TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ | KỲ THI TUYỂN CHỌN HSG NĂM 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÍ 10 Thời gian: 180 phút (kể từ thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
Câu I:
1/ Phân biệt sự khác nhau của mạng lưới kinh vĩ tuyến trong các phép chiếu đồ: phương vị đứng, hình nón đứng và hình trụ đứng?
2/ Vẽ hình biểu hiện hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Giải thích về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Câu II:
1/ Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất thường được phân bố ở những khu vực nào trên trái Đất? Tại sao?
2/ Trình bày sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất. So sánh sự giống và khác nhau giữa frông và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu III:
1/ Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
2/ Tại sao trên thế giới lại có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật
Câu IV:
1/ Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
2/ Cho BSL: Mật độ dân số của một số khu vực tập trung dân cư trên TG
Đơn vị: người/km2
Vùng | Mật độ dân số | Vùng | Mật độ dân số |
Châu á gió mùa | 250 | Đông Nam Mĩ | 100 |
Đông Bắc Bắc Mĩ | 60 | Tay Phi | 50 |
Châu âu (trừ Nga) | 100 | Bắc Phi | 49 |
a/ Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu á gió mùa.
b/ Nguyên nhân tập trung dân cư của khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Bắc Mĩ
Câu V:
1/ Trình bày mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
2/ Nêu đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Theo em đặc điểm nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu VI:
1/ Phân tích vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật và thị trường tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
2/ Sự tồn tại và phát triển của GTVT đường sông và cảng biển dựa trên những điều kiện cần thiết nào?
Câu VII:
1/ Nêu rõ những vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển?
2/ Cho BSL: Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta
Đơn vị: nghìn tấn
Năm | Đường sắt | Đường ôtô | Đường sông | Đường biển | Đường hàng không |
1990 | 2341 | 54640 | 27071 | 4359 | 4 |
1995 | 4515 | 91202 | 37654 | 7307 | 32 |
2000 | 6258 | 144572 | 57395 | 15553 | 45 |
2004 | 8874 | 264762 | 97937 | 31332 | 98 |
2010 | 7861,5 | 587014,2 | 144227 | 61593 | 190 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.
ĐÁP ÁN
Câu/ | Ý | NỘI DUNG | |||||||||||||||
I | 1 | Phân biệt sự khác nhau của mạng lưới kinh vĩ tuyến trong các phép chiếu đồ: phương vị đứng, hình nón đứng và hình trụ đứng | |||||||||||||||
2 | Vẽ hình biểu hiện hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
* Giải thích: Trong khi tự quay và chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trên quỹ đạo nên có thời kì BCB ngả về phía Mặt Trời, có thời kì NBC ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ở mỗi BC đều thay đổi trong năm sinh ra ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. | ||||||||||||||||
II | 1 | Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất thường được phân bố ở những khu vực nào trên trái Đất? Tại sao - Các vành đai động đất thường được phân bố ở Địa Trung Hải, Tây Nam Á, Nam Á, ĐNA, Nhật Bản, Bắc Thái Bình Dương, phía Tây Châu Mĩ, Dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương - Các vành đai núi lửa trên Trái Đất thường được phân bố ở Thái Bình Dương, Địa Trung Hải * Giải thích: - Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô vào nhau) + Khi 2 mảng tách rời: (diễn giải) + Khi 2 mảng xô vào nhau: (diễn giải) | |||||||||||||||
2 | Trình bày sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất
So sánh sự giống và khác nhau giữa frông và dải hội tụ nhiệt đới. * Giống nhau: - Nằm giữa 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau - Nơi có frông & dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường gây nhiễu loạn thời tiết (mưa, sấm, áp thấp, bão...) * Khác nhau: - Vị trí: + Frông nằm giữa 2 khối khí có t/chất vật lí khác nhau + Dải hội tụ nhiệt đới nằm giữa 2 khối khí không có sự khác n về t/chất vật lí nhưng có hướng gió ngc nhau - Phân loại: + Frông đc chia làm 2 loại: frông cực và frông ôn đới + Dải hội tụ nhiệt đới chỉ có 1 dải - Nguyên nhân sinh ra mưa: + Frông có mưa do đoạn nhiệt khi khối khí bị đẩy lên theo mặt frông + Dải HTNĐ mưa do không khí nóng ẩm bốc lên cao & gây mưa. | ||||||||||||||||
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 4,5 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | |||||||||||||||||
VI | 1 | a/ Vai trò của tiến bộ KHKT: - Làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành CN VD: - Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp CN. VD:... - Tiến bộ KHKT tạo ra những khả năng mới về sx, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành. Như: điện tử - tin học; hoá tổng hợp hữu cơ, CN vũ trụ... b/ Vai trò của thị trường: - Tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng CMH sx. - Là đòn bẩy đới với sự phát triển, phân bố và thay đổi cơ cấu ngành CN. - Sự phát triển CN ở bất kỳ 1 quốc gia nào cũng đều nhằm thoả mãn nhu cầu trong nc và hội nhập với thị trường thế giới. VD: ... | |||||||||||||||
2 | Sự tồn tại và phát triển của GTVT đường sông và cảng biển dựa trên những điều kiện tự nhiên và điều kiện KTXH. * Ngành GT đường sông tồn tại và phát triển được cần có:
+ Lượng nước sông phù hợp + Mùa lũ và mùa cạn cạn của sông có sự chênh lệch ít + Lòng sông rộng + Sông không bị đóng băng vào mùa đông * Cảng biển tồn tại và phát triển được cần có:
+ Có hoạt động KT phát triển + Có hoạt động Xuất nhập khẩu diễn ra mạnh Như vậy, sự tồn tại và phát triển của GT đường sông và cảng biển dựa vào những điều kiện khác nhau: - GT đường sông phụ thuộc chặt chẽ vào đkiện tự nhiên - Cảng biển phát triển phụ thuộc nhiều vào các đk KTXH, đặc biệt sự phát triển KT và hoạt động XNK. | ||||||||||||||||
VII | 1 | - Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng do thiếu vốn, thiếu công nghệ, sức ép và bùng nổ dân số, nạn đói - Khai thác và chế biến khoáng snả chưa chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho các nguồn tài nguyên nc, đất, không khí bị ô nhiễm - Khai thác rừng trên quy mô lớn, sx NN với hình thức quảng canh, năng suất thấp, tình trạng đốt nước làm rẫy còn phổ biến đã làm gia tăng diện tích đồi núi trọc, thúc đẩy quá trình hoang mạc hoá. | |||||||||||||||
| 2 | - Xử lý số liệu đúng, có tên BSL - Vẽ đúng biểu đồ tăng trưởng, có tên biểu đồ, có chú giải |
2. ĐỀ 2
Câu 1. Trái đất, bản đồ:
a. Xác định các hướng (OA; OB; OC; OD; OE; OF; OG; OH) trong hình sau:
b. Một người ở Hà Nội đi du lịch quanh Trái Đất theo chiều từ Tây sang Đông. Giả sử cứ mỗi ngày ông ta vượt qua được một múi giờ. Nếu ông ta khởi hành vào lúc 6h ngày 01/04/2013 tại Hà Nội thì ông ta đến Niu – Ooc (múi giờ số 19) vào thời gian nào và về lại Hà Nội vào thời gian nào?
Câu 2. Khí quyển:
Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây:
a. Đặt tên cho từng kiểu khí hậu ở các biểu đồ A, B, C.
b. Hãy phân tích những đặc điểm chính của từng kiểu khí hậu thể hiện ở các biểu đồ A, B, C.
Câu 3. Thủy quyển, thổ nhưỡng quyển:
a. Giải thích vì sao sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và lưu lượng nước trung bình lớn nhất thế giới ?
b. Tại sao trên thế giới lại có nhiều loại đất khác nhau?
Câu 4. Quy luật địa lí, dân cư:
a. Giả sử bề mặt trái đất hoàn toàn là nước thì những quy luật phân hóa không gian nào còn tồn tại, quy luật nào mất đi? Vì sao?
b. Thế nào là cơ cấu dân số theo giới ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới là gì?
Câu 5. Cơ cấu nền kinh tế, địa lí nông nghiệp:
a. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ? Cơ cấu kinh tế hợp lí phải đáp ứng những điều kiện nào?
b. Đối với các nước đang phát triển thì trang trại có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6. Địa lí công nghiệp, dịch vụ:
a. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của sự tập trung hóa trong công nghiệp.
b. Hãy chứng minh khí hậu tạo ra “tính địa đới” và “tính mùa” khá rõ trong hoạt động của ngành giao thông vận tải.
Câu 7. Kỹ năng địa lí
Cho bảng số liệu: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2006.
Năm | Số dự án | Vốn đăng ký (triệu USD) | Vốn thực hiện (triệu USD) |
1991 | 152 | 1292 | 329 |
1995 | 415 | 6937 | 2556 |
1997 | 349 | 5591 | 3115 |
2000 | 391 | 2839 | 2414 |
2005 | 970 | 6840 | 3309 |
2006 | 987 | 12004 | 4100 |
(Nguồn: tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên THPT chuyên, môn địa lý; trang 156, Hà Nội tháng 7/2012)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2006.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
ĐÁP ÁN
Câu | Ý | Nội dung | |||||||||||||||||
1 | a | Xác định các hướng :
(Xác định được 02 hướng đúng được 0,25 điểm) | |||||||||||||||||
b | - Hà Nội (múi số 7) xuất phát lúc 6h ngày 01/04/2013 nên thời điểm người đó đến Niu – Ooc (múi giờ số 19) là: + Giờ đến: 6 + 12 = 18h + Ngày đến: 01/04/2013 + 12 ngày = 13/04/2013 (Tuy nhiên, do đi qua kinh tuyến 180o lùi lại 1 ngày => 12/04/2013). - Người đó đi du lịch vòng quanh thế giới qua hết 24 múi giờ nên thời điểm người đó về lại Hà Nội là: 6h ngày 01/04/2013 + 24 ngày = 6h ngày 25/04/2013. | ||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
2 |
| * Hình A: Kiểu khí hậu ôn đới lục địa bán cầu Bắc. - Đặc điểm: + Biên độ nhiệt dao động lớn, thường trên 20oC, các tháng mùa đông lạnh thường xuyên dưới 0oC + Mưa ít, lượng mưa khoảng 549mm, mưa chủ yếu vào mùa hè, mùa đông mưa không đáng kể. * Hình B: Kiểu khí hậu ôn đới hải dương bán cầu Bắc. - Đặc điểm: + Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ít khi xuống dưới 0oC, tháng cao nhất không quá 20oC, chênh lệch nhiệt độ trong năm không tới 15oC. + Mưa nhiều (1416mm), mưa quanh năm, tháng mưa nhiều nhất thường vào mùa thu hoặc đông. * Hình C: Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải. - Đặc điểm: + Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng và khô. + Mưa ít, mùa hạ không mưa, nhiệt độ cao, mưa nhiều vào mùa thu và đông. | |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
3 | a | Sông A – ma – dôn đầy nước quanh năm và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới do: - Lưu vực sông nằm trong khu vực xích đạo, mưa rào quanh năm (đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo). - Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7.170.000 km2). - Có 500 phụ lưu nằm hai bên đường xích đạo cung cấp nước. - Nguyên nhân khác: Chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, trong lưu vực sông còn nhiều rừng nên khả năng điều tiết lớn,… | |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
b | - Các loại đất trên thế giới đều được hình thành do tác động tổng hợp từ sáu nhân tố là: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người. - Tuy nhiên, trên thế giới lại có nhiều loại đất khác nhau, nguyên nhân là do các yếu tố hình thành đất có sự phân hóa theo không gian và thời gian. + Sự phân hóa các yếu tố hình thành đất trong không gian, đặc biệt là sự phân hóa các điều kiện khí hậu (điều kiện nhiệt - ẩm) theo quy luật địa đới và phi địa đới sẽ tạo nên các thảm thực vật tương ứng. Do sự phân hóa của các nhân tố chủ đạo này dẫn đến sự hình thành nhiều loại đất khác nhau. + Ngoài ra các loại đất được hình thành với những độ tuổi khác nhau nên ít nhiều có sự khác biệt trong tính chất đất giữa các loại đất có tuổi già nhất và các loại đất trẻ. | ||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 4, 5 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | |||||||||||||||||||
6 | a | *Tác động tích cực: -Sử dụng tổng hợp nguyên, nhiên liệu, năng lượng, nguồn nước, nguồn lao động của vùng -Tạo điều kiện để tổ chức liên hợp hóa, hợp tác hóa trong sản xuất công nghiệp -Tận dụng được các phương tiện vận tải, hệ thống GTVT. TTLT, ánh sáng… -Tiết kiệm được chi phí xây dựng CSHT, đảm bảo môi trường, tận dụng được phụ phẩm. *Tác động tiêu cực: -Hao mòn nhanh chóng các nguồn lực trong vùng -Tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều, bán kính tiêu thụ rộng đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn -Tạo ra khu vực đông dân, nhiều thành phố lớn gây khó khăn cho quản lý đô thị, GTVT, trật tự xã hội. Ô nhiễm môi trường… | |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
b | * Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sự có mặt và vai trò của các loại hình vận tải, đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải, ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động của các phương tiện vận tải. * Từ sự ảnh hường này, khí hậu tạo ra “tính địa đới” và “tính mùa” khá rõ trong GTVT. - “Tính địa đới”: +Phương tiện vận tải thô sơ ở vùng ôn đới lạnh giá, cận cực là xe quệt, ngày nay có tàu phá băng và trực thăng. Ở vùng ôn đới các xe gạt tuyết phải làm việc thường xuyên trong mùa đông. +Trong các phương tiện vận tải cần phải có hệ thống sưởi, các loại dầu bôi trơn chịu được nhiệt độ thấp, hệ thống đèn chống sương mù… +Ở vùng hoang mạc lạc đà là phương tiện vận tải cổ truyền ngày nay có ô tô chuyên dụng cho sa mạc… - Tính mùa: Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của phương tiện giao thông vận tải, vừa tạo ra tính mùa cho các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, du lịch từ đó ảnh hưởng đến tính mùa trong GTVT. +Ví dụ; mùa thu hoạch nông sản, mùa lễ hội khách du lịch tăng dẫn đến ngành GTVT cũng tăng nhanh về phương tiện và cường độ để đáp ứng | ||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
7 | a | -Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối kết hợp với đường. -Có tên biểu đồ, bảng chú giải, đơn vị ở trục 2 tung và trục hoành, chính xác số liệu trên biểu đồ. - Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoảng cách năm chính xác. *Lưu ý: -Thí sinh vẽ biểu đồ khác không cho điểm -Thiếu một yếu tố của biểu đồ trừ 0.25 điểm | |||||||||||||||||
|
| *Nhận xét: - Nhìn chung đầu tư trực tiếp của nước ngoài (số dự án, vốn) vào nước ta có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các giai đoạn. +Số dự án tăng lên: năm 1991 là 152 đến năm 2006 tăng lên 987, tăng 835 dự án, tăng gần 6,5 lần +Số vốn đăng ký tăng từ 1292 triệu USD lên 12004 triệu USD, tăng 10712 triệu USD, tăng gần 9,3 lần. +Số vốn thực hiện cùng thời điểm cũng tăng từ 329 triệu USD lên 4100 triệu USD, tăng 3771 triệu USD, tăng gần 12,5 lần. -Sự gia tăng có sự khác nhau giữa các giai đoạn: +1991 – 1996: tăng nhanh +1997 – 2000: giảm + sau 2005: tiếp tục tăng *Giải thích: -Việt Nam đang tiến hành Đổi mới, mở cửa hợp tác, cơ chế đầu tư thông thoáng lại là thị trường mới nhiều tiềm năng nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài -Năm 1997 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta giảm. -Sau năm 2005 đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng là do kết quả của công cuộc Đổi mới với chính sách trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư. | |||||||||||||||||
|
3. ĐỀ 3
Câu 1:
a. Cho biết đặc điểm mạng lưới kinh, vĩ tuyến trong phép chiếu phương vị đứng. Phép chiếu này dùng để vẽ bản đồ khu vực nào?
b. Hãy xác định toạ độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc chính trưa ở nơi đó vào ngày 22/6 là 87035’ và giờ của thành phố đó nhanh hơn giờ kinh tuyến gốc (Green Wich) là 7 giờ 03 phút.
Câu 2:
a. So sánh hiện tượng đứt gãy và uốn nếp.
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt. Tại sao về mùa hè, những miền gần biển thường có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
Câu 3:
a. Phân biệt sự khác nhau giữa tuần hoàn nhỏ và tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất.
b. Trong các nhân tố của môi trường nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Nhân tố nào đóng vai trò quyết định?
Câu 4:
a. Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái đất như thế nào?
b. Đô thị hóa là gì? Nêu những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa và biện pháp điều khiển quá trình đô thị hóa hiện nay?
Câu 5:
a. Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
b. Trình bày đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của các loại cây công nghiệp: cây chè, cây cà phê, cây cao su trên thế giới. Để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cần phải có những điều kiện gì?
Câu 6:
a. Tại sao ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm lại phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới? Đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành này thường chiếm tỉ lệ cao hơn các ngành công nghiệp khác?
b. Chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
Câu 7:
a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường hiện nay?
b. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng khai thác than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1950-2000
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm | 1950 | 1960 | 1970 | 1980 | 1990 | 2000 |
Than | 1820 | 2603 | 2936 | 3770 | 3387 | 4921 |
Dầu mỏ | 523 | 1052 | 2336 | 3066 | 3331 | 3741 |
1. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1950-2000.
2. Nêu nhận xét và giải thích
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | |||||||||||||||||||||
1 | a. Đặc điểm mạng lưới kinh, vĩ tuyến trong phép chiếu phương vị đứng. Phép chiếu này dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? | |||||||||||||||||||||
| * Đặc điểm mạng lưới kinh, vĩ tuyến - Kinh tuyến: là những đoạn thẳng đồng quy ở cực - Vĩ tuyến: là các vòng tròn đồng tâm ở cực. Càng xa cực, khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng dãn ra. * Ứng dụng: vẽ bản đồ khu vực quanh cực | |||||||||||||||||||||
| b. Xác định toạ độ địa lí của thành phố A | |||||||||||||||||||||
| - Xác định vĩ độ của thành phố A + Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033’ (bắc xích đạo). + A = α – (900 – h0) = 23027’ – (900- 87035’) = 21002’B - Xác định kinh độ của thành phố A + Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc. + A = 7h03 phút x 150 = 105045’Đ - Toạ độ địa lí của thành phố A (21002’B, 105045’Đ) | |||||||||||||||||||||
2 | a. So sánh hiện tượng đứt gãy và uốn nếp. | |||||||||||||||||||||
| * Giống nhau - Hiện tượng uốn nếp và đứt gãy đều là vận động theo phương nằm ngang của nội lực. - Đều làm biến đổi địa hình bề mặt TĐ-> Địa hình TĐ trở nên gồ ghề. * Khác nhau
| |||||||||||||||||||||
| b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt. Tại sao về mùa hè, những miền gần biển thường có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền? | |||||||||||||||||||||
| * Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt: - Vĩ độ: ở vĩ độ thấp nhiệt độ thường cao hơn ở vĩ độ cao do góc chiếu sáng lớn hơn. - Địa hình + Cùng vĩ độ càng lên cao nhiệt độ càng giảm + Nhiệt độ không khí thay đổi theo hướng phơi của sườn núi. - Lục địa hay đại dương + Nhiệt độ TB năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa. + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ lớn, càng xa đại dương biên độ nhiệt trong năm càng lớn. - Ngoài ra chế độ nhiệt còn phụ thuộc vào + Lớp phủ thực vật + Hoạt động sx của con người. + Dòng biển * Giải thích: - Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. - Các loại đất, đá … có khả năng hấp thụ nhiệt nhanh, tỏa nhiệt nhanh hơn nên mùa hè thường nóng, mùa đông thường lạnh hơn. - Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn và tỏa nhiệt chậm hơn nên mùa hè thường mát, mùa đông thường ấm hơn. | |||||||||||||||||||||
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 3, 4 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | ||||||||||||||||||||||
5 | a. Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? | |||||||||||||||||||||
| * Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế: - Cơ cấu ngành kinh tế: Là tổng hợp các ngành kinh tế được sắp xếp theo tương quan tỷ lệ nhất định thể hiện số lượng, tỷ trọng các ngành tạo nên nền kinh tế… - Cơ cấu lãnh thổ: Là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác….. - Cơ cấu thành phần kinh tế: Là tương quan tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế….. * Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì: Các yếu tố hình thành nên cơ cấu kinh tế luôn thay đổi về số lượng và tương quan tỷ lệ nhằm phù hợp với trình độ phát triển sức sản xuất và nhu cầu của xã hội. | |||||||||||||||||||||
| b. Đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của các loại cây công nghiệp: cây chè, cây cà phê, cây cao su trên thế giới. Để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cần phải có những điều kiện gì? | |||||||||||||||||||||
| * Đặc điểm sinh thái và vùng phân bố.
* Điều kiện phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp: + Có các vùng lãnh thổ rộng lớn, chất đất đồng nhất và khí hậu cùng kiểu. + Có vốn, máy móc kỹ thuật đầu tư cho sản xuất và chế biến sản phẩm. + Có đủ lương thực cung cấp cho lao động trồng cây công nghiệp. + Có thị trường tiêu thụ ổn định | |||||||||||||||||||||
6 | a. Tại sao ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm lại phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới? Đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành này thường chiếm tỉ lệ cao hơn các ngành công nghiệp khác? | |||||||||||||||||||||
| * Ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm lại phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vì: - Ngành này phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nên không thể thiếu được - Nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng từ các ngành kinh tế khác và tự nhiên - Nguồn lao động đông, không khắt khe về năng lực và chuyên môn - Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh. * Ở các nước đang phát triển, trong cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành này thường chiếm tỉ lệ cao hơn các ngành công nghiệp khác vì: - Đặc điểm các nước đang phát triển thích hợp để sản xuất ngành này + Nghèo, thiếu vốn, trình độ khoa học kĩ thuất lạc hậu + Nguồn lao động đông, trình độ thấp + Dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng + Nguồn nguyên liệu sẵn có, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp - Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì các nước đang phát triển không có đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nặng nên ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm chiếm ưu thế hơn | |||||||||||||||||||||
| b. Chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư. | |||||||||||||||||||||
| - Những tiến bộ của ngành GTVT-> giảm chi phí vận tải, thời gian vận chuyển, tăng khối lượng vận chuyển, độ an toàn-> các cơ sở sx có khả năng mở rộng cơ sở sản xuất đến nơi gần nguồn n.liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ-> thay đổi phân bố sản xuất. - Các cơ sở sản xuất có xu hướng đặt gần các đầu mối GT, các hải cảng vên biển. - GTVT giúp cho đi lại được dễ dàng hơn, phân bố dân cư thay đổi, xa các trung tâm, các khu vực miền núi cũng có dân cư sinh sống | |||||||||||||||||||||
7 | a. Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường hiện nay? | |||||||||||||||||||||
| * Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và MT nhân tạo:
* Biện pháp để bảo vệ môi trường - Chấm dứt chiến tranh, chạy đua vũ trang và vũ khí hạt nhân - Thực hiện công ước quốc tế về MT, luật MT - áp dụng tiến bộ KHKT để kiểm soát tình trạng MT... - Sử dụng hợp lí tài nguyên (sử dụng tổng hợp, tiết kiệm có hiệu quả, tái tạo...). Chế tạo các nguyên, nhiên, vật liệu thay thế cho các nguyên vật liệu không tái tạo được... | |||||||||||||||||||||
| b1. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1950-2000. Tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1950-2000 Lấy năm 1950 = 100% (Đơn vị: %)
b2. Nhận xét và giải thích * Nhận xét: - Sản lượng khai thác than và dầu mỏ của thế giới tăng liên tục trong giai đoạn 1950-2000, nhưng tốc độ tăng khác nhau: + Than trong giai đoạn trên tăng 3101 triệu tấn, tăng gấp 2,7 lần + Dầu mỏ trong giai đoạn trên tăng 3218 triệu tấn, tăng gấp 7,15 lần - Mặc dù sản lượng khai thác than luôn lớn hơn sản lượng khai thác dầu nhưng tốc độ khai thác dầu tăng nhanh hơn tốc độ khai thác than * Giải thích: - Do nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới tăng lên nhanh chóng nhờ thuộc tính quý báu như khả năng sinh nhiệt lớn, thuận tiện trong sử dụng và vận chuyển… - Than đá cũng tăng sản lượng mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu cho môi trường (đất, nước, không khí,…), song nhu cầu sử dụng than không vì thế mà giảm đi. |
4. ĐỀ 4
Câu 1: Cho vĩ độ của đỉnh Phanxipăng là 22o18’B.
a. Hãy tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại đỉnh núi này vào ngày 30/4.
b. Vào ngày 30/4, ngoài Phanxipăng còn những địa điểm nào trên Trái Đất có góc nhập xạ lúc 12h trưa bằng góc nhập xạ ở đây?
Câu 2:
- Phân tích mối quan hệ giữa phân bố khí áp và phân bố mưa trên Trái Đất.
b. Tại sao phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ ở vùng hoang mạc và vùng địa cực?
Câu 3: Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Vì sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?
Câu 4:
a. Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi thảm thực vật rừng bị tàn phá, từ đó rút ra nhận xét về quy luật của tự nhiên.
b. Dựa vào bảng số liệu về phân bố dân cư trên Trái Đất dưới đây:
Khu vực | % dân số thế giới |
Khu vực ôn đới. | 58 |
Khu vực nhiệt đới. | 40 |
Các vùng có độ cao từ 0 – 500m. | 82 |
Vùng ven biển và đại dương chiếm 16% diện tích đất nổi. | 50 |
Cựu lục địa (châu Á, Âu, Phi) chiếm 69% diện tích các châu. | 86,3 |
Tân lục địa (châu Mỹ, Úc) chiếm 39% diện tích các châu. | 13,7 |
Hãy nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất và giải thích.
Câu 5:
a. So sánh sự khác nhau giữa cây lương thực và cây công nghiệp.
b. Vì sao ngành công nghiệp điện tử - tin học được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên Thế giới?
Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế?
Câu 7: Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1960 - 2009 (Đơn vị: ‰)
Năm | Tỉ suất sinh | Tỉ suất tử | Năm | Tỉ suất sinh | Tỉ suất tử |
1960 | 46,0 | 12,0 | 1994 | 1999 | 19,9 |
1979 | 32,2 | 7,2 | 2006 | 17,4 | 5,0 |
1989 | 30,1 | 7,3 | 2009 | 17,6 | 6,8 |
a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960 - 2009.
b.Nhận xét về xu hướng thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960 - 2009 và giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu | Ý | Đáp án | ||||||||
1 |
| Cho vĩ độ của đỉnh Phanxipăng là 22o18’B. Hãy tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại đỉnh núi này vào ngày 30/4, ngoài Phanxipăng còn những địa điểm nào trên Trái Đất có góc nhập xạ lúc 12h trưa bằng góc nhập xạ ở đây? | ||||||||
a | Công thức tổng quát : ho = 90o - j ± a, trong đó: + ho : góc nhập xạ + j : vĩ độ của địa điểm cần tính góc nhập xạ (00 ≤ j ≤ 90o) + a là góc tạo bởi của tia sáng Mặt Trời và mặt phẳng xích đạo (00 ≤ a ≤ 23o27’) - Ta có: ngày 30/4 nằm trong khoảng thời gian Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc, trong thời gian này, mỗi ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 1 góc = 23o27’ : 93 ngày ≈ 908’’ Số ngày MT chuyển động biểu kiến từ từ 21/3 đến 30/4 là: 40 ngày → Vào ngày 30/4, tia sáng Mặt Trời tạo với Mặt phẳng xích đạo 1 góc: a = a.n = 908’’ x 40 ≈ 10o54’ < j= 22o18’ - Phanxipăng nằm ở bán cầu mùa hạ → áp dụng công thức ho = 90o - j + a = 90o - 22o18’ + 10o54’ = 78o36’ | |||||||||
| b | - Tìm các địa điểm có h = 78o36’ vào 30/4 Ta có các công thức tính h vào ngày 30/4 như sau: + Giả sử địa điểm cần tìm nằm ở Bắc Bán Cầu (bán cầu mùa hạ): . Nếu j >a → ho = 90o - j + a → các địa điểm nằm ở 22o18’B giống Phanxipăng. . Nếu j < a → ho = 90o + j - a → 90o + j - 10o54’ = 78o36’ → j = - 90o +10o54 + 78o36’ = - 0o30’B → loại, (vì vĩ độ của các địa điểm trên TĐ phải nằm trong khoảng 0o≤ j ≤ 90o) + Giả sử địa điểm cần tìm nằm ở NBC (bán cầu mùa đông): Ta có: ho = 90o - j - a → 90o - j - 10o54’ = 78o36’ → j = 90o - 10o54 - 78o36’ = 0o30’N (thỏa mãn ĐK: 0o≤ j ≤ 90o) Như vậy vào ngày 30/4, các địa điểm nằm ở 22o18’B và 0o30’N có góc nhập xạ bằng 78o36’ | ||||||||
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 2, 3 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | ||||||||||
4 |
|
| ||||||||
| a | . Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi thảm thực vật rừng bị tàn phá, từ đó rút ra nhận xét về quy luật của tự nhiên. | ||||||||
| * Khi thảm thực vật rừng bị tàn phá thì dẫn đến sự biến đổi của tất cả các thành phần tự nhiên khác: + Khí hậu biến đổi theo hướng cực đoan, thay đổi thất thường, có nhiều thiên tai hơn... + Địa hình biến đổi nhanh chóng hơn bởi các quá trình ngoại lực ... + Dòng chảy sông ngòi không ổn định, thất thường, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, tính chất ác liệt hơn... + Đất đai trở lên cằn cỗi, thoái hóa... + Sinh vật bị suy giảm, nghèo nàn, một số loài có thể biến mất... * Nhận xét: Trong tự nhiên, bất cứ một lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần còn lại cũng như của toàn bộ cảnh quan. Đó là nội dung quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. | |||||||||
b | Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất và giải thích. | |||||||||
|
| - Dân cư tập trung đông ở khu vực khí hậu ôn đới (58%), vì: khí hậu ôn hòa thuận lợi cho các hoạt động sống và sản xuất, ít thiên tai. - Khu vực địa hình thấp (từ 0-500m) dân cư tập trung đông (82%), vì: địa hình chủ yếu là đồng bằng, đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất và cư trú. - Vùng ven biển và đại dương dân cư tập trung đông (50%), vì: ven biển và đại dương chủ yếu là các đồng bằng, đất đai mầu mỡ, khí hậu ôn hòa, giàu tài nguyên sinh vật biển, giao thông thuận tiện… - Ơ cựu lục địa dân cư ttập trung đông, mật độ cao hơn tân lục địa (86,3% so với 13,7%), vì: cựu lục địa có lịch sử định cư sớm, khai thác lãnh thổ lâu đời hơn tân lục địa. | ||||||||
5 |
|
| ||||||||
| a | So sánh sự khác nhau giữa cây lương thực và cây công nghiệp. | ||||||||
|
| |||||||||
b | Vì: - Ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng - Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng giá thành cao, hiệu quả kinh tế cao. - Nhu cầu về sản phẩm của ngành ngày càng tăng (cả trong sản xuất và ĐS) - Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia. | |||||||||
6 |
| Phân tích mối quan hệ hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế? | ||||||||
| - Vai trò của giao thông vận tải với các ngành kinh tế: + Với công nghiệp: Duy trì sự phát triển của CN, liên kết các cơ sở CN tạo ra mạng lưới CN + Với nông nghiệp: giúp phát triển nông nghiệp thâm canh, chuyên môn hóa, sản xuất hàng hoá do kịp thời cung ứng điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm +Với thương mại: Giúp lưu thông phân phối hàng hoá phục vụ sản xuất và sinh hoạt +Với phân bố SX: giao thông vân tải giúp mở rộng cự li vận chuyển nguyên liệu, năng lượng, vùng tiêu thụ sản phẩm => Mở rộng qui mô sản xuất +Với toàn bộ nền kinh tế: Giúp tiết kiệm vốn, là cơ sở, là phương tiện để phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, hình thành các vùng KT. - Tác động của các ngành kinh tế với giao thông vân tải: + Là khách hàng của ngành giao thông vân tải (diễn giải) + Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành giao thông ( diễn giải) Sự phát triển phân bố của các ngành kinh tế quyết định sự phát triển phân bố giao thông vận tải. | |||||||||
7 |
|
| ||||||||
| a | - Vẽ biểu đồ: 2 đường thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử, phần miền giữa 2 đường thể hiện tỉ suất gia tăng dân số. Yêu cầu vẽ chính xác, đủ, đẹp. + Vẽ biểu đồ khác không cho điểm Thiếu một trong các yếu tố: số liệu, tên biểu đồ, ghi chú, gốc O, mũi tên các trục, năm trục hoành, đơn vị trục tung... trừ 0,25đ. | ||||||||
| b | Nhận xét và giải thích: - Giai đoạn 1960-2009: Tỉ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm nhưng không đồng đều giữa các giai đoạn: - Giai đoạn 1960-1979: tỉ suất sinh ở mức rất cao, tỉ suất tử có xu hướng giảm nên gia tăng dân số tự nhiên rất cao (d/c). Do: Nền kinh tế nông nghiệp cần nhiều lao động, ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu...nên tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử giảm vì đây là thời kì hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, đời sống nhân dân được cải thiện, mạng lưới y tế phát triển. - Giai đoạn 1979 - 1994: tỉ suất sinh đã giảm mạnh (d/c), tỉ suất tử ổn định ở mức thấp nên gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh (d/c) Do: Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình được thực hiện hiệu quả... - Giai đoạn 1994 - 2006: tỉ suất sinh tiếp tục giảm mạnh (d/c), tỉ suất tử vẫn ổn định ở mức thấp nên gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh (d/c). Tuy nhiên so với thế giới mức tăng này vẫn còn cao. Do: Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình vẫn được thực hiện hiệu quả. Kinh tế phát triển, mức sống ngày càng cao, các tiến bộ y tế... - Giai đoạn 2006 - 2009: tỉ suất sinh tăng nhẹ (d/c), tỉ suất tử tăng nên gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh (d/c). Do: cơ cấu dân số nước ta đang già đi nên tỉ suất tử tăng. |
5. ĐỀ 5
Câu 1
A.
- Vì sao lại phải sử dụng nhiều phép chiếu khác nhau khi vẽ bản đồ ?
- Khoảng cách từ Hà Nội đến Móng Cái là 101,5 km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa 2 thành phố này là 14,5 cm. Hỏi bản đồ có tỉ lệ là bao nhiêu ?
B.
- Địa điểm A ở bán cầu bắc. Ngày 9/4 địa điểm A có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 80º và lúc đó giờ địa phương tại kinh tuyến gốc là 5 giờ. Hãy xác định toạ độ địa lí điểm A
- Giờ địa phương và giờ múi có gì khác nhau ?
Câu 2
A: Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
B: Cho bảng số liệu:
Bảng phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ (đơn vị: cal/cm /ngày)
Ngày | 0 º | 10 º | 20 º | 50 º | 70 º | 90 º |
21/3 | 672 | 659 | 556 | 367 | 132 | 0 |
22/6 | 577 | 649 | 728 | 707 | 624 | 634 |
23/9 | 663 | 650 | 548 | 361 | 130 | 0 |
22/12 | 616 | 519 | 286 | 66 | 0 | 0 |
- Cho biết bảng số liệu trên nói về tổng bức xạ Mặt Trời phân phối ở bán cầu nào ? Vì sao ?
- Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ trên các vĩ độ đã cho ?
Câu 3
A: Tại sao độ muối ở các đại dương lại thay đổi theo vĩ độ ?
B: Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau ?
Câu 4.
A: Thế nào là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Nguyên nhân tạo nên quy luật này ?
B:
- Sự phát triển dân số tăng hay giảm là do những yếu tố nào tạo thành ? Yếu tố nào quyết định? Tại sao ? Ý nghĩa của gia tăng dân số tự nhiên ?
- Đô thị và đô thị hoá khác nhau như thế nào?
Câu 5
A: Vì sao các nước đang phát triển , trong đó có nước ta, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
B: So sánh sự phân bố nông nghiệp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển ?
Câu 6
A: Công nghiệp hoá là gì ? Tại sao các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam lại phải tiến hành công nghiệp hoá ?
B: Phân biệt sự khác nhau giữa khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển ? Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển đường ô tô chiếm tỉ trọng lớn nhất ?
Câu 7
A: Hiện nay, các nước đang phát triển gặp khó khăn gì trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ?
B: Cho bảng số:
Sản xuất lương thực của thế giới, thời kì 1980 – 2005 (đơn vị: triệu tấn)
Cây trồng | 1980 | 1990 | 2003 | 2005 |
Lúa mì | 444,6 | 592,4 | 557,3 | 547,1 |
Lúa gạo | 397,6 | 511,0 | 585,0 | 758,3 |
Ngô | 394,1 | 480,7 | 635,7 | 699,2 |
Cây lương thực khác | 324,7 | 365,9 | 243,0 | 369,4 |
Tổng số | 1561,0 | 1950,0 | 2021,0 | 2373,0 |
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của từng loại cây trồng. Nêu nhận xét?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
Câu 1 |
+ Do bề mặt Trái Đất cong nên khi dùng 1 phép chiếu hình thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau + Mỗi phép chiếu lại có mục đích sử dụng khác nhau: giữ góc, hướng, diện tích,… Vì vậy tuỳ theo lãnh thổ cần biên vẽ, yêu cầu sử dụng khác nhau mà người ta dùng các phép chiếu hình khác nhau - Khoảng cách từ Hà Nội đến Móng Cái là 101,5 km trên thực địa tương ứng với 10150000 cm + Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa 2 thành phố này là 14,5 cm + Vậy tỉ lệ bản đồ: = |
B. * Tính toạ độ A - Từ 21/3 đến 22/6 Mặt trời chuyển động từ xích đạo lên chí tuyến bắc mất 93 ngày, được 1 góc 23º 27' . Vậy 1 ngày di chuyển được 1 góc 0º 15' 08" - Từ 21/3 đến 9/4 là 19 ngày. Vậy 9/4 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ là 4º 47' 32" B - Điểm A cách nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh 90º – 80º = 10º - Vĩ độ A là: 4º 47' 32" + 10º = 14º 47' 32"B (nhận) 4º 47' 32" - 10º = 5º 12' 28" N (loại vì A ở BCB) - Lúc giữa trưa tại A thì giờ địa phương tại kinh tuyến gốc là 5 giờ nên A có giờ sớm hơn kinh tuyến gốc và ở bán cầu đông. A cách kinh tuyến gốc 7 múi giờ, kinh độ A là 105ºĐ * Khác nhau của giờ múi và giờ địa phương - Giờ địa phương được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời. Giờ địa phương thống nhất ở tất cả các địa điểm trên cùng 1 kinh tuyến - Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất cùng 1 giờ, đó là giờ múi | |
Câu 2 | A. Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực…. - Hoạt động của nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối lập nhau. Nội lực làm nâng lên hoặc hạ xuống các bộ phận của vỏ Trái Đất, có xu hướng làm tăng tính gồ ghề của bề mặt đất. Trong khi đó, ngoại lực có xu hướng san bằng những gồ ghề đó. Địa hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực. - Mặc dù đối lập nhau nhưng nội lực và ngoại lực vẫn có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau . VD nếu vận động kiến tạo nâng lên sinh ra miền núi thì ngoại lực có hướng phá huỷ, bào mòn để hạ thấp độ cao. Còn khi vận động kiến tạo hạ thấp địa hình thì hướng chung của ngoại lực là bồi tụ Vì vậy nội lực và ngoại lực luôn bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất |
+ Ngày 22/6 có tổng bức xạ ở vĩ độ 20 cao nhất, góc nhập xạ lớn (ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc) + Ngày 22/6 tổng xạ ở 90º cao, còn các ngày khác đều bằng 0 + Ngày 22/12 từ 70 độ đến 90 độ tổng xạ bằng 0, góc nhập xạ bằng 0 (ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam)
+ Tổng bức xạ mặt trời thay đổi theo vĩ độ và theo thời gian + Nhìn chung tổng xạ giảm dần từ xích đạo về cực (trừ ngày 22/6) do góc nhập xạ giảm dần Ngày 22/6 tổng xạ lớn nhất ở 20 độ do mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc. Các vĩ độ 50, 70, 90 có tổng xạ cao hơn xích đạo, do thời gian mặt trời chiếu sáng nhiều hơn Ngày 22/12 tổng xạ thấp nhất ở các vĩ độ 10, 20, 50, 70, 90, thấp hơn xích đạo và thấp nhất trong tất cả các ngày do góc nhập xạ nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn Ở xích đạo ngày 21/3 và 23/9 tổng xạ cao nhất do mặt trời lên thiên đỉnh ở đây. Ngày 22/6 và 22/12 tổng xạ thấp nhất do vị trí mặt trời ở thấp nhất so với mặt phẳng xích đạo | |
Câu 3 |
- Dọc xích đạo độ muối thấp 34,5‰ do ở đây tuy độ bốc hơi lớn nhưng lượng mưa lớn và lượng nước từ sông ngòi đổ ra đại dương lớn - Vùng chí tuyến độ muối cao 36,8‰ do khí hậu khô nóng, độ bốc hơi lớn, mạng lưới sông ngòi ít - Gần 2 cực độ muối chỉ còn 34‰ chủ yếu là do khí hậu lạnh giá, hạn chế sự bốc hơi |
+ Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất + Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất; rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá, phá huỷ đá + Vi sinh vật phân huỷ vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn + Động vật sống trong đất làm thay đổi 1 số đặc tính lí, hoá của đất
+ Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật + Ví dụ: đất đỏ vàng thích hợp trồng cây công nghiệp; đất ngập mặn thích hợp cho trồng cây ưa mặn như sú, vẹt * Trên Trái đất có nhiều loại đất khác nhau vì: - Các nhân tố đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người,..tác động đồng thời tới quá trình hình thành của mọi loại đất - Tuy nhiên mỗi nhân tố có một vai trò nhất định trong việc hình thành đất, không thể thay thế nhau và mức độ tác động của mỗi nhân tố ở từng nơi khác nhau - Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất ở mỗi nơi cũng khác nhau Vì vậy sẽ có nhiều loại đất được hình thành trên Trái Đất | |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 4, 5 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | |
Câu 6 |
nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang 1 nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp - Phải tiến hành công nghiệp hoá vì: + Sản xuất công nghiệp là ngành quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân + Muốn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội phải có hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại đa dạng, chú trọng các ngành CN mũi nhọn + Các nước đang phát triển trong đó có VN tỉ trọng công nghiệp còn thấp, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao, phải tiến hành CNH để tận dụng hết các nguồn lực, để nâng cao và đảm bảo các vai trò của CN + Tiến hành CNH để nhanh chóng đuổi kịp tình hình phát triển của thế giới, tránh tụt hậu, thụt lùi, tránh nguy cơ bị thôn tính toàn diện bằng kinh tế, hoà nhập với thế giới |
B. Phân biệt khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển - Khối lượng vận chuyển là khối lượng hàng hoá hoặc hành khách được vận chuyển đi. Đơn vị tính: tấn, triệu tấn hoặc người, triệu người - Khối lượng luân chuyển là khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển tính trên cơ sở chiều dài đoạn đường. Đơn vị tính triệu tấn.km; triệu người. km - Trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hoá đường ô tô chiếm tỉ trọng lớn nhất vì: + Loại đường này có nhiều ưu điểm hơn: tiện lợi, cơ động, thích nghi với mọi điều kiện địa hình, vận chuyển được những hàng hoá nặng, tốc độ vận chuyển nhanh + So với các loại vận tải khác thì đường sắt chỉ hoạt động trên những tuyến cố định có đặt sẵn đường ray, đường sông thì tốc độ chậm hơn, đường hàng không thì trọng tải vận chuyển thấp | |
Câu 7 |
quyết vấn đề môi trường: - Nền kinh tế phát triển chậm do thiếu vốn, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên, sự bùng nổ dân số và nạn đói đã làm cho môi trường các nước bị huỷ hoại nghiêm trọng
học công nghệ lạc hậu, không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở nơi có mỏ bị ô nhiễm nặng nề
mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm mất đi nhiều diện tích rừng tự nhiên từ đó đẩy nhanh quá trình hoang mạc hoá nhất là vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn |
Cây trồng 1980 1990 2003 2005 Lúa mì 100 133,2 125,3 123,1 Lúa gạo 100 128,5 147,1 190,7 Ngô 100 122,0 161,3 177,4 Cây LT khác 100 112,7 74,8 113,8 Tổng 100 124,9 129,5 152,0
+ Tổng sản lượng lương thực thế giới thời kì trên tăng (dẫn chứng) + Tốc độ tăng trưởng của từng loại cây khác nhau: lúa gạo tăng nhanh nhất, sau đó là ngô, lúa mì, các cây lương thực khác có sự biến động (dẫn chứng) |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Phạm Phú Thứ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.