Bộ 5 đề kiểm tra 15 phút Chương 2 môn Hóa 8
Đề số 1:
Câu 1 : Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Người ta điều chế nhôm (Al) nguyên chất từ quặng bôxit Al2O3.
b) Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén, …
c) Nhôm để trong không khí lâu ngày tạo thành nhôm oxit.
d) Khi cho nhôm vào dung dịch axit clohidric loãng, thu được khí H2.
e) Người ta điện phân nước thu được oxi và hidro.
f) Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.
g) Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá.
h) Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật trong nước sống được.
i) Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên chìm xuống trông rất lạ mắt.
k) Người nội trợ đập trứng ra tô (bát) để làm món trứng rán.
l) Trứng để lâu ngày sẽ bị thối.
m) Khi bật bếp ga thì khí trong bếp ga cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo khí cacbonic và hơi nước.
Câu 2 : Hãy điền từ vật lý hay hóa học vào chỗ trống trong câu sau đây sao cho hợp lý :
Để sản xuất xi măng người ta tiến hành nghiền mịn đá vôi, đất sét, cát (SiO2) và một số ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc ướt, được gọi là hiện tượng ….. Sau đó nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400 đến 1600°C thu được hỗn hợp màu xám gọi là clanhke, gọi là hiện tượng …..
Câu 3 : Dấu hiệu là chính xác để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý?
Đáp án và hướng dẫn giải:
Câu 1 : Hiện tượng vật lý là : b , f , g , h , k .
Hiện tượng hóa học là : a , c , d , e , i , l , m .
Câu 2 : Để sản xuất xi măng người ta tiến hành nghiện mịn đá vôi, đất sét, cát (SiO2) và một ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc ướt, được gọi là hiện tượng vật lý. Sau đó nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400 đến 1600°C thu được hôn hợp màu xám gọi là clanhke, gọi là hiện tượng hóa học.
Câu 3 : Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là xem có tạo ra chất mới hay là vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Đề số 2:
Câu 1 : Cho các từ : vật lý, hóa học. hãy điền các từ trên vào chỗ trống sao cho hợp lý nhất:
a) Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu, người ta lấy nhiên liệu đem nghiền nhỏ gọi là hiện tượng ….., rồi đem đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit. Sau đó dẫn khí vào dụng dịch nước vôi trong thu được kết tủa trắng gọi là hiện tượng …..
b) Iot được bán trên thị trường thường có các tạp chất là clo, brom và nước. Để tinh chế loại iot đó người ta nghiền nhỏ nó với kali iotua và vôi sống gọi là hiện tượng ….. Sau đó đem nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng bình có chứa nước lạnh, khi đó iot sẽ bám vào đáy bình gọi là hiện tượng …..
Câu 2 : Để sản xuất axit sunfuric, người ta dung nhiên liệu là quặng pirit sắt (FeS2) đem nghiền nhỏ rồi nung ở nhiệt độ cao thu được sắt III oxit (Fe2O3) và khí sunfuro (SO2). Oxi hóa có V2O5 làm xúc tác ở nhiệt độ 450°C thu được SO3, cho SO3 hợp với nước thu được axit sunfuric (H2SO4). Hãy xác định đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học?
Câu 3 : Vào mùa đông các loại mỡ động vật ( heo, bò, … ) bị đông lại. Khi đun thì mỡ chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa thì mỡ sẽ khét. Hãy xác định hiện tượng hóa học ttrong quá trình trên.
Đáp án và hướng dẫn giải:
Câu 1:
a) Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% theo khối lượng. Để xác minh hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu, người ta lấy nhiên liệu đem nghiền nhỉ gọi là hiện tượng vật lý, rồi đem đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm cacbon dioxit, lưu huỳnh dioxit. Sau đó, dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong thấy tạo kết tủa trắng gọi là hiện tượng hóa học.
b) Iot được bán trên thị trường thường có chứa các tạp chất là clo, brom va nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta nghiền nó với kali iotua và vôi sống gọi là hiện tượng vật lý. Sau đó đem nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng 1 bình có chứa nước lạnh, khi đó iot sẽ bám vào đáy gọi là hiện tượng hóa học.
Câu 2:
- Hiện tượng vật lý: nghiền nhỏ quặng pirit sắt (FeS2)
- Hiện tượng hóa học:
+ Quặng pirit sắt cháy tạo thành Fe2O3 và SO2
+ Oxi hóa SO2 thành SO3
+ Hợp chất nước và SO3 tạo thành axit sunfuric (H2SO4)
Câu 3: Hiện tượng hóa học là: Khi đun quá lửa có mùi khét, giai đoạn này có sự biến đổi hóa học vì mỡ đã biến đổi thành than và các khí khá
Đề số 3:
Câu 1 :
a) Phản ứng hóa là gì?
b) Chất nào gọi là hiện tượng phản ứng ( hay chất tham gia ), là sản phẩm?
c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần?
Câu 2 : Hãy viết phương trình bằng chữ biểu diễn các hiện tượng được mô tả sau đây :
a) Quặng pirit sắt (FeS2) được nghiền nhỏ rồi đưa vào lò nung, thu được một chất rắn màu đen ( sắt III oxit ) và khí có mùi hắc ( khí sunfuro).
b) Thành phần chủ yếu của khí trong bình ga là khí metan (CH4), khi bật lửa bếp ga thì khi metan cháy sinh ta khí cacbonic và hơi nước.
c) Khi lên men glucozo ở 30 - 32°C thì thu được rượu etylic và khí cacbonic,
d) Để điều chế oxi người ta tiến hành nung thuốc tím ( kali pemanganat KMnO4 ), thu được kali manganat ( K2MnO4 ); mangan ddioxxit ( MnO2 ) và khí oxi.
Câu 3 : Một nhà sinh học ví cây xanh như sau :
Cây xanh ơi! Anh anh hùng lắm;
Anh hít khí trời (CO2), anh xơi nước lã;
Anh thải cho đời hàng vạn lá xanh tươi.
Hãy biểu diễn bằng phương trình chữ cho bài thơ trên. Biết từ “hang vạn lá xanh tươi” chỉ glucozo và khí oxi.
Đáp án và hướng dẫn giải:
Câu 1 :
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Chất ban đầu trong quá trình biến đổi gọi là chất phản ứng, chất mới sinh ra là chất sản phẩm.
Trong quá trình phản ứng, lượng chất phẩn ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng lên.
Câu 2 :
a) Quặng pirit sắt → sắt III oxit + khí sunfuro
b) Khí metan → Khí cacbonic + hơi nước
c) Glucozo → Rượu etylic + khí cacbonic (lên men rượu 30oC-32oC)
d) Kali pemanganat → Kali manganat + mangan đioxit + khí oxi
Câu 3 :
Khí cacbonic + nước → glucozo + khí oxi (quang hợp, chất diệp lục)
Đề số 4:
Câu 1:
a) Khi nung nóng canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao trong lò nung, thu được canxi oxit và khí CO2. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng thay đổi như thế nào so với chất rắn ban đầu?
b) Khi nung thanh sắt rong không khí thì khối lượng thanh sắt sau phản ứng thay đổi như thế nào?
Câu 2 : Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa than với khí oxi,
a) Hãy giải thích vì sao cần dập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò, sau đó, dung que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than cháy thì thôi?
b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là khí cacbon đioxit
Câu 3 :
a) Vì sao nói được : Khi phản ứng chính là phân tử phản ứng ( nếu là đơn chất kim loại thì là nguyên tử phản ứng )?
b) Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi? Kết quả là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải:
Câu 1 :
Vì khi nung CaCO3, khí CO2 thoát ra nên khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng giảm. Phương trình hóa học : CaCO3 →t° CaO + CO2
Vì khi nung thanh sắt thì sắt sẽ kết hợp với oxi tạo oxit sắt nên khối lượng tăng sau phản ứng.
Câu 2 :
Đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào bếp là để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dung que lửa châm rồi quạt mạnh lúc đầu để khơi mào phannr ứng, cung cấp đủ khí oxi cho phản ứng.
Phương trình chữ của phản ứng : Than + oxi → khí cacbon đioxit
Câu 3 :
Khi chất phản ứng chính là phân tửu phản ứng vì hạt hợp thành hầu hết các chất là phân tử, mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất của chất. ( Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tjam gia phản ứng tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác ).
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả chất này biến đổi thành chất khác.
Đề số 5:
Câu 1 :
a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
b) Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Câu 2 : Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau :
Lưu huỳnh + khí oxi → khí sunfuro
Nếu đốt cháy 48 gam lưu huỳnh và thu được 96 gam khí sunfuro thì khối lượng của oxi tham gia phản ứng là bao nhiêu?
Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,48 lít O2 (đktc) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Hãy tính khối lượng chất ban đầu đem đốt.
Đáp án và hướng dẫn giải:
Câu 1: Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng các chất tham gia phản ứng.
Vì trong phản ứng hóa học, nguyên tố được bảo toàn không mất đi.
Câu 2 : Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :
m lưu huỳnh + m oxi = m khí sunfuro
m oxi = m khí sunfuro – m lưu huỳnh = 96 – 48 = 48 gam
Câu 3 : Sơ đồ X + O2 → CO2 + H2O (1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ (1), ta có :
m + mO2 = mCO2 + mH2O
→ m = 1,6 gam
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề kiểm tra 15 phút môn Hóa Chương 2, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!