SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THCS – THPT DTNT LIÊN HUYỆN | KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM 2020-2021 Môn : Công Nghệ 10 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ 1
I. Phần câu hỏi trắc nghiệm: Chọn và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể vi sinh vật là
a. Protein b. Axít amin c. Vitamin d. Vitamin và axít amin.
Câu 2. Kháng sinh phytoncid được chiết xuất từ loại thảo mộc nào?
a. Tỏi b. Cây hoàng đằng c. Hành d. Cây sài đất.
Câu 3. Các giai đoạn phát triển của cá theo trình tự sau:
a. Phôi → cá bột → cá hương → cá giống → cá trưởng thành.
b. Phôi → cá hương → cá bột → cá giống → cá trưởng thành.
c. Phôi → cá bột → cá giống → cá hương → cá trưởng thành.
d. Phôi → cá giống → cá bột → cá hương → cá trưởng thành.
Câu 4. Quá trình chọn lọc cá thể vật nuôi gồm mấy bước?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Câu 5. Thức ăn không phải là thức ăn tự nhiên của cá.
a. Động vật và thực vật phù du b. Chất vẫn và mùn đáy
c. Muối dinh dưỡng hòa tan d. Phân hữu cơ
Câu 6. Để chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein người ta cấy nấm gì vào bột sắn?
a. Aspergillus b. Aspergillus hemebergii
c. Nấm men d. Baciluss cereus
Câu 7. Bệnh lở mồm long móng là do …………… gây ra.
a. vi khuẩn b. nấm c. vi rút d. kí sinh trùng.
Câu 8. Phối hợp hỗn hợp thức ăn có 18% protein cho lợn nuôi thịt có khối lượng 45kg, biết bắp cải ủ có 12%protein (X), hỗn hợp đậm đặc 42% protein (Y). Tính khối lượng mỗi loại trong 100kg.
a. X=20 , Y= 80 b. X=75, Y=25 c. X=25, Y=75 d. X= 80, Y= 20
Câu 9. Để phát sinh thành dịch lớn cần phải có đủ mấy điều kiện ?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
Câu 10. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và thủy sản khác nhau ở giai đoạn nào?
a. Làm sạch nghiền nhỏ nguyên liệu. b. Hồ hóa làm ẩm
c. Trộn theo tỷ lệ. d. Ép viên, sấy khô.
Câu 11. Kháng sinh alicin được chiết xuất từ loại thảo mộc nào?
a. Cây sài đất b. Cây bồ công anh c. Cây hoàng đằng d. Tỏi
Câu 12. Tính biệt là nói về
a. tuổi của vật nuôi b. đặc điểm sinh lí của vật nuôi
c. giới tính của vật nuôi d. đặc điểm di truyền của vật nuôi.
II. Phần tự luận:
Câu 13: Chuồng trại của vật nuôi cần phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?
Câu 14. Nêu nguyên lý của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh? Vì sao bột sắn nghèo protein sau khi cấy nấm nó trở thành bột sắn giàu protein?
Câu 15. Trình bày cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi?
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | A | C | A | B | D | B | C | D | A | B | D | C |
II. Phần tự luận:
Câu 13 : Chuồng trại của vật nuôi cần phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì? |
- Địa điểm xây dựng : yên tĩnh, không gây ô nhiễm và thuận tiện giao thông. |
- Hướng chuồng : ấm áp thoáng mát, đủ ánh sáng nhưng không quá gắt. |
- Nền chuồng : có độ dốc, bền chắc, khô ráo. |
- Kiến trúc xây dựng : thuận tiện chăm sóc, quản lí – phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi – có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh. |
|
Câu 14 : Nêu nguyên lý của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh? Vì sao bột sắn nghèo protein sau khi cấy nấm nó trở thành bột sắn giàu protein? |
* Nguyên lý: cấy các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích vào thức ăn và tạo điều kiện thuận để chúng phát triển, sản phẩm thu được sẽ là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn. |
* Giải thích : vì do nấm phát triển, protein tăng lên là nguồn protein co nguồn gốc từ vi sinh vật. |
|
Câu 15 : Trình bày cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi? |
* Cách tổ chức của hệ thống đàn hạt nhân : |
Gồm có: - Đàn hạt nhân (1): là đàn giống có phẩm chất cao nhất, được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ di truyền lớn nhất. - Đàn nhân giống (2): do đàn hạt nhân sinh ra, có mức độ chọn lọc và có tiến bộ di truyền thấp hơn đàn hạt nhân, nhưng số lượng nhiều hơn. - Đàn thương phẩm (3): Chất lượng thấp nhất , số lượng nhiều nhất |
* Đặc điểm : - Trường hợp cả 3 đàn giống đều thuần chủng thì năng suất của chúng mới xếp theo thứ tự trên - Chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống hoặc từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm, không được làm ngược lại . |
2. ĐỀ 2
Câu 1: Trình bày quy trình chế biến gạo từ thúc? Ở địa phương em có phương pháp nào để làm sạch thóc sau khi phơi khô?
Câu 2: Kho lương thực chứa thóc, ngô ở Việt Nam được thiết kế như thế nào? Xây nhà kho bằng gạch với tường dày nhằm mục đích gì?
Câu 3: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nông, lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản? Theo em muốn bảo quản tốt nông lâm thuỷ sản cần phải làm gì?
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của các hoạt động: phân loại, làm sạch và làm khụ trong quy trình bảo quản hạt giống?Tại sao nhiệt độ lam khụ cỏc hạt cú dầu như: Đậu tương, lạc lại thấp?
ĐÁP ÁN
Câu 1: Quy trình chế biến gạo từ thóc:
- Làm sạch thóc → xay thóc → tách trấu → đánh bóng gạo → bảo quản → sử dụng.
- Dùng quạt để quạt sạch bụi bặm, thóc lép, chỉ cũn lại thúc cú chất lượng tốt, hạt to mẩy, nặng hạt.
Câu 2:
* Kho lương thực chứa thóc, ngô ở Việt Nam được thiết kế chủ yếu là kho thông thường có đặc điểm:
- Xây bằng gạch, tường dày, lợp ngói thành từng dãy.
- Dưới sàn kho có hầm thông gió.
- Có trần cách nhiệt.
- Thuận tiện cho cơ giới húa vận chuyển và bảo quản.
* Xây nhà kho bằng gạch với tường dày nhằm mục đích ngăn cản, hạn chế sự phá hại của sinh vật: chim, sâu bọ, chuột…
- hạn chế tác động của điều kiện nhiệt độ, độ ẩm.
Câu 3:
* Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nông, lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản:
- Độ ẩm không khí cao vượt quá giới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại thuận lợi cho VSV và côn trùng phát triển
Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70 -80%, rau quả tươi là 85 - 90%
- Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của VSV và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm
- Các SV gây hại như chuột, VSV, nấm, sâu bọ...Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông lâm thủy sản
* Theo em muốn bảo quản tốt nông lâm thuỷ sản cần lựa chọn các phương pháp, phương tiện bảo quản phù hợp, thường xuyên kiểm tra trong quá trình bảo quản để kịp thời xử lí.
Câu 4:
- Phân loại: Loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu
- Làm sạch: Tạo môi trường sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm
- Làm khô: Giảm lương nước trong hạt, hạn chế tối đa các phản ứng sinh học trong hạt cú thể gây hư hỏng hạt giống,...
* Nếu hạt đậu tương, lạc sấy nhiệt độ cao sẻ làm cho tinh bột trong hạt biến tính làm hư hỏng hạt.
3. ĐỀ 3
Câu 1: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nông, lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản? Theo em muốn bảo quản tốt nông lâm thuỷ sản cần phải làm gì?
Câu 2: Xác định những điểm giống nhau và khác nhau trong quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống?
Câu 3: Tại sao chúng ta phải chế biến hoa quả?
Câu 4: Kho lương thực chứa thóc, ngô ở Việt Nam được thiết kế như thế nào? Xây nhà kho bằng gạch với tường dày nhằm mục đích gì?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
* Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nông, lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản:
- Độ ẩm không khí cao vượt quá giưới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại thuận lợi cho VSV và côn trùng phát triển.
Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70 -80%, rau quả tươi là 85 - 90%
- Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của VSV và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm
- Các SV gây hại như chuột, VSV, nấm , sâu bọ...Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông, lâm, thủy sản.
* Theo em muốn bảo quản tốt nông lâm thuỷ sản cần lựa chọn các phương pháp, phương tiện bảo quản phù hợp, thường xuyên kiểm tra trong quá trình bảo quản để kịp thời xử lí.
Câu 2: Xác định điểm giống và khác nhau
- Giống : đều qua quy trình thu hoạch, làm sạch, phân loại
- Khác :
+ Bảo quản hạt giống cần : Phơi, sấy khô, chum, vại, bảo quản điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích bảo quản.
+ Bảo quản chủ giống: Chống VSV gây hại, xử lý ức chế nảy mầm khụng đúng bao để nơi có ánh sáng.
Câu 3:
Chúng ta cần phải chế biến và bảo quản hoa quả vì :
- Sau thu hoạch vẫn có nhiều hoạt động sống như: hô hấp ngủ nghỉ, chín, nảy mầm...,
- Nhiều hoa quả được chuyển từ miền nam về nên cần có biện pháp bảo quản.
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước nên dễ bị VSV tấn công, không thể bảo quản lâu được nên cần phải chế
biến để thuận tiện cho công tác bảo quản. Chế biến còn để tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng.
Câu 4:
* Kho lương thực chứa thóc, ngô ở Việt Nam được thiết kế chủ yếu là kho thông thường có đặc điểm:
- Xây bằng gạch, tường dày, lợp ngói thành từng dãy.
- Dưới sàn kho có hầm thông gió.
- Có trần cách nhiệt.
- Thuận tiện cho cơ giới húa vận chuyển và bảo quản.
* Xây nhà kho bằng gạch với tường dày nhằm mục đích ngăn cản, hạn chế sự phá hại của sinh vật: chim, sâu bọ, chuột…
- hạn chế tác động của điều kiện nhiệt độ, độ ẩm.
4. ĐỀ 4
Câu 1. Kể tên các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Câu 2. Trình bày mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản,chế biến nông, lâm, thuỷ sản?
Câu 3. Trình bày quy trình bảo quản hạt giống?
Câu 4. Trình bày quy trình bảo quản củ giống?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Các biện pháp:
+ Biện pháp kĩ thuật
+ Biện Pháp sinh học
+ Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu,bệnh
+ Biện pháp hoá học
+ Biện pháp cơ giới vật lý
+ Biện pháp điều hoà
Câu 2:
a. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản nông lâm thuỷ sản:
+ Nhằm duy trì những đặc tính ban đầu của nông lâm thuỷ sản được bảo quản với nhiều hình thức khác nhau.
+ Ví dụ: bảo quản kho lạnh, kho thông thường…
b. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông lâm thuỷ sản: Nhằm duy trì nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng.
Câu 3: Quy trình bảo quản hạt giống
Thu hoạch --> Tách hạt --> Phân loại và làm sạch --> làm khô --> xử lí bảo quản --> đóng gói --> bảo quản --> sử dụng.
Câu 4: Quy trình bảo quản củ giống
Thu hoạch --> làm sạch, phân loại --> xử lí phòng chống VSV hại --> xử lí ức chế nảy mầm --> bảo quản --> sử dụng.
5. ĐỀ 5
Câu 1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của vật nuôi là:
A. Thiếu dinh dưỡng, thành phần không cân đối
B. Thức ăn có chất độc
C. Thức ăn bị hỏng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Vắc xin sản xuất theo phương pháp truyền thống gồm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Vắc xin sản xuất theo phương pháp truyền thống là:
A. Vắc xin vô hoạt
B. Vắc xin nhược độc
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Vắc xin nhược độc tạo miễn dịch:
A. Nhanh
B. Chậm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 5. Vắc xin nhược độc có mức độ tạo miễn dịch:
A. Yếu
B. Mạnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Cách xử lí mầm bệnh của vắc xin vô hoạt:
A. Giết chết mầm bệnh
B. Mầm bệnh vốn sống
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7. Phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi:
A. Dưới 7 ngày
B. Trên 7 ngày
C. Dưới 10 ngày
D. Từ 7 đến 10 ngày
Câu 8. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gen được gọi là:
A. Vắc xin thế hệ mới
B. Vắc xin tái tổ hợp gen
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 9. Để tăng năng suất tạo kháng sinh, trước kia người ta sử dụng biện pháp:
A. Gây tạo đột biến ngẫu nhiên và nhọn những dòng vi sinh vật cho năng suất cao
B. Thử nghiệm các loại môi trường nuôi cấy để chọn môi trường thích hợp nhất
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 10. Đâu là thuốc kháng sinh từ thảo mộc?
A. Alixin
B. Tomatin
C. Berberin
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Ở nhiệt độ 37°C, tác dụng diệt khuẩn của kháng thể trong sữa kéo dài:
A. 2 giờ
B. 3 giờ
C. 2 đến 3 giờ
D. Đáp án khác
Câu 12. Đâu là phương pháp chế biến sắn?
A. Chế biến bột sắn
B. Chế biến tinh bột sắn
C. Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Có phương pháp chế biến rau quả nào?
A. Đóng hộp
B. Sấy khô
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 14. Sau quá trình xử lí nhiệt kết thúc, người ta cho không khí ra khỏi sản phẩm rau, quả bằng cách:
A. Đun nóng
B. Hút chân không
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 15. Rau, quả được bảo quản tốt hơn khi ở trong môi trường không khí có hàm lượng khí CO2 là:
A. Cao
B. Thấp
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 16. Sắn lát đạt độ khô cao có thể giữ được:
A. Dưới 6 tháng
B. Trên 6 tháng
C. Trên 12 tháng
D. Từ 6 đến 12 tháng
Câu 17. Các hộ nông dân thường bảo quản củ giống theo phương pháp cổ truyền là:
A. Trên giá
B. Nơi thoáng
C. Ánh sáng tán xạ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Hạt giống được làm khô bằng cách:
A. Phơi
B. Sấy
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 19. Người ta chế biến thịt bằng phương pháp:
A. Luộc
B. Rán
C. Hầm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Gạo thu được còn vỏ cám gọi là:
A. Gạo lật
B. Gạo lức
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 21. Quy trình kĩ thuật cơ bản của bảo quản lạnh cá gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22. Theo công nghệ chế biến, có phương pháp chế biến thịt như:
A. Đóng hộp
B. Hun khói
C. Sấy khô
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Ở quy mô gia đình, không có phương pháp chế biến cá nào?
A. Hun khói
B. Luộc
C. Hấp
D. Rán
Câu 24. Quy trình công nghệ làm ruốc cá có bước nào sau đây?
A. Chuẩn bị nguyên liệu
B. Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 25. Khi hấp cá để làm ruốc, người ta thường hấp ở nhiệt độ:
A. 10°C
B. 100°C
C. 1000°C
D. Đáp án khác
Câu 26. Đối với chuồng trại chăn nuôi, có mấy yêu cầu kĩ thuật?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 27. Yêu cầu về kiến trúc đối với chuồng trại chăn nuôi là:
A. Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh
B. Thuận tiện cho chăm sóc, quản lí
C. Phù hợp với đặc điểm sinh lí
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28. Tại sao phải xử lí chất thải trong chăn nuôi?
A. Do chất thải trong chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
B. Do chất thải gây hại cho sức khỏe con người
C. Do chất thải tạo điều kiện để bệnh lây lan thành dịch
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29. Diện tích ao nuôi cá đạt tiêu chuẩn là:
A. 0,5 ha
B. 1 ha
C. 0,5 đến 1 ha
D. Trên 1 ha
Câu 30. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá gồm mấy giai đoạn?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
ĐÁP ÁN
1D | 2B | 3C | 4A | 5B |
6A | 7D | 8C | 9C | 10D |
11C | 12D | 13C | 14C | 15A |
16D | 17D | 18C | 19D | 20C |
21D | 22D | 23A | 24C | 25B |
26A | 27D | 28D | 29C | 30A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 10 năm 2021 - Trường THCS-THPT DTNT Liên Huyện có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
- Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 10 năm 2021 - Trường THPT Trần Nhân Tông
Chúc các em học tập tốt !