TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÝ 6 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (1,25 điểm) Hồ do hình thành từ khúc uốn sông ở nước ta là:
A. Hồ Tây B. Hồ Trị An
C. Hồ Gươm D. Hồ Tơ Nưng
Câu 2. (1,25 điểm) Nước biển và đại dương có những vận động nào?
A. Sóng, thủy triều và dòng biển
B. Sóng thần, dòng hải lưu
C. Các dòng biển nóng và lạnh
D. Triều cường, triều kém và sóng
Câu 3. (1,25 điểm) Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu ở nước ta là:
A. Cà phê, cao su, chè
B. Táo, nho, cà phê
C. Thông, tùng, chè
D. Chà là, dừa, cà phê
Câu 4. (1,25 điểm) Gió thổi thường xuyên ở vùng ôn đới là:
A. Gió mùa đông Bắc
B. Gió Đông Cực
C. Gió Tây ôn đới
D. Gió mùa đông Nam
Câu 5. (1,25 điểm) Đới nóng là đới nằm giữa:
A. chí tuyến và vòng cực.
B. hai chí tuyến Bắc - Nam.
C. hai vòng cực.
D. Cực và cận cực
Câu 6. (1,25 điểm) Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:
A. Gió đất – biển
B. Gió Đông Bắc
C. Gió Tây Nam
D. Gió mùa
Phần tự luận
Câu 7. (2,5 điểm) Tại sao sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
ĐÁP ÁN
Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật, bởi vì thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú. Mức độ tập trung thực vật (phong phú hay nghèo nàn) ở một nơi nào đó quyết định số lượng các loài động vật ăn cỏ và số lượng các loài động vật ăn cỏ quyết định số lượng ăn thịt.
-(Hết đề số 1)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (1,25 điểm) Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian:
A. ngắn nhất định không thay đổi
B. ngắn nhất định ở một nơi
C. xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
D. dài và trở thành quy luật
Câu 2. (1,25 điểm) Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:
A. Gió biển
B. Gió Mậu dịch
C. Gió đất
D. Gió mùa
Câu 3. (1,25 điểm) Trên Trái Đất, nước ngọt chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?
A. 2% B. 3% C. 4% D. 5%
Câu 4. (1,25 điểm) Khoáng sản là gì?
A. Các tích tụ tự nhiên của khoáng vật
B. Các loại đá và khoáng vật có ích
C. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau
D. Các loại nham thạch từ các trận động đất
Câu 5. (1,25 điểm) Loại khoáng sản không phải khoáng kim loại màu là:
A. than đá
B. đồng
C. chì
D. vàng
Câu 6. (1,25 điểm) Tầng đối lưu là tầng khí quyển nằm:
A. sát mặt đất
B. giữu tầng ion và nhiệt
C. dưới tầng cao của khí quyển
D. trên tầng cao của khí quyển
-(Nội dung phần tự luận của đề thi số 2, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
3. ĐỀ SỐ 3
Phần trắc nghiệm
Câu 1. (1,25 điểm) Phải đặt nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu khi đo nhiệt độ không khí?
A. cách mặt đất 3m
B. cách mặt đất 4m
C. cách mặt đất 5m
D. cách mặt đất 2m.
Câu 2. (1,25 điểm) Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu loại khí áp?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 3. (1,25 điểm) Dụng cụ để tính lượng mưa rơi ở một địa phương và đo độ ẩm của không khí là:
A. Nhiệt kế và khí áp kế
B. Áp kế và vũ kế
C. Ẩm kế và vũ kế
D. Vũ kế và khí áp kế
Câu 4. (1,25 điểm) Dựa vào đâu mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm?
A. tính chất và công dụng
B. công dụng và màu sắc
C. tính chất và màu sắc
D. tính chất và đặc tính
Câu 5. (1,25 điểm) Các tầng khí quyển lần lượt từ trên xuống là:
A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu
B. tầng cao của khí quyển bình lưu, đối lưu
C. tầng cao của khí quyển đối lưu, bình lưu
D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu
Câu 6. (1,25 điểm) Đỉnh núi phan-xi-pang ở Việt Nam cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 30°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là:
A. 11,1°C
B. 11,5°C
C. 12°C
D. 12,2°C
-(Nội dung phần tự luận của đề thi số 3, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. (1,25 điểm) Mỏ không phải mỏ nội sinh là:
A. Vàng, bạc
B. Đồng, chì
C. Đồng, sắt
D. Than đá, cao lanh
Câu 2. (1,25 điểm) Ở nước ta khoáng sản Apatit tập trung chủ yếu ở:
A. Thái Nguyên
B. Lào Cai
C. Cao Bằng
D. Quảng Ninh
Câu 3. (1,25 điểm) Tầng có độ cao trung bình khoảng 16km là tầng:
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng ion
D. Tầng ô dôn
Câu 4. (1,25 điểm) Khối khí lạnh hình thành ở:
A. Trên các biển
B. Trên vùng núi cao
C. Vùng vĩ độ cao
D. Vùng vĩ độ thấp
Câu 5. (1,25 điểm) Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. (1,25 điểm) Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:
A. Nhiệt độ không khí tăng
B. Không khí bốc lên cao
C. Nhiệt độ không khí giảm
D. Không khí hạ xuống thấp
-(Nội dung phần tự luận của đề thi số 4, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
5. ĐỀ SỐ 5
Phần trắc nghiệm
Câu 1 : Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:
A. tập trung phần lớn ô dôn.
B. không khí rất đặc.
C. nằm trên tầng đối lưu.
D. không khí cực loãng.
Câu 2 : Nhiệt độ không khí thay đổi:
A. Theo độ cao.
B. Gần biển hoặc xa biển.
C. Theo vĩ độ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3 : Giả sử có một ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 25oC, lúc 13 giờ được 29oC và lúc 21 giờ được 27oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
A. 25oC.
B. 26oC.
C. 27oC.
D. 28oC.
Câu 4 : Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:
A. Tín phong.
B. gió Tây ôn đới.
C. gió phơn tây nam.
D. gió Đông cực.
Câu 5 : Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ
A. lớn và rất phân tán.
B. nhỏ và rất phân tán.
C. nhỏ và khá tập trung.
D. lớn và khá tập trung.
Câu 6 : Loại khoáng sản kim loại màu gồm:
A. đồng, chì, kẽm.
B. crôm, titan, mangan.
C. than đá, sắt, đồng.
D. apatit, đồng, vàng.
-(Nội dung phần tiếp theo của đề thi số 5, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Quang Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.