TRƯỜNG THCS GÒ XOÀI | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Trong hình vẽ sau, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước pha muối. Gọi p\(_1\) , p\(_2\) ,p\(_3\) là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3.
Biểu thức nào dưới đây đúng?
A. p\(_3\) > p\(_2\) > p\(_1\)
B. p\(_2\) > p\(_3\) > p\(_1\)
C. p\(_1\) > p\(_2\) > p\(_3\)
D. p\(_3\) > p\(_1\) > p\(_2\)
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
Câu 3. Khi đặt một áp kế dùng chất lỏng ở nơi có áp suất khí quyển bằng 9,6.10\(^4\) Pa, cột chất lỏng có độ cao bằng 80cm. Trọng lượng riêng của chất lỏng trong áp kế bằng :
A. 76800 N/m\(^3\)
B. 1,2.10\(^5\) N /m\(^3\)
C. 7680 N/m\(^3\) .
D. 1,2.10\(^4\) N/m\(^3\)
Câu 4. Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m\(_1\) = 2m\(_2\) được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu. Gọi \(\overrightarrow {{F_1}} \) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, \({F_2}\) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2. Biểu thức nào dưới đây đúng?
A. \(F_2 = 2F_1\)
B. \(F_1= 2F_2\)
C. \(F_1= F\)
D. \(F_1 = 4F_2\)
Câu 5. Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\), nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng:
A. 2m\(^3\)
B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)
C. 2. 10\(^{ - 2}\) m\(^3\)
D.2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)
Câu 6. Lực đẩy Ác-si-mét có chiều:
A. Hướng theo chiều tăng của áp suất.
B. Hướng thẳng đứng lên trên.
C. Hướng xuống dưới.
D. Hướng theo phương nằm ngang.
Câu 7. Câu nào trong các câu sau mô tả cho sự nổi?
A. Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước.
B. Một vật có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của môi trường xung quanh.
C. Trọng lượng của vật lớn hơn sức đẩy vật lên.
D. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn lực đẩy vật lên.
Câu 8. Khối lượng riêng của nước sông bằng 1 g/cm\(^3\) và của nước biển bằng 1,03 g/cm\(^3\). Trên sông, con tàu sẽ nổi :
A. Nhiều hơn so với trên biển.
B. Như trên biển.
C. ít hơn so với trên biển.
D. Nhiều hơn, bằng hoặc ít hơn so với trên biển tùy theo kích thước của con tàu.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây không sinh công cơ học ?
A. Vận động viên maratông đang chạy trên đường đua.
B. Vận động viên nhào lộn đang đứng trên cầu nhảy.
C. Cầu thủ bóng đá đang thi đấu trong một trận cầu.
D. Quả nặng đang được rơi từ trên cần của một búa máy xuống.
Câu 10. Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn nghèo rất dài để :
A. Giảm quãng đường.
B. Giảm lực kéo của ôtô.
C. Tăng ma sát.
D. Tăng lực kéo của ôtô.
B. TỰ LUẬN
Câu 11. Ta có thể có các cách nào để nhiệt năng của một vật tăng lên ?
Câu 12. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Tính công và công suất của người kéo.
Câu 13. Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn, vì sao?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | B | B | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | C | B | B |
Câu 11. Ta có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật đỏ là thực hiện hoặc truyền cho vật một nhiệt lượrig.
Câu 12. thực hiện của người kéo: \(A = F.s = 180.8 = 1440\,J.\)
Công suất của người kéo: \(P=\dfrac{A }{ t} =\dfrac{{1440} }{{20}}=72\, W\)
Câu 13. Xác đinh công suất của Nam :
\(P_1= \dfrac{{36000} }{ {600}} = 60\,W\)
Công suất của An: \(P_2 = \dfrac{A }{ t} = \dfrac{{42000} }{ {840}} = 50\,W\)
Công suất của Nam lớn hơn công suất của An, có thể kết luận Nam làm việc khỏe hơn An.
---(Hết đề số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau khác nhau.
B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so vật khác.
C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.
D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Câu 2. Một ôtô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ôtô lên 1,5 lần thì:
A. Thời gian t giảm \(\dfrac{2 }{ 3}\) lần
B. Thời gian t tăng \(\dfrac{4 }{3}\) lần
C. Thời gian t giảm \(\dfrac{3 }{ 4}\) lần
D. Thời gian t tăng \(\dfrac{3}{ 2}\) lần.
Câu 3. Tốc độ của một ô tô là 54km/h, nó tương ứng với
A. 36000m/s.
B. 15m/s.
C. 18m/s.
D. 36m/s.
Câu 4. Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc
A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.
B. không đổi trong suốt quãng đường đi.
C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 5. Lực là nguyên nhân làm:
A. Thay đổi vận tốc của vật
B. Vật bị biến dạng
C. Thay đổi dạng quỹ đạo của vật
D. Các tác động A, B,C.
Câu 6. Hai lực cân bằng là hai lực :
A. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
B. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 7. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
A. Ma sát.
B. Quán tính.
C. Trọng lực.
D. Đàn hồi.
Câu 8. Phát biểu nào về áp suất sau đây là không đúng
A . Áp suất phụ thuộc vào hai đại lượng: áp lực và diện tích có lực tác dụng.
B . Áp suất là áp lực tính trên một đơn vị diện tích bị lực ép.
C. Áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.
D. Khi áp lực như nhau tác dụng lên một mặt, mặt có diện tích càng nhò thì chịu áp suất càng lớn.
Câu 9. Đơn vị đo áp suất không phải là :
A. N/m\(^2\)
B. Pa
C. kPa
D. N
Câu 10. Có một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S (m\(^2\) ) và chiều cao là h (m ). Chất lỏng có trọng lượng riêng là d (N/m\(^3\) ). Áp suất tác dựng lên đáy bình là:
A. \(p =\dfrac{d }{ h}\)
B. \(p=d.h\)
C. \(p= d.S.h \)
D. \(p=\dfrac{{d.h} }{S}\)
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | B | D | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | C | D | B |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
A. Sự rơi của chiếc lá
B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời
C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước
D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Câu 2. Đường từ nhà Lan tới nhà Hùng dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi là 1 m/s thì thời gian Lan đi từ nhà mình tới nhà Hùng là :
A. 0,5 h.
B. 1 h
C. 1,5 h
D. 2 h
Câu 3. Một chiếc máy bav mất 5 giờ 15 phút để đi đoạn đường 630km. Vận tốc trung bình của máy bay là:
A. 2km/phút
B. 120km/h
C. 33,33 m/s
D. Tất cả các giá trị trên đều đúng.
Câu 4. Khi có các lực tác động lên một vật thì độ lớn vận tốc của vật
A. luôn luôn tăng.
B. luôn luôn giảm.
C. luôn luôn không đổi.
D. có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
Câu 5. Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng cùa hai lực cân bằng?
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động .
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 6. Khi cán búa lỏng người ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất. Đó là dựa vào tác dụng của:
A. Lực ma sát.
B. Lực đàn hồi.
C. Trọng lực.
D. Quán tính.
Câu 7. Một người đứng bằng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.10\(^4\) N/m\(^2\). Diện tích của một tấm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2dm\(^2\) . Bỏ qua khối lượng của tấm ván, khối lượng của người đó tương ứng là:
A.40kg.
B.80kg.
C.32kg.
D. 64kg.
Câu 8. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và
A. thể tích của vật.
B. trọng lượng riêng của chất lỏng đó.
C. thể tích của chất lỏng đó.
D. trọng lượng riêng của vật.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây không có sự bảo toàn cơ năng của vật ?
A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống dưới.
B. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nhẵn.
D. Một con bò đang kéo xe.
Câu 10. Khi vật nổi 1 phần trên mặt chất lỏng thì nhận xét nào dưới đây đúng?
A. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.
C. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | D | D | D | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | B | D | B |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Một người kéo đều một gàu nước khối lượng 6kg từ giếng sâu 10m lên. Công suất của lực kéo là 12W. Thời gian kéo bao nhiêu lâu?
A. 18s
B. 50s
C. 30s
D. 12s.
Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyến động hỗn động không ngừng của các phân tử gây ra?
A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.
B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.
C. Đường tự tan vào nước.
D.Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phát vào nước.
Câu 3. Khi đổ 50cm\(^3\) cồn vào 100cm\(^3\) nước, ta thu được một hỗn hợp cồn - nuớc có thể tích là:
A. Bằng 150cm\(^3\) .
B. bằng 150cm\(^3\) .
C. Nhỏ hơn 150cm\(^3\) .
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 150cm\(^3\)
Câu 4. Chọn câu sai
A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào cũng có cơ năng.
C. Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng.
D. Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.
Câu 5. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng của vật thu vào hay tỏa ra.
C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Câu 6. Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?
A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.
B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.
C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.
D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
Câu 7. Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình vẽ). Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bỉnh sẽ như thế nào?
A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.
B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.
C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình c cao nhất, rồi đến bình B, bình A.
D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.
Câu 8. Mỗi phân tử nước gồm 1 nguyên tử ôxi và 2 nguyên tử hiđrô. Khối lượng cùa nguyên tử hiđrô là 1,67.10\(^{ - 27}\) kg, khối lượng của nguyên từ ôxi là 26,56.10\(^{ - 27}\) kg. Xác định số phân tử nước trong 1 gam nước.
A. 2,5.10\(^{24}\) phân tử.
B. 3,34.10\(^{22}\) phân tử.
C. 1,8.10\(^{20}\) phân tử.
D. 4.10\(^{21}\) phân tử.
Câu 9: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về
A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về
C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì nhanh hơn.
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.
Câu 10. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | C | B | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | B | B | A |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Trong một phút động cơ thứ nhất kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai trong hai phút kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P\(_1\) , của động cơ thứ hai là P\(_2\) thì biểu thức nào dưới đây đúng?
A. P\(_1\) = P\(_2\)
B. P\(_1\) = 2P\(_2\)
C. P\(_2\) = 4P\(_1\)
D.P\(_2\) = 2P\(_1\)
Câu 2. Truờng hợp nào sau đây có công suất lớn nhất?
A. Một máy tiện có công suất 0,5kW.
B. Một con ngựa kéo xe trong một phút thực hiện được một công là 50kJ.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.
D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 4000J trong 6 giây.
Câu 3: Nếu gọi A\(_1\) là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 1000kg lên cao 2m; A\(_2\) là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao lm thì
A. A\(_1\) = 2A\(_2\) .
B. A\(_2\) = 2A\(_1\) .
C. A\(_1\) = A\(_2\) .
D. A\(_1\) > A\(_2\) .
Câu 4. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Mỗi lần đóng cọc bị đóng sâu vào đất bao nhiêu ?
A. 1m.
B. 80cm.
C. 50cm.
D. 40cm.
Câu 5. Cần cẩu A nâng được 1200kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 600kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.
B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.
C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh.
Câu 6. Máy cày thứ nhất thực hiện cày diện tích lớn gấp 3 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với máy cày thứ hai. Nếu gọi P\(_1\) là công suât cùs máy thứ nhất, P\(_2\) là công suất của máy thứ hai thì
A. P\(_1\) = P\(_2\)
B. P\(_1\) = \(\dfrac{4 }{ 3}\) P\(_2\)
C. P\(_2\) = \(\dfrac{4 }{ 3}\) P\(_1\)
D. P\(_2\) = 4P\(_1\)
Câu 7. Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 80N đang rơi xuống dưới từ độ cao 7m. Cơ năng của vật
A. M lớn hơn của vật N.
B. M bằng của vật N.
C. M nhỏ hơn của vật N.
D. Cả B, C đều sai.
Câu 8. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Công suất của ô tô là 8kW. Lực cản của mặt đường là
A. 1000N
B. 50N
C. 250N.
D. 500N
Câu 9. Một người kéo đều một bao xi măng khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 3m, thời gian kéo hết 50 giây. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 150W
B. 36W
C. 30 W
D. 75w
Câu 10. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên ?
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | B | C | D | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | D | C | D |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Gò Xoài. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.