Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lê Viết Thuật

TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 10

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

NaCl (đpdd) → Cl2 (+ H2) → A (+ FeS) → B (+ O2) → C (+ Br2) → H2SO4

Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa trong các trường hợp sau:

a) Sục khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3.            

b) Cho quì tím tẩm dung dịch KI tiếp xúc với khí ozon.

c) Cho khí H2S vào dung dịch brom.              

d) Cho khí SO2 vào dung dịch nước vôi trong dư.

Câu 3: Cho cân bằng sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k),  rH < 0. 

Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi (giải thích ngắn gọn):

a) giảm áp suất của hệ.                            

b) thổi không khí vào hệ.

c) tăng nhiệt độ của hệ.                           

d) lấy bớt SO3 ra. 

Câu 4: Cho 23,25 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Ag tác dụng với dung dịch H2SO4 20% vừa đủ thì thu được 6,72 lít H2 (đktc) và còn lại a gam chất rắn không tan. Cho a gam chất rắn không tan này tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 1,12 lít SO2 (đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 

b) Cho lượng SO2 ở trên tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,3M. Tính CM của chất trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 5: Oxi hóa m gam bột sắt bằng oxi không khí thì thu được 75,2 gam hỗn hợp A gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 6,72 lít SO2 (đktc). Hãy tính giá trị của m.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

2NaCl + H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Cl2 + H2 →  2HCl

2HCl + FeS →  FeCl2 + H2S↑

2H2S + 3O2 dư →  2SO2 + 2H2O

SO2 + Br2 + 2H2O →  H2SO4 + 2HBr

Câu 2:

a) Có sủi bọt khí:

Cl2 + H2O →  HCl + HClO

Na2CO3 + 2HCl  → 2NaCl + CO2↑ + H2O

b) Quì tím hóa xanh

O3 + 2KI + H2O → O2 + I2 + 2KOH

c) Dung dịch brom bị mất màu vàng nâu: H2S + 4Br2 + 4H2O  → H2SO4 + 8HBr

d) Nước vôi trong bị vẩn đục: SO2 + 2Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

Câu 3:

a) Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí  Chiều nghịch.

b) Thổi không khí vào hệ, tức tăng nồng độ O2  Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

c) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt  Chiều nghịch.

d) Lấy bớt SO3 ra, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Câu 4:

a) Gọi x = nZn, y = nAl, z = nAg

Zn + H2SO4 loãng  → ZnSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 loãng→  Al2(SO4)3 + 3H2

2Ag + 2H2SO4 đặc → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

\( \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
  65x + 27y + 108z = 23,25 \hfill \\
  n{H_2} = x + 1,5y = 0,3 \hfill \\
  nS{O_2} = 0,5z = 0,05 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
  x = 0,15 \hfill \\
  y = 0,1 \hfill \\
  z = 0,1 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
  \% mZn = 41,94\%  \hfill \\
  \% mAl = 11,61\%  \hfill \\
  \% mAg = 46,45\%  \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

b)

SO2 + 2KOH  → K2SO3 + H2O

0,03 ← 0,06        → 0,03 mol

SO2 còn dư + H2O + K2SO3  → 2KHSO3

0,02                      → 0,02            → 0,04 mol

Vậy dung dịch thu được chứa KHSO3 và K2SO3

CM của KHSO3 = 0,04/0,2 = 0,2M; CM của K2SO3 = 0,01/0,2 = 0,05M

Câu 5:

Qui đổi hỗn hợp A thành 2 nguyên tố là Fe (x mol) và O (y mol)

→ 56x + 16y = 75,2 gam (1)

Fe  → Fe+3 + 3e

O + 2e →  O-2

S+6 + 2e →  SO2

Bảo toàn ne  3x = 2y + 0,3.2  3x – 2y = 0,6 (2)

Từ (1), (2)  \( \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
  x = 1 \hfill \\
  y = 1,2 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \Rightarrow m = 56g\)

ĐỀ SỐ 2

Phần I : Trắc nghiệm  

Câu 1: Nguyên tử nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p63s2?

A. Mg (Z=12).                   B. Na (Z=11).                    C. Al (Z=13).                                D. Si (Z=4).

Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

A. nơtron.                          B. nơtron và electron.        C. electron.                       D. proton.

Câu 3: Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA. Số electron lớp ngoài của nguyên tử X là

A. 5.                                    B. 4.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 4: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất?

A. O.                                   B. S.                                  C. Na.                               D. F.

Câu 5: Nguyên tố X thuộc chu kì 5. Số lớp electron của nguyên tử X là

A. 5.                                    B. 2.                                  C. 4.                                  D. 3.

Câu 6: M là nguyên tố nhóm IA, oxit của nó có công thức là

A. MO2.                              B. MO.                              C. M2O3.                          D. M2O.

Câu 7: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

A. 4.                                    B. 1.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 8: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( ) lần lượt là

A.13 và 13.                        B. 13 và 14.                      C. 12 và 14.                      D. 13 và 15.

Câu 9: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử S (Z=16) là nguyên tố p.                     

B. Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.

C. Các nguyên tử khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.      

D. Các nguyên tử đều có số nơtron lớn hơn số proton.

Câu 10: Điện tích của 1 proton có điện tích bằng 1,602.10-19 culông. Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích là 30,4.10-19 culông. Vậy nguyên tử X là

A. K (Z=19).                     B. Ar (Z=18).                     C. Ca (Z=20).                                 D. Cl (Z=17).

---(Nội dung đáp án chi tiết từ câu 11 đến câu 21 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần II: Trắc nghiệm

1A

2C

3C

4D

5A

6

7C

8B

9A

10A

11A

12C

13D

14A

15A

16B

17B

18C

19D

20A

 

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của X, X chiếm 38,789% về khối lượng. Nguyên tố X là?

A. F.                            B. Cl.                           C. Br.                          D. I.

Câu 2: Dung dịch axit nào sau đây được ứng dụng để khắc chữ lên thủy tinh?

A. HCl.                        B. HBr.                        C. HF.                         D. H2SO4.

Câu 3: Cho 0,515 gam muối natri halogenua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,94 kết tủa. Công thức phân tử của muối là

A. NaF.                       B. NaCl.                      C. NaBr.                      D. NaI.

Câu 4: Nguyên tố oxi trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa khác với các hợp chất còn lại?

A. K2O.                       B. H2O2.                      C. H2SO3.                    D. NaClO3

Câu 5: Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào dưới đây?

A. F2.                           B. Fe.                          C. Mg.                         D. H2.

Câu 6: Dẫn 2,24 lít SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng là

A. 29,9 gam.               B. 21,7 gam.                C. 20,8 gam.               D. 26,2 gam.

Câu 7: Hòa tan hết 9 gam Fe(OH)2 bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 2,24 lít.                   B. 3,36 lít.                   C. 4,48 lít.                   D. 1,12 lít.

Câu 8: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?

A. Cu và CuO.                                                B. Fe và Fe2O3.

C. C và CO2.                                                   D. S và SO2.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.               B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Sục khí H2S vào dung dịch ZnCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Câu 10: Cho cân bằng hoá học: PCl5(k) ⇔ PCl3(k) + Cl2(k); Δ H > 0

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng.                     

B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.

C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng.            

D. tăng áp suất của hệ phản ứng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Trong thiên nhiên H2S là khí độc được sinh ra do nhiều nguồn như: Do hợp chất hữu cơ (rau, cỏ, xác động vật ...) thối rữa mà thành; các vết nứt núi lửa; hầm lò khai thác than; … . Em hãy giải thích tại sao H2S không bị tích tụ trong khí quyển (nguyên nhân chính) và viết phương trình minh họa.

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm 1,2 gam Mg và 1,35 Al phản ứng hoàn toàn với một lượng khí Cl2 dư. Kết thúc phản ứng thấy thu được m gam muối. Tính m và thể tích khí Cl2 ở đktc cần dùng để phản ứng hết với lượng kim loại trên.

Câu 3: Nung một hỗn hợp gồm có 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.

a/ Hãy viết các PTHH xảy ra.

b/ Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B.

Câu 4: Một hỗn hợp A có khối lượng 5,08g gồm CuO và một oxit của sắt. Hòa tan hoàn toàn A trong dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,168 lít khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B chứa 12,2 gam muối sunfat. Xác định công thức của oxit sắt và % khối lượng từng oxit trong A?

---(Nội dung đáp án chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với clo cho cùng một loại muối?

A. Cu                        

B. Fe                          

C. Ag                         

D. Zn

Câu 2. Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư. Khối lượng muối thu được là

A. 25,2 gam              

B. 26,4 gam                

C. 23,2 gam                

D. 28,2 gam

Câu 3. Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

A. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O             

B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

C. 2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2↑                  

D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây có thể xem là đặc điểm chung của nhóm halogen

A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử       

B. ở điều kiện thường là chất khí

C. có tính oxi hóa mạnh                               

D. tác dụng được với nước

Câu 5. Cho 46 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 1,7 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được hỗn hợp muối sunfat có khối lượng là

A. 112 gam               

B. 113 gam                 

C. 110 gam                 

D. 114 gam

Câu 6. Cho phản ứng Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2S + H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của phản ứng là

A. 42                         

B. 50                          

C. 55                          

D. 52

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch HF hòa tan được SiO2           

B. Muối AgF tan được trong nước

C. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo            

D. Flo có thể có tính khử

Câu 8. Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là

A. Cu, Al                  

B. Cu, Fe                    

C. Al, Fe                    

D. Cu, Zn

Câu 9. Trong phòng thí nghiệm, khí hidro sunfua được điều chế bằng phản ứng giữa hai chất nào sau đây?

A. FeS + HNO3 (ℓ)                                      

B. FeS + H2SO4 đặc, nóng

C. FeS + HCl                                                

D. PbS + HCl

Câu 10. Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. ns² np4                 

B. ns² np5                   

C. ns² np6                   

D. ns² np³

---(Nội dung đáp án chi tiết từ câu 11 đến câu 23 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Đem nung hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và a mol Cu trong không khí một thời gian thu được 68,8 gam hỗn hợp Y gồm kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan hết lượng Y trong axit H2SO4 đặc nóng dư, thu được 0,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của ) và dung dịch Z. Khối lượng muối sunfat khan trong dung dịch Z là

A. 168,0 gam.                       B. 164,0 gam.                  C. 148,0 gam.                  D. 170,0 gam

Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt=0,5vn.                          B. vt=vn=0.                      C. vt= 2vn.                       D. vt=vn¹ 0.

Câu 3: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Fe, Mg, Al.                      B. Cu, Pb, Ag.                 C. Fe, Au, Cr.                  D. Cu, Fe, Al.

Câu 4: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 4.                                     B. 6.                                 C. 5.                                 D. 7.

Câu 5: Hòa tan m gam KMnO4 trong dung dịch HCl đặc dư được dung dịch A và V lít khí D (đktc). Pha loãng dung dịch A được 500 ml dung dịch B.

- Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24 ml dung dịch NaOH 0,5 M.

- Thêm AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết tủa.

Giá trị của V là :

A. 3,36                                 B. 8,96                             C. 2.24                             D. 4,48

Câu 6: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do

A. Nồng độ của các chất khí tăng lên.                         B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.

C. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.              D. Chuyển động của các chất khí tăng lên.

Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

A. Cu + 2HCl  → CuCl2 + H2.                                    

B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.                                     

D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Câu 8: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

A. Cân bằng hoá học.                                                   B. Tốc độ phản ứng.

C. Phản ứng một chiều.                                                D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 9: Oleum có công thức tổng quát là

A. H2SO4.nSO2.                   B. H2SO4.nSO3.              C. H2SO4.nH2O.             D. H2SO4 đặc.

Câu 10: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là

A. 0, 2, 4, 6.                         B. -2, 0, +4, +6.               C. -2, +4, +6.                   D. 1, 3, 5, 7.

---(Nội dung đáp án chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lê Viết Thuật. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?