Bộ 4 đề thi HK2 môn Sinh 6 năm 2017-2018

BỘ 4 ĐỀ THI HK2 MÔN SINH 6 NĂM 2017-2018

ĐỀ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - thời gian làm bài 15 phút)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái A,B,C, D đứng trước ý câu trả lời đúng ở các câu sau:

Câu 1: Quả nào sau đây có hạch cứng?

A. Quả xoài.

B. Quả chuối.

C. Quả dừa.

D. Quả cà chua.

Câu 2: Nhóm hạt nào sau đây thuộc loại hạt có hai lá mầm?

A. Lúa, ngô, đậu xanh.

B. Đậu đen, ngô, bí.

C. Đậu đen, bưởi, cam.

D. Ngô, lúa, kê.

Câu 3: Cơ quan sinh sản của rêu là

A. bào tử.

B. túi bào tử.

C. hoa.

D. quả

Câu 4: Trình tự xuất hiện của các Ngành thực vật như sau:

A. Hạt trần, quyết, rêu, hạt kín.

B. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

C. Rêu, hạt trần,

hạt kín, quyết.

D.Quyết, rêu, hạt kín, hạt trần

Câu 5: Vòng cơ ở túi bài tử của dương xỉ có tác dụng là

A. sinh bào tử.

B. kết dính bào tử.

C. làm ẩm bào tử.

D. phát tán bào tử.

Câu 6: Rễ của cây thông thuộc loại rễ gì?

A. Rễ củ.

B. Rễ chùm.

C. Rễ cọc.

D. Rễ giả.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây cho thấy Dương xỉ tiến hóa hơn Rêu?

A. Có thân, lá.

B. Có mạch dẫn.

C. Sống ở cạn.

D. Sinh sản bằng bào tử

Câu 8: Đặc điểm đặc trưng của Quyết là:

A. Sinh sản bằng hạt.

B. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.

C. Hạt nằm trong quả.

D. Có thân lá, có rễ giả.

Câu 9: Rêu khác với thực vật có hoa:

A. Có mạch dẫn

B. Có hoa

C. Chưa có mạch dẫn

D. Chưa có hoa.

Câu 10: Đặc điểm Hạt trần tiến hóa hơn Dương xỉ là

A. cơ quan sinh sản là nón.

B. có mạch dẫn.

C. cơ quan sinh sản là túi bào tử.

D. sinh sản bằng bào tử.

Câu 11: Đặc điểm Hạt trần khác với Hạt kín là

A. có thân gỗ .

B. có hạt.

C. có hoa.

D. Có nón.

Câu 12: Cơ quan sinh dưỡng của Rêu khác với thực vật có hoa là:

A. Chưa có mạch dẫn

B. Có hoa

C. Có mạch dẫn

D. Chưa có hoa.

ĐỀ 2

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - thời gian làm bài 15 phút)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái A,B,C, D đứng trước ý câu trả lời đúng ở các câu sau:

Câu 1: Quả nào sau đây là loại quả khô nẻ?

A. Quả dừa.

B. Quả đậu bắp.

C. Quả me.

D. Quả bưởi.

Câu 2: Các nhóm hạt sau đây, nhóm hạt nào thuộc hạt Một lá mầm:

A. Hạt kê, lúa, ngô.

B. Hạt cải, mít, đu đủ, ngô.

C. Hạt ổi, cà chua, lúa, xoài.

D. Hạt nhãn, mít, cam, mận.

Câu 3: Rêu sinh sản bằng gì?

A. Hạt.

B. Túi bào tử.

C. Hoa.

D. Bào tử.

Câu 4: Thực vật sống trên cạn đầu tiên là:

A. Quyết.

B. Hạt trần.

C. Rêu.

D. Hạt kín.

Câu 5: Cơ quan sinh sản của dương xỉ nằm ở

A. mặt dưới lá già.

B. mặt dưới lá non.

C. thân.

D. rễ

Câu 6: Thân cây thông có dạng

A. thân cỏ.

B. thân leo.

C. thân cột.

D. thân gỗ.

Câu 7: Cơ quan sinh dưỡng của Rêu khác với thực vật có hoa

A. có mạch dẫn.

B. chưa có mạch dẫn.

C. có hoa.

D. chưa có hoa.

Câu 8: Đặc điểm đặc trưng của Quyết là

A. sinh sản bằng hạt

B. có thân lá, có rễ giả

C. hạt nằm trong quả.

D. có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây cho thấy Dương xỉ tiến hóa hơn Rêu?

A. có thân, lá.

B. có mạch dẫn.

C. sinh sản bằng bào tử.

D. sống ở cạn.

Câu 10: Đặc điểm đặc trưng đối với cây Hạt trần là

A. lá đa dạng.

B. có sự sinh sản hữu tính.

C. có hạt nằm lộ trên lá noãn.

D. có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.

Câu 11: Đặc điểm Hạt trần tiến hóa hơn Dương xỉ là

A. có thân gỗ.

B. cơ quan sinh sản là túi bào tử

C. sinh sản bằng bào tử.

D. cơ quan sinh sản là nón

Câu 12: Đặc điểm Hạt trần khác với Hạt kín là

A. có thân gỗ.

B. cơ quan sinh sản là nón.

C. hạt nằm trên lá noãn hở.

D. cơ quan sinh sản là hạt.

ĐỀ 3

Câu 1: (3,5 điểm)

a) Trình bày thí nghiệm về điều kiện nảy mầm của hạt.

b) Trồng đậu đen, đậu xanh phải thu hoạch như thế nào? Tại sao?

Câu 2: (1,5 điểm)

Vì sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống ở nơi ẩm ướt?

Câu 3: (1 điểm)

Lập bảng phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm về các đặc điểm: Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, số lá mầm của phôi.

Câu 4: (1 điểm)

Kể 3 cây có hại cho sức khỏe con người và nêu tác hại của 1 cây đã kể.

ĐÁP ÁN

ĐỀ 1

Mỗi câu đúng 0,25đ

1A, C  2C  3B  4B  5D  6C  7B  8B  9C 10A  11D  12A

ĐỀ 2

Mỗi câu đúng 0,25đ

1B  2A  3D 4C  5A  6D  7B  8D  9B  10C   11A    12B

ĐỀ 3

Câu 1:

a) 2 điểm

* Tiến hành thí nghiệm: ( 1đ)

Cho vào mỗi cốc 10 hạt đậu đen khô và chắc.

Cốc 1: để nguyên.

Cốc 2: đổ nước ngập hạt 6-7cm.

Cốc 3: lót bông ướt ở dưới những hạt đậu.

Để 3 cốc vào chỗ mát.

Kết quả và giải thích: (0,75đ) - Sau 3- 4 ngày:

Cốc 1: 10 hạt không nảy mầm vì thiếu nước.

Cốc 2: 10 hạt không nảy mầm vì thiếu không khí.

Cốc 3: 10 hạt không nảy mầm vì đủ nước và đủ không khí.

Nếu làm thí nghiệm giống cốc 3 nhưng để vào tủ lạnh thì 10 hạt không nảy mầm vì nhiệt độ quá thấp

Kết luận: (0,25đ) Hạt nảy mầm cần

Điều kiện bên ngoài: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp

Điều kiện bên trong (chất lượng hạt giống): Hạt chắc, không sứt sẹo, nấm mốc

b) 1,5 điểm

-Trồng đậu đen, đậu xanh phải thu hoạch trước khi quả chín khô.(0,75đ)

Vì quả đậu đen, đậu xanh là quả khô nẻ, khi chín khô vỏ quả tự nứt hạt rơi ra ngoài không thu hoạch được.(0,75đ)

Câu 2: 1,5đ

Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được nơi ẩm ướt vì:

Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở rễ, thân, lá. Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. (1đ)

Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt (0,5đ)

Câu 3:

So sánh mỗi đặc điểm 0,25đ

Đặc điểm

Cây Hai lá mầm

Cây Một lá mầm

Kiểu rễ

Rễ cọc

Rễ chùm

Kiểu gân

Hình mạng

Song song hoặc hình cung

Số cánh hoa

5 hoặc 4 cánh

6 hoặc 3 cánh

Số lá mầm của phôi

Một lá mầm

Hai lá mầm

 

{-- xem đầy đủ nội dung và đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề thi môn Sinh 6 HK2 năm 2018 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?