắc
D. mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phương Bắc.
Câu 14. Ý nghĩa của khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc là
A. đã giành lại được độc lập dân tộc
B. đặt nền móng vững chắc cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta
C. kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập
D. mở ra bước phát triển mới của thời kì phong kiến độc lập
Câu 15. Các địa danh nào không phải nơi diễn ra các chiến thắng nổi tiếng trong 3 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Đông Bộ Đầu
B.Hàm Tử Quan
C. Sông Bạch Đằng
D. Đống Đa
Câu 16. Nghệ thuật quân sự làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh là
A. Thần tốc và chớp thời cơ
B. Đánh nhanh thắng nhanh
C. Đánh vào dịp tết
D. Đánh chắc tiến chắc
II. Tự luận:
Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê và và bộ máy nhà nước thời Lê. Qua đó hãy nhận xét về sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.
Câu 2. Trình bày cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và quá trình thống nhất đất nước. Em hãy đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
C | C | B | C | C | C | D | B | A | A | C | C | B | B | D | A |
II. Tự Luận:
Câu 1: Từ những năm 60 của thế kỷ XV vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách lớn.
– Ở trung ương: Chức tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ, dưới vua là 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.
– Địa phương: Cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo đều có 3 ti quản lý về dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo vẫn như cũ…
– Đây là tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn các thời kỳ trước, quền lực tập chung vào tay vua…
Câu 2:
– Đến giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, và Đàng Trong khủng khoảng sâu sắc, nhân dân cực khổ, có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra…
– Năm 1771, một phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra ở ấp Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo…
– Sau nhiều năm chiến đấu nghĩa quân đánh đổ chúa Nguyễn làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.
– Một nhiệm vụ mới được đặt ra, tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo đất nước…
– Trong những năm 1786 – 1788 , phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.
– Đánh giá vai trò: Nguyễn Huệ – Quang Trung…
– Ông có vai trò hết sức to lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm, Là người tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến…
– Người khóe léo động viên đoàn kết toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến …
– Biết lợi dụng địa hình tổ chức trận đánh, nắm bắt đúng thời cơ phát động kháng chiến…
– Thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc…
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vị vua cuối cùng của nhà Lý là ai ?
a. Lý Chiêu Hoàng.
b. Lý Cao Tông.
c. Lý Huệ Tông.
d. Lý Trần Quán
Câu 2. Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước ?
a. Thăng Long (Hà Nội).
b. Phủ Qui Nhơn.
c. Phú Xuân (Huế)
d. Gia Định (Sài Gòn).
Câu 3. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống giành được thắng lợi ở đâu ?
a. Sông Như Nguyệt.
b. Sông Bạch Đằng.
c. Rạch Gầm-Xoài Mút.
d. Chi Lăng-Xương Giang.
Câu 4. Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì ?
a. “Thần tộc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”
b. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”.
c. “Phù Lê, diệt Trịnh”.
d. “Phù Trịnh, diệt Lê”
Câu 5. Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược ?
a. Hạ Hồi.
b. Ngọc Hồi, Đống Đa.
c. Ngọc Hồi
d. Tất cả các chiến thắng trên
Câu 6. Ở thế kỉ XVI-XVIII, hệ tư tưởng nào vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không còn vai trò độc tôn ?
a. Phật giáo.
b. Đạo giáo.
c. Thiên chúa giáo
d. Nho giáo.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn? (3 điểm)
Câu 2. Tại sao nói thời chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? (2 điểm)
Câu 3. Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa thế nào?(2 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | C | B | C | B | D |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Giáp Tuất.
B. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt.
C. Hiệp ước Hácmăng
D. Hiệp ước Patơnốt.
Câu 2. Trong trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành Hà Nội ?
A. Một viên Chưởng cơ.
B. Lưu Vĩnh Phúc.
C. Hoàng Tá Viêm.
D. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
Câu 3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe phát xít được hình thành gồm những nước nào?
A. Đức, Liên Xô, Anh.
B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. Mĩ, Liên Xô, Anh.
D. Italia, Hunggari, Áo.
Câu 4. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Hồng quân Liên Xô.
B. Nhân dân các nước thuộc địa.
C. Các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít.
D. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 5. Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách Duy tân ?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Trường Tộ.
D. Hoàng Diệu.
Câu 6. Yếu tố gây tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.
C. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.
Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt.
B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.
C. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản.
D. Giai cấp công nhân bắt đầu trưởng thành.
Câu 8. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là
A. Nguyễn Trung Trực
B. Phạm Văn Nghị
C. Trương Định
D. Nguyễn Tri Phương
Câu 9. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp ?
A. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
B. Hiệp ước Patơnốt 1884.
C. Hiệp ước Hácmăng 1883.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
Câu 10. Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít-le?
A. Chiến thắng Nô-vô-xi-biếc.
B. Chiến thắng Lê-nin-grát.
C. Chiến thắng Xta-lin-grát.
D. Chiến thắng Mát-xcơ-va.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 19 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I- TRẮC NGHIỆM
1 | B | 9 | A |
2 | A | 10 | D |
3 | B | 11 | D |
4 | A | 12 | B |
5 | C | 13 | B |
6 | A | 14 | D |
7 | B | 15 | A |
8 | C | 16 | C |
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp ?
A. Hiệp ước Hácmăng 1883.
B. Hiệp ước Patơnốt 1884.
C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
Câu 2. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?
A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp.
B. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang.
C. Triều đình do dự và lúng túng, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp.
D. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang.
Câu 3. Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách Duy tân ?
A. Hoàng Diệu.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Trường Tộ.
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
A. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
B. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
C. Hội nghị I-an-ta được triệu tập.
D. Phát xít I-ta-li-a bị tiêu diệt.
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến ở nước ta giữa thế kỉ XIX?
A. Ruộng đất rơi vào tay địa chủ, cường hào.
B. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
C. Đê điều không được chăm sóc.
D. Nhà nước tổ chức khẩn hoang quy mô lớn.
Câu 6. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít.
B. Nhân dân các nước thuộc địa.
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Hồng quân Liên Xô.
Câu 7. Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít-le?
A. Chiến thắng Lê-nin-grát.
B. Chiến thắng Xta-lin-grát.
C. Chiến thắng Mát-xcơ-va.
D. Chiến thắng Nô-vô-xi-biếc.
Câu 8. Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Phạm Văn Nghị.
D. Trương Định.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Chậu Pachay.
B. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo.
D. Khởi nghĩa Commađam.
Câu 10. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt.
B. Hiệp ước Patơnốt.
C. Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Hiệp ước Hácmăng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I - TRẮC NGHIỆM
1 | C | 9 | B |
2 | C | 10 | A |
3 | C | 11 | C |
4 | A | 12 | D |
5 | A | 13 | D |
6 | D | 14 | D |
7 | C | 15 | D |
8 | A | 16 | A |
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
A. Kinh thành Thăng Long
B. Hoàng thành Thăng Long
C. Kinh thành Huế
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
Câu 2: Giáo dục nho giáo có hạn chế gì?
A. Nội dung chủ yếu là kinh sử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
D. Không khuyến khích việc học hành thi cử
Câu 3: Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là
A. Lam Sơn thực lục
B. Đại Việt sử kí toàn thư
C. Đại Việt sử kí
D. Đại Việt sử lược
Câu 4: Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam
A. Hình luật
B. Hình thư
C. Hoàng Việt luật lệ
D. Quốc triều hình luật
Câu 5: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là
A. Phật giáo
B. Thiên Chúa giáo
C. Đạo giáo
D. Nho giáo
Câu 6: Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là
A. Bình Than và Diên Hồng
B. Bình Than và Bạch Đằng
C. Diên Hồng và Bạch Đằng
D. Diên Hồng và Lam Sơn
Câu 7: Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Trần Thánh Tông
B. Lý Thái Tổ
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Thái Tổ
Câu 8: Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là
A. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Xiêm
B. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và Minh
C. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Thanh
D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh
Câu 9: Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ?
A. Thế kỉ XV – triều Lê sơ
B. Thế kỉ XI – triều Lý
C. Thế kỉ X – triều Tiền Lê
D. Thế kỉ XIV – triều Trần
Câu 10: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XII
D. Thế kỉ XIII
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm:
1 | D | 5 | B | 9 | A | 13 | D |
2 | B | 6 | A | 10 | B | 14 | B |
3 | C | 7 | C | 11 | A | 15 | C |
4 | D | 8 | D | 12 | B | 16 | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Yên Ninh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Biên
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Minh
Chúc các em học tốt!