Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Đa Phước

TRƯỜNG THPT ĐA PHƯỚC

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 10

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Đơn vị của suất Y–âng là

A. N/m                       B. N/m2

C. N.m                       D. N

Câu 2. Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A. vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình

B. vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng

C. vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể

D. vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể

Câu 3. Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diện S, độ dài ban đầu l0, làm bằng chất có suất đàn hồi E. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định hệ số đàn hồi (k) của thanh

A. \(k = ES{l_0}\)                              

B. \(k = E\dfrac{{{l_0}}}{S}\)

C. \(k = E\dfrac{S}{{{l_0}}}\)           

D. \(k = \dfrac{{S{l_0}}}{E}\)

Câu 4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giới hạn bền của một sợi dây thép?

A. độ dài và chất liệu của sợi dây thép

B. độ dài và tiết diện của sợi dây thép

C. tiết diện và chất liệu của sợi dây thép

D. tiết diện của sợ dây thép

Câu 5. Thanh théo có suất Y – âng 2.1011 Pa và đường kính tiết diện 2 cm, được nén với lực 3.105 N thì độ co tỉ đối của thanh là bao nhiêu ?

A. 0,25%                  B. 0,47%

C. 0,49%                  D. 0,65%

Câu 6. Một tấm đồng hình chữ nhật ở giữa có khoét một lỗ tròn, khi tăng nhiệt độ của tấm đồng thì hình dạng và kích thước của lỗ tròn đó thay đổi thế nào ?

A. hình dạng tròn, kích thước tăng

B. hình dạng tròn, kích thước giảm

C. hình bầu dục, kích thước tăng

D. hình bầu dục, kích thước giảm

Câu 7. Một sợ dây bằng đồng thau dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng một lực 25N thì nó dãn ra một đoạn bằng 4mm. Suất Y –âng của đồng thau có giá trị là

A. E = 8,95.109 Pa                             

B. E = 8,95.1010 Pa

C. E = 8,95.1011 Pa                            

D. E = 8,95.1012 Pa

Câu 8. Một bình thủy tinh chứa đầy 50 cm3 thủy ngân ở 18oC. Biết hệ số nở dài của thủy ngân là \({\alpha _1} = {9.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\) . Hệ số nở khối của thủy ngân là \({\beta _2} = {18.10^{ - 5}}{K^{ - 1}}\). Khi nhiệt độ tăng đến 38oC thì thể tích của thủy ngân tràn ra là

A. \(\Delta V = 0,015\,\,c{m^3}\)                               B. \(\Delta V = 0,15\,\,c{m^3}\)

C. \(\Delta V = 1,5\,\,c{m^3}\)                                   D. \(\Delta V = 15\,\,c{m^3}\)

Câu 9. Một quả cầu bán kính 0,1 mm, mặt ngoài hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Biết hệ số căng bề mặt của nước là 0,073 N/m. Khi quả cầu được đặt lên nước, lực căng bề mặt lớn nhất tác dụng lên nó là

A. Fmax = 4,6 N          

B. Fmax = 4,5.10-2 N

C. Fmax = 4,5.10-3 N    

D. Fmax = 4,6.10-4 N

Câu 10. Nếu nung nóng không khí thì

A. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng

B. độ ẩm tuyệt đối không đổi và độ ẩm tương đối giảm

C. độ ẩm tuyệt đối không đổi và độ ẩm tương đối tăng

D. độ ẩm tuyệt đối tăng và độ ẩm tương đối không đổi

TỰ LUẬN

Câu 1 

a) Thế nào là sự rơi tự do ? Cho ví dụ

b) Nếu các đặc điểm cảu sự rơi tự do

c) Viết công thức tính vận tốc và quãng đường của sự rơi tự do

Câu 2 

Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng là:

x = 80t2 + 50t + 10 (cm; s)

a) Tìm gia tốc của chuyển động

b) Tìm vận tốc cyar vật lúc t = 1 s

c) Tính quãng đường đi được của vật sau 3s tính từ thời điểm ban đầu

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. C

4. D

5. B

6. A

7. B

8. B

9. D

10. B

 

Câu 1. 

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ tác dụng của trọng lực.

Ví dụ: Sự rơi của các vật nặng trong không khí

- Những đặc điểm của sự rơi tự do:

+ Phương thẳng đứng (phương dây dọi)

+ Chiều từ trên xuống dưới

+ Là chuyển động thẳng nhanh dần đều

- Công thức tính vận tốc và quãng đường:

\(\begin{array}{l}v = gt\\s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\end{array}\)

Câu 2. 

a) Phương trình chuyển động tổng quát:

\(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{{a{t^2}}}{2}\,\,\left( {cm;\,s} \right)\)

Suy ra: \(\dfrac{a}{2} = 80\)

Vậy: \(a = 160\) cm/s2

b) (1 điểm). Từ phương trình chuyển động suy ra công thức vận tốc:

v = 50 + 160t (cm/s; s)

Thay số: v = 50 + 160.1 = 210 cm/s

c) Từ phương trình chuyển độn suy ra công thức tính đường đi:

s = 50t +80t2 (cm; s)

Thay số: s = 50.3 + 80.32 = 870 cm.

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Tìm phát biểu sai khi nói về nội năng của vật

A. số đo thể hiện nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng

B. nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

C. nội năng là tổng động năng và thế năng của vật

D. nội năng có đơn vị là jun (J)

Câu 2. Cho hai vật A và B tiếp xúc với nhau. Nhiệt chắc chắn không thể truyền từ A sang B nếu

A. khả năng thực hiện công của vật A lớn hơn vật B

B. nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B

C. nhiệt độ của A nhỏ hơn nhiệt độ của vật B

D. nhiệt lượng của vật A lớn hơn nhiệt lượng của vật B

Câu 3. Khi hệ nhận nhiệt và nhận công thì nội năng của hệ

A. không đổi                          

B. giảm

C. tăng                                               

D. chưa đủ điều kiện để kết luận

Câu 4. Một khối khí thực hiện công và có nội năng tăng. Chọn phát biểu đúng

A. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ tăng

B. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng

C. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ giảm

D. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng

Câu 5. Trong quá trình biến đổi đẳng tích, nếu nội năng của hệ giảm thì hệ

A. nhận công và nhận nhiệt

B. nhận nhiệt và thực hiện công

C. nhận nhiệt và nhận công

D. truyền nhiệt, không thực hiện công

Câu 6. Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí và thấy nội năng của khối khí giảm 40J. Khối khí đã

A. nhận một nhiệt lượng là 60 J

B. nhận một nhiệt lượng là 140 J

C. tỏa một nhiệt lượng là 60 J

D. tỏa một nhiệt lượng là 140 J

Câu 7. Truyền một nhiệt lượng 40J cho một khối khí trong xilanh thì khối khí thực hiện một công là 20J. Nội năng của khối khí

A. tăng 20 J              B. giảm 20 J

C. tăng 60 J              D. giảm 60 J

Câu 8. Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 400 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 300 J. Hiệu suất của động cơ là

A. 75%                     B. 25%

C. 33%                     D. 67%

Câu 9. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích ?

\(A.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U < 0;\,Q < 0;\,A = 0\)

\(B.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U > 0;\,Q > 0;\,A = 0\)

\(C.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U = 0;\,Q > 0;\,A < 0\)

\(D.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U > 0;\,Q < 0;\,A > 0\)

Câu 10. Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 20%. Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh là 640J. Nhiệt lượng mà động cơ nhận từ nguồn nóng là

A. 160 J                 B. 640 J

C. 800 J                 D. 320 J

TỰ LUẬN

Câu 1. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu.

a) tính quãng đường vật chuyển động được sau 5s

b) tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 5

Câu 2. Một đĩa tròn bán kính 10 cm, quay đều mỗi vòng mất thời gian 0,1s

a) tính tốc độ góc của điểm nằm trên vành đĩa

b) hỏi trong khoảng thời gian 1 phút thì điểm nằm trên vành đĩa chuyển động được quãng đường bằng bao nhiêu ?

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. C

4. A

5. C

6. D

7. A

8. B

9. A

10. C

Câu 1:

a) Quãng đường vật chuyển động được sau 5 s:

\({h_5} = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = \dfrac{{{{10.5}^2}}}{2} = 125\,\,m\)

b) (1 điểm). Quãng đường vật chuyển động được sau 4s

\({h_4} = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = \dfrac{{{{10.4}^2}}}{2} = 80\,\,m\)

Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5:

\(h = {h_5} - {h_4} = 45\,\,m\)

Câu 2:

a) Đĩa quay đều mỗi vòng mất \(0,1\,s \Rightarrow T = 0,1\,\,s\)

Tốc độ góc: \(\omega  = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2.3,14}}{{0,1}} = 62,8\,\,rad/s\)

b) Tốc độ dài: \(v = \omega R = 62,8.0,1 = 6,28\,\,m/s\)

Quãng đường chất điểm chuyển động được sau 1 phút

\(s = vt = 6,28.60 = 376,8\,m\)

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Động lượng là đại lượng véctơ.

B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.

C. Động lượng là đại lượng vô hướng.

D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.

Câu 2: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:

A. tăng 4 lần.     B. không đổi.

C. giảm 2 lần.     D. tăng 2 lần.

Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .

B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

Câu 4: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực

A. Chuyển động của tên lửa

B. Chuyển động của con mực

C. Chuyển động của khinh khí cầu

D. Chuyển động giật của súng khi bắn

Câu 5: Một vật có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là:

A. 1,08.104 kgm/s       B. 3.103 kgm/s

C. 22,5 kgm/s             D. 45.104 kgm/s

Câu 6: Một gàu nước khối lượng 5 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 4 m trong khoảng thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):

A. 4J.              B. 4W

C. 40W           D. 40J

Câu 7: Gọi \(\alpha \) là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công cản:

A. \(\alpha \) là góc tù            B. \(\alpha \) là góc nhọn

C. \(\alpha  = \frac{\pi }{2}ra{\rm{d}}\)           D. \(\alpha  = \pi \) rad

Câu 8: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Sinh công tương ứng là A1; A2 và A3. Hệ thức đúng là:

A. A1 > A2 > A3     B. A1 < A2 < A3

C. A1 = A2 = A3     D. A2 < A1 < A3

Câu 9: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:

A. 0,85 kg.m/s            B. 0

C. 85 kg.m/s               D. 1,2 kg.m/s.

Câu 10: Một vật m chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Gọi p và v lần lượt là độ lớn của động lượng và vận tốc của vật đồ thị của động lượng theo vận tốc có dạng là hình vẽ nào sau đây ?

A. Hình 1                   B. Hình 2

C. Hình 3                   D. Hình 4

TỰ LUẬN

Câu 1 .Một vận động viên xe đạp chuyển động có đồ thì tọa độ như hình vẽ dưới. Biết rằng gốc thời gian được chọn lúc 8 giờ sáng.

a) hãy mô tả chuyển động của vận động viên trong từng quá trình

b) tính tốc độ của vận động viên trong từng quá trình

c) tính tốc độ trung bình của vận động viên trong cả quá trình

Câu 2 Một đoàn tàu bắt đầu dời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau thời gian 40s tàu đạt đến tốc độ 36 km/h

a) tính giưa tốc của đoàn tàu

b) tính quãng đường tàu đi được trong 1 phút

c) nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau khoảng thời gian bao nhiêu kể từ lúc khởi hành tàu sẽ đạt đến tốc độ 5 km/h

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. D

4. C

5. A

6. B

7. A

8. C

9. A

10. C

Câu 1:

a) (1 điểm). Lúc 8h sáng, vận động viên bắt đầu chuyển động đều theo chiều dương từ vị trí cách gốc tọa độ 40 km

Đến 10h sáng, vận động viên đến vị trí cách gốc tọa độ 80 km; sau đó vận động viên nghỉ tại chỗ 2 tiếng.

Đến 12h, người đó bắt đầu chuyển động đều theo chiều âm, quay trở lại gốc tọa độ

Đến 2h, vận động viên trở về gốc tọa độ

b) (1 điểm). Quá trình AB: \({v_1} = \dfrac{{80 - 40}}{2} = 20\,\,km/h\)

Quá trình BC: \({v_2} = 0\)

Quá trình CD: \({v_2} = \dfrac{{0 - 80}}{2} =  - 40\,\,km/h\). Tốc độ là 40 km/h

c) (1 điểm). Quãng đường vận động viên chuyển động trong cả quá trình:

\(s = {s_{AB}} + {s_{BC}} + {s_{CD}}\)\(\, = 40 + 0 + 80 = 120\,\,km/h\)

Tốc độ trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{120}}{6} = 20\,\,km/h\)

Câu 2:

a) (1 điểm). 36 km/h = 10 m/s

\(a = \dfrac{{{v_t} - {v_0}}}{t} = \dfrac{{10 - 0}}{{40}} = 0,25\,\,m/{s^2}\)

b) (1 điểm). \(s = \dfrac{{a{t^2}}}{2} = 0,25.\dfrac{{{{60}^2}}}{2} = 450\,\,m\)

c) (1 điểm). 54 km/h = 15 m/s; \(t = \dfrac{{{v_t} - {v_0}}}{a} = \dfrac{{15 - 0}}{{0,25}} = 60\,\,s\)

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí

A. xích lại gần nhau hơn.

B. có tốc độ trung bình lớn hơn.

C. nở ra lớn hơn.

D. liên kết lại với nhau.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?

A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.

B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.

C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.

D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.

Câu 3: Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol.

B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.

C. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.

D. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.

Câu 4: Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?

A. Nhiệt độ khí giảm.

B. Áp suất khí giảm.

C. Áp suất khí tăng.

D. Khối lượng khí tăng.

Câu 5: Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?

A. \(\frac{p}{T} = const\)         B.\(\frac{p}{V} = const\)

C. \(\frac{V}{T} = const\)         D.\({p_1}{V_1} = {p_3}{V_3}\)

Câu 6: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí

A. không đổi.     B. giảm 2 lần.

C. tăng 2 lần.     D. tăng 4 lần.

Câu 7: Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:

A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt

B. Định luật Sác-lơ

C. Định luật Gay Luy-xác

D. Cả ba định luật trên.

Câu 8: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPA. Áp suất ban đầu của khí là:

A. 50kPa    B. 80 kPa

C. 60 kPa    D. 90 kPa

Câu 9: Trên hệ trục tọa độ OpT, một khối lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như hình vẽ. Hãy so sánh các thông số của hai trạng thái của khối khí đó. Chọn đáp án đúng.

A. p2 > p1; T2 > T1 và V2 > V1.

B. p2 > p1; T1 > T2 và V1 > V2.

C. p2 > p1; T2 > T1 và V2 = V1.

D. p1 > p2; T2 = T1 và V1 > V2.

Câu 10: Nén 24 lít khí ở nhiệt độ 27oC cho thể tích của nó chỉ còn là 8 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 77oC. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? 

A. 4 lần      B. 2,3 lần

C. 3,5 lần    D. 5 lần

TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng bởi ba lực không song song. Viết biểu thức.

Câu 2: Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc \(\alpha  = {30^0}\). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu (hình vẽ).

Câu 3: Đòn bẩy AB dài 50cm nhẹ, cứng như hình vẽ:

Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Muốn đòn bẩy AB cân bằng thì đầu B của đòn bẩy phải treo vật có trọng lượng là bao nhiêu? 

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. B

4. C

5. B

6. D

7. D

8. B

9. A

10. C

Câu 1:

- Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là:

+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quay (tức là ba lực nằm trong cùng một mặt phẳng và có giá cắt nhau tại cùng một điểm).

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

- Biểu thức:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \\hay:\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \end{array}\) 

Câu 2:

 

Quả cầu chịu tác dụng của ba lực: \(\overrightarrow P ,\overrightarrow N ,\overrightarrow T \)

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

\(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow T  = \overrightarrow 0  \Leftrightarrow \overrightarrow P  + \overrightarrow N  =  - \overrightarrow T  \\\Leftrightarrow \overrightarrow P  + \overrightarrow N  = \overrightarrow {T'} \)

Từ hình vẽ ta có: \(\cos \alpha  = \frac{P}{{T'}} \Rightarrow T' = \frac{P}{{\cos \alpha }} = \frac{{40}}{{\cos {{30}^0}}} \approx 46,2N\)

Vì T = T’ nên lực căng của dây là 46,2N

Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu là:

\(N = P.\tan \alpha  = 40.\tan {30^0} = 23,1N\)

Câu 3:

Vật cần treo vào đầu B có trọng lượng là PB.

Theo quy tắc mômen ta có:

\(\begin{array}{l}{M_1} = {M_2} \Leftrightarrow {P_A}.{d_A} = {P_B}.{d_B} \Leftrightarrow 30.20 = {P_B}.30\\ \Rightarrow {P_B} = 20N\end{array}\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một khẩu súng sau khi đã lắp đạn có khối lượng M. Sau khi bắn, đầu đạn khối lượng m bay ra khỏi nòng súng với vận tốc v. Súng bị giật lại với vận tốc có độ lớn là 

\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{{2mv}}{{M + m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{{mv}}{{M - m}}\\C.\,\dfrac{{mv}}{{M + m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\dfrac{{2mv}}{{M - m}}\end{array}\)

Câu 2. Một quả bóng khối lượng m đang bay với vận tốc \(\overrightarrow v \) thì đập vuông góc với bức tường thẳng đứng và bật ngược trở ra theo phương cũ với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

\(\begin{array}{l}A.\, - 2m\overrightarrow v \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,2m\overrightarrow v \,\\C.\,0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.m\overrightarrow v \,\end{array}\)

Câu 3. Chọn phát biểu đúng

A. nếu vật chuyển động thẳng chậm dần thì véctơ động lượng ngược chiều véctơ vận tốc

B. nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần thì véctơ động lượng ngược chiều véctơ vận tốc

C. nếu vật chuyển động thẳng đều thì véctơ động lượng bằng không

D. nếu vật chuyển động tròn đều thì vectơ động lượng thay đổi. 

Câu 4. Một vật khối lượng m có vận tốc v, va chạm vào một vật khối lượng M đứng yên. Biết M = 9m và sau va chạm hai vật dính nhau. Tỉ số vận tốc trước và sau va chạm của vật m là:

\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{1}{9}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{1}{{10}}\\C.\,9\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,10\end{array}\)

Câu 5. Người thủ môn khi bắt bóng muốn không đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng của quả bóng. Người đó làm thế nào để

A. giảm động lượng của quả bóng

B. giảm độ biến thiên của động lượng của quả bóng

C. tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay

D. giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay

Câu 6. Chọn phát biểu đúng trong quá trình chuyển động của vật được ném ngang

A. động năng không đổi

B. thế năng không đổi

C. cơ năng bảo toàn

D. động lượng bảo toàn

Dữ liệu cho câu 7 và câu 8:

Tại cùng một vị trí, người ta ném vật A hướng thẳng lên với vận tốc v, và vật B được ném thẳng đứng xuống cũng với vận tốc v. Biết hai vật có cùng khối lượng

Câu 7. Chọn phát biểu đúng về động lượng của hai vật

A. khi xuống mặt đất thì động lượng của hai vật bằng nhau

B. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật A lớn hơn động lượng của vật B

C. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật B lớn hơn động lượng của vật A

D. các phát biểu trên đều sai

Câu 8. Chọn phát biểu đúng về cơ năng của hai vật

A. khi xuống mặt đất thì cơ năng của hai vật bằng nhau

B. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật A lớn hơn cơ năng của vật B

C. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật B lớn hơn cơ năng của vật A

D. các phát biểu trên đều sai

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tại vị trí ném, hai vật có cùng động năng và cùng thế năng.

Câu 9. Một vật chuyển động tròn đều thì

A. động lượng bảo toàn

B. cơ năng không đổi

C. động năng không đổi

D. thế năng không đổi

Câu 10. Một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Chọn mối liên hệ đúng giữa động lượng p và động năng Wđ của vật

\(\begin{array}{l}A.\,\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{p}{{2m}}\\C.\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{{2m}}{p}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,{{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\end{array}\)

TỰ LUẬN

Câu 1: Một ôtô khởi hành từ bến xe Giáp Bát, chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi được 25m thì nó đạt vận tốc 5 m/s. Tính gia tốc của ô tô và vận tốc nó đạt được sau khi đi 25m tiếp theo?

Câu 2: Từ hai điểm A và B cách nhau 200cm, hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật thứ nhất từ A bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 3 cm/s2. Cùng lúc vật thứ hai đi ngang qua B với vận tốc 5 cm/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 cm/s2. Hãy xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau.

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. D

4. D

5. D

6. C

7. A

8. A

9. C

10. A

 

Câu 1:

Tại thời điểm t = 0, ô tô có vận tốc v0 = 0.

Sau quãng đường S1 = 25m ô tô đạt vận tốc v1 = 5m/s.

Áp dụng công thức độc lập với thời gian ta có:

\(v_1^2 - v_0^2 = 2{\rm{a}}{S_1}\)

\( \Rightarrow a = \frac{{v_1^2 - v_0^2}}{{2.{S_1}}} = \frac{{{5^2} - {0^2}}}{{2.25}} = 0,5m/{s^2}\)

Sau 25m tiếp theo ô tô có vận tốc v2. Khi đó, ta có:

\(v_2^2 - v_1^2 = 2{\rm{a}}{S_2} \Leftrightarrow v_2^2 - {5^2} = 2.0,5.25\\ \Leftrightarrow {v_2} = 5\sqrt 2  \approx 7,07m/s\)

Câu 2:

Chọn gốc tọa độ O tại điểm A, chiều dương từ A đến B.

Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật thứ nhất bắt đầu chuyển động.

Phương trình chuyển động của hai vật lần lượt là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_{01}} + {v_{01}}t + \frac{{{a_1}{t^2}}}{2} = \frac{{3{t^2}}}{2} = 1,5{t^2}\\{x_2} = {x_{02}} + {v_{02}} + \frac{{{a_2}{t^2}}}{2} = 200 - 5t + \frac{{\left( { - 2} \right){t^2}}}{2}\\ = 200 - 5t - {t^2}\end{array} \right.\)

Hai vật gặp nhau khi:

\({x_1} = {x_2} \Leftrightarrow 1,5{t^2} = 200 - 5t - {t^2} \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t =  - 10{\rm{s < 0(loai)}}\\t = 8{\rm{s}}\end{array} \right.\)

=> t = 8s

Vị trí hai xe gặp nhau là:\({x_1} = {x_2} = 1,{5.8^2} = 96m\)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Đa Phước. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?