TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIỆT DŨNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (4 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2 (6 điểm)
Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ: “Nói với con”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
* Phương pháp: phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
* Yêu cầu
- Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu
- Viết đúng nội dung nghị luận.
- Không mắc các lỗi dung từ, đặt câu, chính tả.
* Gợi ý:
- Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là con người.
- Việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng:
+ Tu dưỡng về đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng …
+ Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
+ Giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc.
+ Trách nhiệm của bản thân.
---(Để xem đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr. 33, NXBGD, 2014)
a.
Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.
b.
Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
c.
Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4 điểm)
a. Giới thiệu vài nét về nhà văn Đi-phô, văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
b. Em học được ở nhân vật Rô-bin-xơn đức tính gì?
Câu 2: (6 điểm)
Có người nhận xét nhân vật Nhĩ trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu là “nhân vật tư tưởng”, theo em đúng hay sai? Vì sao?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
a. Giới thiệu vài nét về nhà văn Đi-phô, văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
- Nhà văn Đi-phô:
+ Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731) là nhà văn nổi tiếng người Anh. Ông từng trải qua nhiều nghề khác nhau, viết hàng trăm tác phẩm phê phán xã hội, đề xuất nhiều dự án cải cách tiến bộ như mở trường học cho phụ nữ, mở ngân hàng...
+ Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: Rô-bin-xơn Cru-xô (1710).
- Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang:
+ Nội dung: Kể lại cảnh ngộ của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình ở đảo hoang. Qua lời tự truyện của Rô-bin-xơn, người đọc nhận thấy cuộc sống vô cùng cực khổ và tinh thần lạc quan, yêu đời, nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của chàng.
+ Nghệ thuật: Viết theo hình thức tự truyện. Giọng kể hài hước, hóm hỉnh và rất tự nhiên.
b. Em học được ở nhân vật Rô-bin-xơn đức tính:
- Lạc quan, tin yêu vào cuộc sống. Bằng bàn tay và khối óc của mình, Rô-bin-xơn đã tạo nên một cuộc sống đầy đủ. Phải có một niềm tin vào cuộc sống thì Rô-bin-xơn mới có thể vượt lên những thách thức lớn lao đó và tự lập cho mình một cuộc sống mới.
- Hăng say lao động, không than phiền cho dù cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Tinh thần lạc quan đã được thể hiện kín đáo qua bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn.
=> Đức tính cần học hỏi ở nhân vật Rô-bin-xơn: phải giữ được tinh thần lạc quan, phải luôn luôn biết vượt lên hoàn cảnh để sống.
Câu 2:
a. Nhận xét nhân vật Nhĩ là “nhân vật tư tưởng” trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu là hoàn toàn đúng.
---(Đáp án đầy đủ của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
Đọc câu thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
a.
Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b.
Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c.
Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.
Câu 2:
a. Trình bày các phép liên kết câu?
b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 70)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.
- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.
Tác phẩm:
- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.
- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Việt Dũng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !