TRƯỜNG THPT ĐÔNG THÁI | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Năm 1836, ở Pari.
B. Năm 1836, ở Luân Đôn.
C. Năm 1838, ở Pari.
D. Năm 1838, ở Luân Đôn.
Câu 2. Lời mở đầu trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” (1848) bao gồm mấy chương?
A. hai chương.
B. ba chương.
C. bốn chương.
D. năm chương.
Câu 3. Tuyên ngôn của đảng cộng sản được công bố vào tháng 2-1848 do ai soạn thảo?
A. Mác.
B. Ăng-ghen.
C. Lê-nin.
D. Mác, Ăng-ghen.
Câu 4. “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” đánh dấu sự kết hợp giữa
A. phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
B. chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
C. phong trào công nhân và chính đảng tiên phong của nó.
D. lí luận và thực tiễn của phong trào công nhân.
Câu 5. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
C. Lí luận chủ nghĩa Mác.
D. Lí luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Câu 6. Tại sao trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, những người cộng sản lại tuyên bố dùng bạo lực để lật đổ chính phủ hiện có?
A. Bạo lực là con đường duy nhất giành thắng lợi.
B. Người cộng sản chẳng mất gì ngoài xiềng xích.
C. Công nhân đã quen với bạo lực cách mạng.
D. Giai cấp công nhân muốn đoàn kết lại với nhau.
Câu 7. Đâu không phải điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”?
A. Thiết lập nền chuyên chính vô sản.
B. Thành lập chính đảng của mình.
C. Xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc.
D. Đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Câu 8. Chủ nghĩa xã hội không tưởng trở thành khoa học dựa trên nội dung cơ bản nào?
A. Lên án mạnh mẽ chính sách bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
B. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
C. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.
D. Phát hiện công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH.
Câu 9. C. Mác và Ăng-ghen đối với tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” không có vai trò nào sau đây?
A. Đặt cơ sở lí luận cho hình thành học thuyết Mác.
B. Đề ra mục đích hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản”.
C. Học hỏi và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới.
D. Soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.
Câu 10. Tiền đề nào không phải nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Triết học cổ điển Đức.
B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Triết học ánh sáng Pháp.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức, hồi nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
Câu 2: (4 điểm) Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri thể hiện Công xã phục vụ quyền lợi của ai?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | D | B | A | B | C | D | C | D |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
Câu 2. Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của
A. văn hóa đá cũ.
B. văn hóa đá mới.
C. văn hóa sơ kì đồ đồng.
D. văn hóa sơ kì đá mới.
Câu 3. Những nền văn hóa tiêu biểu nào mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta?
A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên.
B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm của Người tối cổ ở Việt Nam?
A. Sống thành từng bầy.
B. Săn bắt thú rừng để sống.
C. Hái lượm hoa quả để sống.
D. Biết trồng lúa và đánh bắt cá.
Câu 5. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.
B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai.
Câu 6. Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?
A. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 3000 năm.
B. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 7000 năm.
C. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 5500 năm.
D. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 6000 năm.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam?
A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản.
B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.
D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
Câu 8. Trong xã hội của quốc gia cổ Phù Nam có các tầng lớp chính nào?
A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
C. Quý tộc, bình dân, nô lệ.
D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 10. Văn hóa nước ta dưới thời kì Bắc thuộc (Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) có đặc điểm gì nổi bật?
A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.
B. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn.
C. Nhân dân ta tiếp thu tất cả yếu tố của văn hóa Trung Quốc.
D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì?
Câu 2: (3 điểm) Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt là gì?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | B | D | D | A | B | C | C | B |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt.
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.
C. Đặt ra nhiều chính sách cải cách về nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Đầu tư phát triển ngoại thương để thu lợi nhuận từ các nước phương Tây.
Câu 2. Nông nghiệp nước ta dưới thời Bắc thuộc không có sự chuyển biến nào sau đây?
A. Năng suất lúa tăng hơn trước.
B. Máy móc được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp.
C. Các công trình thủy lợi được xây dựng.
D. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh.
Câu 3. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì quan trọng nhất?
A. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
B. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
D. Giúp nhân dân tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Hán.
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu nhà nước Vạn Xuân chính thức kết thúc?
A. Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua.
B. Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi.
C. Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược.
D. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua.
Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt.
C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta.
D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô.
Câu 6: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm?
A. 30 – 40 van năm.
B. 40 – 50 vạn năm.
C. 20 – 30 vạn năm.
D. 10- 20 vạn năm.
Câu 7: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
Câu 8: Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam?
A. đầu văn hóa Phùng Nguyên.
B. đầu văn hóa Đồng Đậu.
C. đầu văn hóa Gò Mun.
D. đầu văn hóa Đông Sơn.
Câu 9: Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng
A. Kinh tế nông nghiệp được thúc đẩy phát triển.
B. Đồ sắt ngày càng được sử dụng phổ biến.
C. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội.
Câu 10: Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa
A. Đông Sơn.
B. Sa Huỳnh.
C. Óc Eo.
D. Phùng Nguyên.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Những chuyển biến nào trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về xã hội của người Việt cổ?
Câu 2: (3 điểm) Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | C | C | C | A | A | D | C | B |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ?
A. Hình luật.
B. Quốc triều Hình luật.
C. Luật Lê Thánh Tông.
D. Hoàng triều Luật lệ.
Câu 2. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?
A. Ngô, Đinh.
B. Hồ, Lê Sơ.
C. Lý, Trần.
D. Đinh, Tiền Lê.
Câu 3. Cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.
C. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
D. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
Câu 4. Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.
B. Chính sách coi trọng nhân tài, đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.
Câu 5. “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Tiền Lê.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Lê sơ.
Câu 6. Đâu là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.
B. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.
Câu 7. Sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự phát triển của nông nghiệp.
B. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.
C. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
D. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.
Câu 8. Nội dung nào không phải điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất.
B. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất.
C. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam.
D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất.
Câu 9. Cho câu thơ sau:
“…nhất trận hỏa công
Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”.
Điền vào chỗ trống tên chiến thắng mà quân dân nhà Trần đạt được trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
A. Hàm Tử.
B. Chương Dương.
C. Bạch Đằng.
D. Vạn Kiếp.
Câu 10. Quân Mông - Nguyên cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt còn dong thuyền tấn công quốc gia nào?
A. Chiêm Thành.
B. Phù Nam.
C. Chân Lạp.
D. Champa.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người được thể hiện như thế nào trong hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI - XV?
Câu 2: (4 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | C | B | D | C | B | C | C | D |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Đâu không phải nguyên nhân khiến giặc Mông - Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?
A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả.
B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo.
C. Lực lượng quân giặc hạn chế lại chủ quan trong quá trình tiến hành xâm lược.
D. Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần.
Câu 2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào quan trọng?
A. Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
B. Sự lãnh đạo của Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.
C. Sự lãnh đạo của Trần Quang Khải và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
D. Sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt và ý chí bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.
Câu 3. Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là
A. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.
B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.
Câu 4. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
Câu 5. Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ thế kỉ X đến XV phát triển với nhiều hình thức gồm
A. chèo, tuồng, múa rối.
B. chèo, múa rối, điêu khắc.
C. điêu khắc, sân khấu, âm nhạc.
D. chèo, tuồng, tháp chùa.
Câu 6.
“Tướng võ, quan hầu đều biết chữ
Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ”
(Trần Nguyên Đán, Thơ văn Lý – Trần)
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
B. Sự hoàn thiện của giáo dục Đại Việt.
C. Sự phát triển của văn thơ thế kỉ XIV.
D. Trình độ dân trí của người dân được nâng cao.
Câu 7. Thành tựu kĩ thuật nào sau đây không phải của nhà Hồ?
A. chế tạo súng theo mẫu của Pháp.
B. chiến thuyền có lầu.
C. thành nhà Hồ.
D. chế tạo súng thần cơ.
Câu 8. Giáo dục Nho giáo từ thế kỉ XI đến XV có điểm gì hạn chế?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử.
B. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học.
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử.
D. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Câu 9. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta?
A. Kinh thành Thăng Long.
B. Hoàng thành Thăng Long.
C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
D. Kinh thành Huế.
Câu 10: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
A. ba lần.
B. bốn lần.
C. hai lần.
D. một lần.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Trình bày tóm lược về sự phát triển của giáo dục thời Lý - Trần, và thời Lê sơ?
Câu 2: (2 điểm) Ở địa phương nơi em sống có những nghề thủ công truyền thống nào? Hãy cho biết vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | C | D | A | C | A | D | C | C |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đông Thái Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Biên
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Minh
Chúc các em học tốt!