Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Phan Châu Trinh lần 3

TRƯỜNG THPT

PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

 

ĐỀ SỐ 1.

Câu 1. Quốc gia Đông Nam Á nào không có chung biển Đông với nước ta?

A. Malaixia.                B. Brunây.

C. Mianma.                 D. Singapo.

Câu 2. Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất trong năm là

A. điểm cực Bắc.     

B. điểm cực Nam.

C. điểm cực Đông.  

D. điểm cực Tây.

Câu 3. Đường biên giới quốc gia trên biển là

A. đường cơ sở để tính lãnh hải của quốc gia.

B. ranh giới phía ngoài của lãnh hải.

C. ranh giới phía ngoài của vùng biển đặc quyền kinh tế.

D. đường bờ biển dài 3260km.

Câu 4. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?

A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.

B. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.

C. Làm cho nông nghiệp nước ta có tính mùa vụ

D. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Câu 5. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là

A. quá trình phân bậc địa hình.     

B. quá trình xâm thực- bồi tụ.

C. quá trình tác động của con người.  

D. quá trình phong hóa hóa học.

Câu 6. Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là

A. hình thành các thung khô, suối cạn.

B. hình thành dạng địa hình caxtơ.

C. hiện tượng đất lở, đá trượt.

D. hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

Câu 7. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?

A. Do phong hóa mạnh các loại đá mẹ.

B. Do rửa trôi mạnh các chất bazơ.

C. Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người.

D. Tích tụ mạnh các chất oxit sắt và oxit nhôm.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế của Liên Bang Nga?

A. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

C. Hệ thống đường sắt có vai trò quan trọng.

D. Quỹ đất nông nghiệp lớn.

Câu 9. Ý nào sau đây không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta?

A. Gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước.

B. Mức gia tăng dân số nhìn chung thấp hơn so với nông thôn.

C. Phản ánh quá trình mở rộng địa giới của đô thị diễn ra mạnh.

D. Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 biết diện tích lãnh thổ nước ta là 331.212 km2.

A. 38,4%.                  B. 38,5%.

C. 3,8%.                    D. 3,7%.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

D

B

D

D

B

D

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do

A.    có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A.    nông nghiệp nhiệt đới
B. nông nghiệp thâm canh trình độ cao
C. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa
D. có sản phẩm đa dạng

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta

A. An Giang, Long An, Sóc Trăng .                               B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
C. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.                 D. An Giang, Kiên Giang, Long An.

Câu 4: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :

A.    Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
B. Có nhiều cơ sở chế biến, phân bố rộng khắp trên cả nước
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. Có thị trường xuất khẩu rộng mở.

Câu 5: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên

A. Bắc Băng Dương.             B. Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương.              D. Thái Bình Dương.

Câu 6: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu

A.    nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, mùa hạ mưa nhiều.
B. cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh.
C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
D. ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa.
Câu 7: Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do

A. nhiều hoang mạc, bồn địa.                                  B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.                    D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.

Câu 8: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là

A. nóng và khô.                                       B. lạnh, trời âm u nhiều mây.
C. lạnh và ẩm.                                      D. lạnh, khô và trời quang mây.

Câu 9: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A.    số lượng quá đông đảo.
B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.
C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế
D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế.

Câu 10: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta
A. Phía đông B. Phía tây C. Phía bắc D. Phía nam

 

ĐÁP ÁN

1

B

2

A

3

B

4

C

5

D

6

C

7

D

8

D

9

D

10

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp độ cao của các dãy núi giảm dần?

A. Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca.

B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử.

C. Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Pu Tha Ca, Kiều Liêu Ti.

D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Yên Tử, Pu Tha Ca.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á?

A. Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

B. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.

C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ôxtrâylia.

D. Là nơi các cường quốc muốn cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. có cấu trúc địa chất phức tạp và tương phản giữa hai sườn Đông- Tây của Trường Sơn.

B. có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.

C. có mối quan hệ mật thiết với Vân Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hướng của gió mùa Đông Bắc

D. có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 4: Thời gian nào một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... được hình thành?

A. Những năm 30 của thế kỉ XX.

B. Từ 1975 đến nay.

C. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954.

D. Thời Pháp Thuộc.

Câu 5: Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiểu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.

B. đẩy mạnh sản xuất theo lối quảng canh.

C. sản lượng cây trồng vật nuôi luôn biến động.

D. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

Câu 6: Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Nhiệt đới gió mùa.   

B. Ôn đới gió mùa trên núi.

C. Xích đạo.  

D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Câu 7: Địa danh nào được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên Bang Nga?

A. Sông Ê- nit- xây    

B. Sông Von- ga   

C. Sông Ô-bi   

D. Dãy U-ran

Câu 8: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là

A. Hô- cai- đô     

B. Xi- Cô- cư       

C. Hôn- su       

D. Kiu- Xiu

Câu 9: Đặc điểm không phải của địa hình bán bình nguyên là

A. thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ

B. phần nhiều là của thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy

C. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

D. bề mặt phủ ba dan

Câu 10: Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

B. Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.

C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.

D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

A

D

D

A

A

B

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (TH): Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra

  A. ngập lụt.                   B. mưa đá.                    C. lũ quét.   D. hạn hán.

Câu 2 (TH): Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm

  A. nắng, ít mây và mưa nhiều.                           B. nắng nóng, trời nhiều mây.

  C. nắng nóng và mưa nhiều.                              D. nắng, tạnh ráo và ổn định.

Câu 3 (NB): Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

  A. nhiều loài đặc hữu bậc nhất nước ta.             B. có đầy đủ hệ thống các đai cao.

  C. số lượng, thành phần loài phong phú.           D. có sự phân hoá đa dạng.

Câu 4 (TH): Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2019 (Đơn vị: nghìn người)

Năm

2005

2009

2013

2019

Thành thị

22.332

25.585

28.875

33.059

Nông thôn

60.060

60.440

60.885

63.149

Tổng dân số

82.392

86.025

89.756

91.714

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 - 2019 theo bảng số liệu trên?

  A. Kết hợp                    B. Cột ghép                   C. Đường   D. Cột chồng

Câu 5 (TH): Tính chất ẩm của khí hậu nước ta là do

  A. hình dạng lãnh thổ.                                       B. hướng của địa hình.

  C. có gió mùa hoạt động.                                   D. vị trí giáp Biển Đông.

Câu 6 (TH): Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên vùng biển nước ta?

  A. Có diện tích lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

  B. Thềm lục địa từ Bắc vào Nam nông và rộng.

  C. Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giàu có.

  D. Thiên nhiên có tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 7 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất thuộc về hệ thống sông

  A. Mê Kông.                 B. Kì Cùng.                   C. Hồng.   D. Đà Rằng.

Câu 8 (VD): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  A. Mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước   B. Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.

  C. Phân hoá rõ rệt trong nội bộ từng vùng.        D. Có sự phân hoá giữa thành thị - nông thôn.

Câu 9 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, 13 và 14, hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  A. Sông Thu Bồn.         B. Sông Đồng Nai.       C. Sông Thái Bình.   D. Sông Mã

Câu 10 (NB): Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái

  A. nhiệt đới gió mùa     B. xích đạo gió mùa      C. cận nhiệt gió mùa   D. cận xích đạo gió mùa

 

ĐÁP ÁN

1-C

2-D

3-B

4-D

5-D

6-B

7-A

8-A

9-C

10-A

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Phan Châu Trinh lần 3. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?