Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị có đáp án

TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí

A. xích lại gần nhau hơn.

B. có tốc độ trung bình lớn hơn.

C. nở ra lớn hơn.

D. liên kết lại với nhau.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?

A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.

B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.

C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.

D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.

Câu 3: Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol.

B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.

C. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.

D. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.

Câu 4: Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?

A. Nhiệt độ khí giảm.

B. Áp suất khí giảm.

C. Áp suất khí tăng.

D. Khối lượng khí tăng.

Câu 5: Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?

A. p/T=const

B. p/V=const

C. V/T=const

D. p1V1 = p3V3.

Câu 6: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí

A. không đổi.     B. giảm 2 lần.

C. tăng 2 lần.    D. tăng 4 lần.

Câu 7: Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:

A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.

B. Định luật Sác-lơ.

C. Định luật Gay Luy-xác

D. Cả ba định luật trên.

Câu 8: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPa. Áp suất ban đầu của khí là:

A. 50kPa                 B. 80 kPa

C. 60 kPa                D. 90 kPa

Câu 9: Trên hệ trục tọa độ OpT, một khối lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như hình vẽ. Hãy so sánh các thông số của hai trạng thái của khối khí đó. Chọn đáp án đúng.

A. p2 > p1; T2 > T1 và V2 > V1.

B. p2 > p1; T1 > T2 và V1 > V2.

C. p2 > p1; T2 > T1 và V2 = V1.

D. p1 > p2; T2 = T1 và V1 > V2.

Câu 10: Nén 24 lít khí ở nhiệt độ 27oC cho thể tích của nó chỉ còn là 8 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 77oC. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?

A. 4 lần                   B. 2,3 lần

C. 3,5 lần                D. 5 lần.

II. TỰ LUẬN

Bài 1: ( 2 điểm ).

Một xe ô tô có khối lượng m=4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có một chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp phanh.

          a.Đường khô, lực hãm bằng 22000N,  xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ?

          b.Đường ướt, lực hãm bằng 8000N, tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật ?

Bài 2: ( 2 điểm ).

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng  kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ.

Bài 3 : (2 điểm )

Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ OoC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại  không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC.

---(Nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hai vật có độ lớn động lượng bằng nhau. Chọn kết luận sai?

          A. Vật có khối lượng lớn hơn sẽ có vận tốc nhỏ hơn.

          B. Vật có vận tốc lớn hơn sẽ có khối lượng nhỏ hơn.

          C. Hai vật chuyển động cùng hướng, với vận tốc bằng nhau.

          D. Hai vật chuyển động với vận tốc có thể khác nhau.

Câu 2: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của năng lượng?

    A. kg.m2/s2                    B. N/m                          C. W.s  D. J

Câu 3: Một viên đạn có khối lượng 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao thì nổ thành hai mảnh, mảnh nhỏ có khối lượng 1 kg bay ngang với vận tốc 300 m/s, còn mảnh lớn bay hợp với đường thẳng đứng một góc 450. Vận tốc của viên đạn ngay trước khi nổ là

A. 100√2 m/s.               

B. 150√2m/s                

C.  100 m/s  

D. 150 m/s

Câu 4: Một vật có trọng lượng 1 N và động năng 1,25 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng

A.  18 km/h                        

B. 25 m/s                          

C.   1,6 m/s 

D.  5 km/h

Câu 5: Một ô tô có khối lượng 1 tấn lên dốc có độ nghiêng α bằng 300 so với phương ngang, vận tốc đều 3 m/s. Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là 1/√3. Lấy g = 10m/s2. Công suất của động cơ lúc đó là

A. 30kW                                    

B. 60kW                                 

C. 15kW                              

D. 120kW

Câu 6: Tác dụng một lực F không đổi, làm vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ được  độ dời s và vận tốc v. Nếu tăng lực tác dụng lên k2 lần thì với cùng độ dời s. Vận tốc của vật đã tăng

A. k  lần                              

B. k2 lần                        

C. √k lần                          

D. 2k lần hoặc k4 lần

Câu 7: Độ lớn lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường giới hạn không phụ thuộc vào

          A. bản chất của chất lỏng.                      B. độ dài đoạn giới hạn đó.

          C. nhiệt độ của chất lỏng.                       D. khối lượng riêng của chất lỏng.

Câu 8: Chọn câu sai?

A. Thế năng trọng trường của một vật thay đổi khi độ cao thay đổi

B. Thế năng đàn hồi của một vật càng thay đổi khi vật càng biến dạng

C. Thế năng trọng trường của một vật tăng khi vận tốc vật tăng

D. Thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào độ biến dạng

Câu 9: Ném một vật khối lượng  m  từ độ cao  h  theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao h’=3/2h . Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất .Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị là

\(\begin{array}{l}
A.{v_0} = \sqrt {\frac{{gh}}{2}} \\
B.{v_0} = \sqrt {\frac{3}{2}gh} \\
C.{v_0} = \sqrt {\frac{{gh}}{3}} \\
\underline D .{v_0} = \sqrt {gh} 
\end{array}\)

Câu 10: Một con lắc đơn lí tưởng, treo vật nặng nằm yên ở vị trí cân bằng thẳng đứng. Phải kéo con lắc lệch góc α0 bằng 600 rồi buông không vận tốc ban đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số giữa lực căng lớn nhất và nhỏ nhất của dây treo tác dụng lên vật là

A.                                              

B. 0,25       

C. 1,46                                         

D. không thể tính được vì chưa cho g và m

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi một vật từ độ cao z, chuyển động với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì

  A. Gia tốc rơi bằng nhau.

B. Độ lớn của vận tốc chạm đất bằng nhau.

  C. Công của trọng lực bằng nhau.

D. Thời gian rơi bằng nhau.

Câu 2: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 36km/h là:

  A. t = 300s.

B. t = 100s.

C. t = 200s.

D. t = 360s.

Câu 3: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là:

  A. vtb =10m/s.

B. vtb = 1m/s.

C. vtb = 8m/s.

D. vtb = 15m/s.

Câu 4: Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

  A. 5N.

B. 2,5N.

C. 1N.

D. 10N.

Câu 5: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không khí là l1 = 15cm, áp suất khí quyển bằng p0 = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh nghiêng một góc α = 300 đối với phương thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều cao của cột không khí trong ống bằng:

  A.  14cm

B.  16cm

C.  20cm

D.  22cm

Câu 6: Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng

  A. Không; độ biến thiên cơ năng.

B. Không; hằng số.

  C. Có; độ biến thiên cơ năng.

D. Có; hằng số.

Câu 7: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 00C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có khối lượng 2kg. Tiết diện của miệng bình 10cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0 = 105Pa.

  A. 50,40C

B. 121,30C

C. 323,40C

D. 1150C

Câu 8: Các phân tử khí ở áp suất thấp và nhiệt độ tiêu chuẩn có các tính chất nào?

  A. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau

  B. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng

  C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau

  D. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau

Câu 9: Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì:

  A. Vận tốc của hai vật không đổi.

  B. Hai vật rơi với cùng vận tốc.

  C. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.

  D. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.

Câu 10: Hành khách 1 đứng trên toa tàu a, nhìn qua cửa số toa sang hành khách 2 ở toa bên cạnh b. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống 1 thấy 2 chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?

  A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. b chạy nhanh hơn a.

  B. Toa tàu a đứng yên. Toa tàu b chạy về phía sau.

  C. Toa tàu a chạy về phía trước. Toa b đứng yên.

  D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. a chạy nhanh hơn b.

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm)                               

Câu 1: Trong hệ tọa độ ( p,V) , đường đẳng nhiệt có dạng:

A. Đường parabol.

B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

C. Nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

D. Đường hypebol.

Câu 2: Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô

A. chuyển động tròn đều.                               B. giảm tốc.

C. tăng tốc.                                                    D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.

Câu 3: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?

A.P~T                

B.P~t.                    

C. \(\frac{P}{T} = c{\rm{onst}}\).                    

D. \(\frac{{{P_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{P_2}}}{{{T_2}}}\)

Câu 4: Chọn phát biểu đúng.Động năng của một vật tăng khi

A. vận tốc của vật v = const.                          B. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

C. vận tốc của vật giảm.                                 D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.

Câu 5: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ?

A. V ~1/P                    B. V ~ T .                    C. P ~1/V                                D. P.V=const

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây nói về nội năng là sai?

A. Nội năng là nhiệt lượng.

B. Nội năng là một dạng năng lượng.

C. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.

D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Câu 7: Một ôtô lên dốc có ma sát với vận tốc không đổi. Lực đã sinh công bằng 0 là

A. lực kéo của động cơ.                                 B. lực ma sát.

C. trọng lực.                                                   D. phản lực của mặt dốc.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng tr­ường

A. Thế năng trọng trư­ờng có đơn vị  N/m2

B. Thế năng trọng tr­ường của một vật là năng lư­ợng mà vật có đư­ợc do nó đư­ợc đặt tại một vị trí xác định trong trọng tr­ường của trái đất

C. Khi tính thế năng trọng tr­ường có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.

D. Thế năng trọng tr­ường đư­ợc xác định bởi công thức Wt=mgz

Câu 9: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:

\(\begin{array}{l}
A.{W_t} =  - \frac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\\
B.{W_t} = \frac{1}{2}k.\Delta l\\
C.{W_t} = \frac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\\
D.{W_t} =  - \frac{1}{2}k.\Delta l
\end{array}\)

Câu 10: Biểu thức mô tả quá trình nén khí đẳng nhiệt là

A. Q + A = 0 với A < 0.                                 

B. ∆U = Q + A với ∆U > 0; Q < 0; A > 0.

C. ∆U =A với A > 0.                                      

D. ∆U = A + Q với A > 0; Q < 0.

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1: Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô

A. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.

B. chuyển động tròn đều.

C. giảm tốc.

D. tăng tốc.

Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây áp dụng được định luật Sác-lơ?

A. Đun nóng khí trong một xi-lanh hở.

B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.

C. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.

D. Đun nóng khí trong một xi-lanh kín.

Câu 3: Một thanh nhôm và một thanh thép có cùng độ dài l0ở 00C. Khi nung nóng hai thanh tới 1000C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5mm. Hệ số nở dài của nhôm là 22.10-6K-1 và của thép là 12.10-6K-1. Độ dài l0 của hai thanh ở 00C là

A. 0,50m.                    B. 5,00m.                    C. 1,50m.                            D. 0,25m.

Câu 4: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. thẳng song song với trục hoành.                B. thẳng song song với trục tung.

C. thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.                 D. hypebol.

Câu 5: Một lượng khí đựng trong một xi-lanh có pittông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15lít, nhiệt độ 270C và áp suất 2at. Khi pittông nén khí đến thể tích 12lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5at. Nhiệt độ của khí trong pittông lúc này là

A. 1470C.                    B. 37,80C.                   C. 147K.                              D. 47,50C.

Câu 6: Một thước thép ở 200C có độ dài 1000mm. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6 K-1. Khi nhiệt độ lên đến 40oC, thước thép này dài thêm

A. 2,4mm.                   B. 3,2mm.                   C. 0,24mm.                         D. 4,2mm.

Câu 7: Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt vì

A. vải bạt bị dính ướt nước.

B. vải bạt không bị dính ướt nước.

C. lực căng bề mặt của nước ngăn không cho nước lọt qua.

D. hiện tượng mao dẫn ngăn không cho nước lọt qua.

Câu 8: Một quả bóng đang bay ngang với động lượng  thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

A.0                             B.-2p                                   C.p                             D.2p

Câu 9: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây là đúng đối với chất rắn vô định hình?

A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định;

B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định;

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định;

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Câu 10: Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích;                                                    B. Khối lượng;

C. Áp suất.                                                    D. Nhiệt độ tuyệt đối;

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên  đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra giữa kỳ 2 Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?