TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Bể cá cảnh
B. Cánh đồng
C. Rừng nhiệt đới
D. Công viên
Câu 2. Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là
A. lưới thức ăn
B. bậc dinh dưỡng
C. chuỗi thức ăn
D. mắt xích
Câu 3. Xét chuỗi thức ăn:Cỏ - chuột – rắn hổ mang – diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là
A. Cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
B. Chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
C. Cỏ, đại bàng.
D. Đại bàng.
Câu 4 Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm
A. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật phân giải.
D. tất cả 3 đáp án trên.
Câu 5. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
Câu 6. Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.
D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Câu 7. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.
Câu 8. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.
D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.
Câu 9. Đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính.
B. thành phần nhóm tuổi.
C. mật đô quần thể.
D. tất cả các đáp án trên.
Câu 10. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa
A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | B | D | C | A | C | D | D | B |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. Trắc Nghiệm
Câu 1. Mật độ quần thể là
A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 2. Phát biểu đúng về mật độ quần thể là
A. Mật độ quần thể luôn cố định.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến
A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.
C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
A. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.
B. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào
Câu 5. ho các phát biểu sau:
1. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 40/60.
2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.
3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.
4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?
A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.
D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.
Câu 7. Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ
A. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật phân giải.
D. con người.
Câu 8. Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?
A. Rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới
B. Rừng ngập mặn
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Vùng thảo nguyên và hoang mạc
Câu 9. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. hệ sinh thái.
C. sinh cảnh.
D. hệ thống quần thể.
Câu 10. Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số
A. độ đa dạng
B. độ nhiều
C. độ thường gặp
D. cả A, B, C đều đúng
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | D | A | B | C | A | B | A | D |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I.Trắc Nghiệm
Câu 1: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
A. Cây sống trong một khu vườn.
B. Cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Câu 2: Loài đặc trưng là
A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 3: Loài ưu thế là
A. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
B. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. loài có mật độ cá thể cao trong quần xã.
D. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
Câu 4: Cho các hoạt động sau:
1. Cây rụng lá vào mùa đông.
2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là
A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 5: Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi?
A. Nhân tố sinh thái vô sinh.
B. Nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
D. Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, con người.
Câu 6: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.
B. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
D. Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã
Câu 7: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về
A. diễn thế sinh thái.
B. cân bằng quần thể.
C. giới hạn sinh thái.
D. cân bằng sinh học
Câu 8: Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số
A. độ đa dạng
B. độ nhiều
C. độ thường gặp
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
A. Cây sống trong một khu vườn.
B. Cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Câu 10: Loài đặc trưng là
A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | A | A | C | A | D | D | A | C |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Thú sống ở vùng nào dưới đây thường có tai, đuôi lớn hơn thú ở những vùng còn lại ?
A. Hàn đới
B. Nhiệt đới
C. Vùng cực
D. Ôn đới
Câu 2: Ở bò sát, hiện tượng da khô, có vảy sừng bao bọc cho thấy ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên đời sống sinh vật ?
A. Độ pH
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Độ ẩm
Câu 3: Cây nào dưới đây có khả năng chịu hạn ?
A. Vạn niên thanh
B. Rau bợ
C. Ráy
D. Thuốc bỏng
Câu 4: Sinh vật nào dưới đây không sống trong môi trường sinh vật ?
A. Giun đỏ
B. Giun móc câu
C. Trùng sốt rét
D. Sán dây
Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể sinh vật ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Những con rùa tai đỏ sống trong một ao
C. Những cây thông lá đỏ sống trên một ngọn đồi
D. Những cây sen hồng mọc trong một đầm lầy
Câu 6: Mật độ quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ?
A. Tác động đột ngột của các yếu tố ngẫu nhiên như lụt lội, cháy rừng…
B. Sự thay đổi theo chu kì của thời tiết, khí hậu
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Chu kì sống của sinh vật
Câu 7: Sự bùng nổ dân số có thể dẫn đến hệ quả nào sau đây ?
A. Thiếu lương thực
B. Năng suất lao động tăng
C. Thiếu nhân công cho các nhà máy công nghiệp
D. Giảm thiểu nạn chặt phá rừng bừa bãi
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ hội sinh ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Cá ép sống bám trên thân cá mập
C. Rận sống bám trên da chó
D. Tầm gửi sống bám trên thân cây gỗ
Câu 9: Hệ sinh thái bao gồm
A. quần thể và quần xã.
B. quần xã và khu vực sống của quần xã.
C. quần thể và sinh cảnh.
D. quần thể và khu vực sống của quần thể.
Câu 10: Động vật nào dưới đây có thể là mắt xích đứng liền sau chuột trong một chuỗi thức ăn ?
A. Rắn sọc dưa
B. Bọ ngựa
C. Hươu xạ
D. Linh dương
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | D | A | A | C | A | B | B | A |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
I.Trắc Nghiệm
Câu 1: Sinh vật nào dưới đây có môi trường sống khác với những sinh vật còn lại ?
A. Kanguru
B. Cây cọ
C. Cá hồi
D. Đười ươi
Câu 2: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng ?
A. Lá lốt
B. Rau mác
C. Bạch đàn
D. Phi lao
Câu 3: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt ?
A. Châu chấu
B. Cà pháo
C. Nấm hương
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4: Loài nào dưới đây là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh Hạ ?
A. Hông
B. Tràm
C. Điều
D. Cói
Câu 5: Hiện tượng cây nắp ấm bắt sâu bọ phản ánh mối quan hệ nào ?
A. Hội sinh
B. Cạnh tranh
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Kí sinh
Câu 6: Trong quần thể, nhóm tuổi nào có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng của quần thể ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Nhóm tuổi trước sinh sản
C. Nhóm tuổi sinh sản
D. Nhóm tuổi sau sinh sản
Câu 7: Trong quần xã, chỉ số nào thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã ?
A. Độ nhiều
B. Độ đa dạng
C. Độ thường gặp
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 8: Đâu là tên gọi của một hệ sinh thái trên cạn ?
A. Hệ sinh thái hoang mạc
B. Hệ sinh thái thảo nguyên
C. Hệ sinh thái savan
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 9: Trong một hệ sinh thái, sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ ?
A. Dương xỉ
B. Nấm linh chi
C. Thú mỏ vịt
D. Giun đất
Câu 10: Lưới thức ăn được tạo ra do
A. các chuỗi thức ăn có chung một hoặc nhiều mắt xích.
B. các chuỗi thức ăn cùng được thành lập trong một hệ sinh thái.
C. các chuỗi thức ăn cùng bắt đầu từ một sinh vật sản xuất.
D. các chuỗi thức ăn được sinh ra trong cùng một thời điểm.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | D | B | C | B | A | D | C | A |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hồng Bàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !