Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 6 năm 2021 Trường THCS Lê Lai

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN GDCD LỚP 6 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS LÊ LAI

1. Đề số 1

A. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm).

Khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng ( từ câu 1 dến câu 4):

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là chưa biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ?

A. Quân chơi thể thao đều đặn hàng ngày

B. Nam để đầu trần khi đi trời nắng.

C. Ngày nào Mai cũng đánh răng hai lần vào buổi sáng tối.

D. Hoa thực hiện ăn uống điều độ, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.

Câu 2. Hành vì nao sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật ?

A. Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đã bóng ở đầu ngõ.

B.Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà ở xa trường.

C. Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản

D. Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.

Câu 3: Những câu tục ngữ nào nói sau đây về đức tính tiết kiệm:

A. Bóc ngắn cắn dài. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ D. Vung tay quá trán.

Câu 4: Những hành vi nào sau đây thể hiện đức tính lễ độ:

A. Đi xin phép về chào hỏi. B. Ngồi vắt vẻo trước mặt người khác.

C. Nói leo trong giờ học . D. Tỏ thái độ ngênh ngang khi đi ra đường.

Câu 5 (1 điểm): Điền các từ và cụm từ sao cho thích hợp vào các ô trống : giúp đỡ, dân tộc, trân trọng, đền ơn đáp nghĩa

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ………………….(1), tình cảm và những việc làm……………... …………………….(2) đối với những người đã………………….(3) mình, với những người có công với………………….(4), đất nước.

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Kể tên 4 nhân vật nhờ đức tính siêng năng kiên trì mà thành công trong cuộc sống?

Câu 2 ( 2 điểm): Chúng ta phải biết ơn những ai? Vì sao ?

Câu 3 (3 điểm): Tình huống:

Hôm nay trời lạnh, ăn cơm xong Hạnh ngại rửa bát liền lấy cớ học bài và nhờ mẹ rửa hộ.

a. Em có nhận xét gì về bạn Hạnh trong tình huống trên ?

b. Nếu em là bạn của Hạnh thì em sẽ khuyên Hạnh như thế nào ?

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm):

Mỗi câu trả lời đúng HS được 0,5đ ( từ câu1 đến câu 4) :

Câu 1 : B Câu 2 : D Câu 3 : B Câu 4 : A

Câu 5 : Mỗi 1 ô trống điền đúng HS được 0,25đ :

(1) : trân trọng (2) : đền ơn đáp nghĩa

(3) :giúp đỡ (4) : dân tộc

B. Phần tự luận ( 7 điểm) :

Câu 1 ( 2 điểm) :

Học sinh nêu đúng khái niệm Siêng năng kiên trì được 1 điểm :

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.(0,5 điểm)

Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.(0,5 điểm)

Tuỳ bài làm của học sinh, kể đúng được 1 nhân vật HS được 0,25 đ :

HS có thể kể tên những nhân vật sau : Bác Hồ, Nguyễn Thuý Hiền, Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Thị Ánh Viên.

Câu 2 ( 2 điểm):

Chúng ta phải biết ơn :

1. Ông bà , cha mẹ vì đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta lớn khôn.

2. Thầy ( cô) giáo vì thầy cô dạy dỗ, dạy những điều hay lẽ phải cho chúng ta.

3. Những người có công với dân tộc, đất nước vì họ đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc , để xã hội yên bình như ngày hôm nay.

4. Những người đã giúp đỡ mình trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn vì họ đã giúp đỡ mình trong lúc mình gặp khó khăn.

HS có thể liệt kê những ý khác ( Những con người cụ thể), lí giải được vẫn được điểm

Mỗi 1 ý đúng và giải thích đúng HS được 0,5 điểm.

Câu 3 ( 3 điểm) :

a. Bạn Hạnh không trung thực, chưa có tính siêng năng, vẫn còn ỉ lại vào mẹ. ( 1,5 điểm)

b. Nếu là bạn của Hạnh thì em sẽ khuyên bạn phải trung thực với ba mẹ và làm hết công việc nhà xong mới ngồi học, không được dựa dẫm, ỉ lại vào mẹ quá. ( 1,5 điểm

2. Đề số 2

Trắc nghiệm:

Câu 1: Những việc làm nào biểu hiện việc biết tự chăm sóc sức khỏe.

A. Mỗi buổi sáng, Bi đều tập thể dục.

B. Đã 4 ngày, Nam không thay quần áo.

C. Bạn thường không ăn cơm buổi sáng.

D. Trời rất lạnh nhưng Lan mặc chiếc áo rất mỏng.

Câu 2: Việc làm nào sau đây là biết chăm sóc, rèn luyện thân thể?

A, Luôn cố gắng ăn thật nhiều .

B, Khi ngủ trùm chăn kín đầu cho ấm.

C, Đi ngoài trời nắng về là tắm nước lạnh ngay.

D, Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều dặn.

Câu 3. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể:

A. Giúp chúng ta hiểu biết nhiều

B. Giúp chúng ta biết tôn trọng người khác.

C. Người khác coi trọng chúng ta.

D. giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao

Câu 4. Siêng năng biểu hiện qua sự:

A. Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

B. Chưa làm xong bài tập, Nam đã đi chơi.

C. Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ.

D. Sáng nào cũng dậy muộn.

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây là siêng năng?

A. Đùn đẩy, trốn tránh công việc.

B. Cẩu thả, hời hợt trong công việc.

C. Trông chờ, ỷ lại vào người khác.

D. Tự giác làm việc.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.

B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm.

C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi.

D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

Câu 7. Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?

A, Mai thường xuyên giúp mẹ là việc nhà.

B, Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.

C, Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải toàn báo bị đau để được nghỉ.

D, Ngày chủ nhật là Hà lại ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy.

Câu 8. Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Con nhà lính tính nhà quan.

C. Cơm thừa, gạo thiếu.

D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

Câu 9. Thế nào là tiết kiệm

A. Sử dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác một cách hợp lý.

B. Vung tay quá trán.

C. Kiếm củi 3 năm thiếu 1 giờ.

D. Cơm thừa, gạo thiếu.

Câu 10. Trái với tiết kiệm là

A. Keo kiệt

B. Hà tiện

C. Xa hoa

D. A, B, C đúng

Câu 11. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người

A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động

B. Tiêu xài thoải mái

C. Làm gì mình thích

D. Có làm thì có ăn

Câu 12: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn diện theo mốt

B. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm

C. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Câu 13. Đức tính nào là biểu hiện của sự lễ độ

A. Cư xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp.

B. Nói leo trong giờ học.

C. Ngắt lời người khác.

D. Nói trống không.

Câu 14. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

a. Chào hỏi người lớn tuổi

b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

Câu 15. Dưới đây, câu nói nào là biểu hiện của sự biết ơn.

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Vô ơn.

C. Bội nghĩa.

D. Bạc tình.

Câu 16. Cách ứng xử nào thể hiện lòng biết ơn

A. Bạn An gặp thầy cô giáo là lảng tránh

B. Bạn Hạnh suốt ngày đi chơi không giúp đỡ bố quét nhà

C. Vâng lời bố mẹ, thầy cô

D. Không học bài, làm bài tập ở nhà

Tự luận:

Câu 1: Thế nào là lòng biết ơn. Nêu ý nghĩa của biết ơn?

Câu 2: Cho tình huống: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: "Cháu muốn gặp ai?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời: "Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?". Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy? Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh? Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ?

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

D

D

A

D

A

A

A

A

D

A

D

A

D

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung kiến thức cần đạt

Câu 1

Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với người đó giúp đỡ mình người có công với dân tộc, đất nước.

- Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn, đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn.

Ý nghĩa

- Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta.

- Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người.

- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.

Câu 2

- Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì: Bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan

- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghêng, coi thường chú bảo vệ.

- Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.

3. Đề số 3

I.TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau :

Câu 1: Việc làm vi phạm quyền trẻ em là:

A.Tổ chức tiêm phòng cho trẻ

B.Tổ chức vận động trẻ tham gia buôn bán, vận chuyển ma túy

C.Tổ chức trại hè cho trẻ em

D.Tổ chức các hoạt động văn nghệ.

Câu 2: Quốc tịch là :

A.Là căn cứ xác nhận công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó

B.Là căn cứ xác minh công dân của một nước, thể hiện mối quna hệ giữa nhà nước và công dân nước đó

C.Là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó

D.Là căn cứ xác lập công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.

Câu 3: Công dân là:

A.Người dân của một nước  

B.Người dân của một vùng

C.Người dân của một vùng lãnh thổ

D.Người dân của một khu vực nhất định

Câu 4: Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi như thế nào cho đúng?

A. Đi sát mép đường

B. Đi giữa lòng đường

C. Đi bên phải đường

D. Đi bên trái đường

II.TỰ LUẬN ( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân? Hãy nêu các hành vi đúng và hành vi sai trong học tập.

Câu 2: (2 điểm). Theo em, tai nạn giao thông xảy ra là do những nguyên nhân nào?

Câu 3: (3 điểm) Cho tình huống sau:

Nam là con của một gia đình rất nghèo. Nam đã được xã chọn để dự tuyển sinh vào lớp 6 trường nội trú huyện. Rất may mắn, Nam đã trúng tuyển. Thế nhưng trong thời gian học tập tại đây, Nam ít nghe lời thầy cô, thường đi chơi game, vi phạm nội quy nhà trường, lười học..

? Theo em hành vi của Nam là đúng hay sai?

? Em sẽ khuyên nhủ Nam như thế nào để Nam trở thành người con, người học trò ngoan.

ĐÁP ÁN

1.TRẮC NGHIỆM : (2 đ):

Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: A

2. TỰ LUẬN : (8 đ)

Câu 1 (3đ): Yêu cầu hs nêu được:

- Đối với bản thân: giúp có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện; trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.-1điểm

-Hành vi đúng: chăm học, trung thực, luôn cố gắng, vận dụng thực hành...-1 điểm

- Hành vi sai: lười học, quay cóp, học vẹt, thiếu vận dụng, thiếu tôn trọng thầy cô...- 1điểm

Câu 2 Nêu được các nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông ( 2,0đ)

- Do đường sá xuống cấp

- Do đường hẹp, người đông

- Do sự tăng nhanh của các phương tiện cơ giới

- Do phương tiện giao thông cũ, nát, quá hạn sử dụng

- Hệ thống chỉ dẫn giao thông chưa hợp lý

- Do ý thức của người tham gia giao thông, kém hiểu biết hợac chưa tự giác chấp hành pháp luật về giao thông…….

Câu 3 ( 3đ) Hs có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

Hành vi của Nam là sai vì vi phạm nghĩa vụ học tập- 0,5 điểm

Khuyên bạn: Nghe lời thầy cô, biết thương cha mẹ, thực hiện đúng nội quy nhà trường; đi chơi gmae là xấu….(Tùy hiểu biết của học sinh các em sẽ có ý khuyên bạn.

4. Đề số 4

I.Trắc nghiệm ( 2đ) Đánh chéo vào câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Công ước liên hợp quốc ra đời vào năm?

a. Năm 1999 b. Năm 1989 c. Năm 1990 d. Năm 1898

Câu 2: Xác định công dân nước Việt Nam là?

a. Người Việt Nam bỏ quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài.

b. Người nước ngoài sang Việt Nam làm việc

c. Người có quốc tịch Việt Nam

d. Cha quốc tịch Việt Nam, mẹ có quốc tịch Mĩ, con sinh ra có quốc tịch Việt Nam

Câu 3: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm?

a. Tín hiệu đèn, biển báo

b. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn

c. Tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông

d. Tất cả các ý trên

Câu 4: Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cần:

a. Sửa chữa, làm đường b. Hạn chế lưu thông

c. Tăng cường xử phạt d. Tuyệt đối chấp hành luật giao thông

Câu 5: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ chiếc xe đạp màu đen là biển báo:

a. Hiệu lệnh b. Cấm c. Chỉ dẫn d. Nguy hiểm

Câu 6: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng là biển báo:

a. Hiệu lệnh b. Cấm c. Chỉ dẫn d. Nguy hiểm

Câu 7: Trẻ em Việt nam có những nhóm quyền:

a. Quyền sống còn, quyền bảo vệ

b. Quyền phát triển , quyền tham gia

c. Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia

d. Quyền bảo vệ, quyền tham gia

Câu 8: Tổ chức tiêm ngừa cho trẻ em là thể hiện nhóm quyền?

a. Quyền sống còn b. Quyền bảo vệ

b. Quyền phát triển d. Quyền tham gia

II. Tự luận (8đ)

Câu 1 : Công ước Liên Hợp Quốc ra đời năm nào ? Việt Nam gia nhập vào công ước Liên hợp quốc năm nào và là nước thứ mấy tham gia công ước này ? Công ước Liên Hợp Quốc chia làm mấy nhóm quyền ? Kể tên (3 đ )

Câu 2 : Hãy xác định quốc tịch của những trẻ em sau : (1 đ)

a. Bố có quốc tịch Việt Nam , mẹ có quốc tịch Việt Nam . Con sinh ra có quốc tịch gì ?

b.Bố có quốc tịch Pháp , mẹ có quốc tịch Việt Nam . Con sinh ra có quốc tịch gì ?

c.Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai, trẻ em này có quốc tịch gì?

d.Người nước Anh sang Việt Nam tham quan du lịch 6 tháng . Khi ở Việt nam người này có quộc tịch nước nào?

Câu 3 : Tình huống

Tú chạy xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh lạng lách, đánh võng . Đến ngã tư có đèn đỏ,Tú vượt đèn đỏ, chạy lấn sang phần đường dành cho xe mô tô.

a. Em hãy nhận xét hành vi của Tú? Nêu rõ đó là lỗi gì ?(1,5)

b. Hãy đoán xem chuyện gì xảy ra, khi bạn Tú cứ chạy xe như vậy .(0,5đ)

c. Theo em để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần phải làm gì ?(2đ)

ĐÁP ÁN

1 b 2c 3 d 4 d 5b 6a 7c 8a

Câu 1:

*Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 ( 0,5 đ ) . Việt Nam gia nhập vào công ước Liên hợp quốc năm 1990 ( 0,5 đ ) là nước đầu tiên ở Châu Á ( 0,5 đ ) và là nước thứ hai trên thế giới tham gia công ước này . ( 0,5 đ )

*Trẻ em Việt Nam có những quyền

- Nhóm quyền sống còn ( 0,25 đ ) ; Nhóm quyền phát triển ( 0,25 đ )

- Nhóm quyền bảo vệ ( 0,25 đ ) ; Nhóm quyền tham gia ( 0,25 đ )

Câu 2: Hãy xác định quốc tịch của những trẻ em sau : (1 đ)

a.Bố có quốc tịch Việt Nam , mẹ có quốc tịch Việt Nam . Con sinh ra có quốc tịch Việt Nam . (0,25 đ )

b. Bố có quốc tịch Pháp , mẹ có quốc tịch Việt Nam . Con sinh ra có quốc tịch gì là do sự thỏa thuận của bố mẹ chọn quốc tịch. ( 0,25 đ )

c.Trẻ em sinh ra trên lãnh tổh Việt Nam , không rõ bố mẹ là ai , trẻ em này có quốc tịch Việt Nam . ( 0,25 đ )

d.Người nước Anh sang Việt Nam tham quan du lịch 6 tháng . Khi ở Việt nam người này có quộc tịch nước Anh . ( 0,25 đ )

Câu 3 ( 4 đ)

a. Nhận xét hành vi của Tú :Vi phạm an toàn giao thông . Các lỗi Tú mắc phải : không đội mũ bảo hiểm , phóng nhanh lạng lách , đánh võng , vượt đèn đỏ, chạy lấn sang phần đường dành cho xe mô tô.

b. Dự đoán , nếu Tú cứ chạy xe như vậy sẽ xảy ra tai nạn giao thông .(0,5đ)

c. Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta cần phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông( 0,5 đ ) : hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông , tính hiệu đèn, (0,5 đ ) biển báo , vạch kẻ đường , ( 0,5 đ ) cọc tiêu rào chắn , tường bảo vệ . ( 0,5 đ )

5. Đề số 5

I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.

1. Để xác định công dân của một nước ta căn cứ vào đâu? (0,25đ)

 A. Dân tộc. B. Tôn giáo. C. Nơi sinh.D. Quốc tịch.

2. Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam: (0,25đ)

 A. Trẻ em dưới 18 tuổi

B. Người Nga phạm tội bị phạt tù giam ở VN.

 C. Sinh viên Mỹ đi du học ở VN.

D. Người nước ngoài định cư và nhập Quốc tịch Việt Nam

3. Nguyên nhân nào là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông? (0,25đ)

 A. Đường xấu.

B. Ý thức của người tham gia giao thông.

 C. Pháp luật chưa nghiêm.

D. Phương tiện giao thông nhiều.

4. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào? (0,25đ)

 A. 1988 B. 1989

 C. 1990 D. 1991

5. Chọn những biểu hiện đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập: (0,25đ)

 A. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà và lao động giúp đỡ gia đình.

 B. Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

 C. Chỉ chăm chú vào học trên lớp, ngoài ra không làm một việc gì.

 D. Ngoài giờ học ở trường chỉ làm việc nhà mà không cần học bài.

6. Cấp học nào bắt buộc công dân phải hoàn thành? (0,25đ)

 A. Tiểu học.

B. Trung học cơ sở.

C. Trung học phổ thông.

D. Đại học.

7. Nối cột A với cột B sao cho thích hợp. (1.5 điểm)

A. Chủ đề                                            B. Câu nói Trả lời

1. Quyền trẻ em                                   a. Học, học nữa, học mãi 1- ....

2. Quyền và nghĩa vụ học tập              b. An toàn là bạn, tai nạn là thù. 2- .....

3. An toàn giao thông                          c. Trẻ em như búp trên cành. 3- ....

II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 8: ( 2.0 điểm) Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào? Nêu 2 biểu hiện

đúng trong học tập.

Câu 9: ( 3.0 điểm) Hãy nêu qui định của pháp luật đối với người đi xe đạp.

Câu 10: ( 2.0 điểm) Cho tình huống sau: Tan học về trưa, đường vắng. Muốn thể hiện với các

bạn mình, Hưng đã đi xe đạp thả hai tay và đánh võng lạng lách, không may xe của Hưng

vướng vào quang gánh của một bác bán rau đi bộ dưới lòng đường.

Hỏi: Ai là người vi phạm luật lệ giao thông? Vì sao?

ĐÁP ÁN

I / Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Từ câu 1 đến cau 6: (1,5 điểm) Trả lời đúng mỗi câu: 0.2 5 điểm.

1D 2D 3B 4C 5A 6B

Câu 7(1,5 đ)

1- c    0,5 đ

2 - b   0,5 đ

3 - a   0,5 đ

II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 8: (2 đ)

* Tầm quan trọng của học tập: (1đ)

- Học tập là vô cùng quan trọng. Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

* Nêu 2 biểu hiện đúng trong học tập. (1đ)

- Chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.

- Chú ý nghe thấy cô giảng bài.

Câu 9: (3đ)

* Quy định với người đi xe đạp.

- Không đi xe dàn hang ngang, lạng lách đánh võng (0,5 đ)

- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác. (0,5 đ)

- Không sử dụng ô, điện thoại di động (0,5 đ)

- Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh. (0,5 đ)

- Không buôn cà 2 tay hoạc đi xe bằng một bánh. (0,5 đ)

Câu 10 (2 điểm)

* Cả hai nguời đều vi phạm luật ATGT: ( 0.5 đ )

- Hung: thả hai tay lạng lách, đánh võng, va phải nguời đi bộ (1đ)

- Nguời bán rau: đi bộ duới lòng đuờng. ( 0.5 đ )

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 6 năm 2021 Trường THCS Lê Lai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?