TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN SÁNG | ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra khỏi nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến cho nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên, mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1. Trong văn bản trên có những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung của văn bản là gì? (1 điểm)
Câu 3. Anh/ chị tự nhận thấy mình có thói quen tốt, thói quen xấu nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Trong khoảng 7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về một thói quen tốt mà mọi người đều cần có. (1 điểm)
II. Làm văn: (7 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Sách Ngữ Văn 10, tập một, Chương trình chuẩn, trang 129)
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ
Cách giải:
- Các phương thức biểu đạt có trong văn bản: Nghị luận, tự sự
Câu 2.
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Bàn luận về thói quen tốt và thói quen xấu.
Câu 3.
Phương pháp: Liệt kê
Cách giải:
- Kể ra được 1 thói quen tốt, 1 thói quen xấu.
Câu 4.
Phương pháp: Phân tích, bình luận
Cách giải:
- Nêu được đúng 1 thói quen tốt, lí giải một cách thuyết phục vì sao mọi người cần có và cách thức để rèn luyện và giữ gìn thói quen tốt đó.
II. Làm văn
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân vật nổi tiếng thời kì trung đại Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm, có nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
- Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi.
2. Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn
Cảm nhận về cuộc sống của nhà thơ: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch
+ Trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “lão nông tri điền” tìm thấy niềm vui trong công việc: Một mai, một cuốc, một cần câu
+ Gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên; tận hưởng hết mình niềm hạnh phúc mà thiên nhiên mang lại: mùa nào thức ấy, tất cả đều có sẵn trong thiên nhiên, đất trời (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao)
+ Con người không chỉ tìm thấy niềm vui mà còn là sự ưng ý, thảnh thơi, mãn nguyện với cuộc sống của mình: Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Cảm nhận về nhân cách của nhà thơ: là một nhà nho có nhân cách cao đẹp.
+ Luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh: chủ động lánh đục về trong, lựa chọn cuộc sống thanh đạm, tự nguyện hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
+ Coi thường danh lợi: xa lánh chốn danh lợi bon chen ( Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn người đến chốn lao xao), xem thường phú quý (Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao)
Đánh giá chung:
- Ngợi ca cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch chính là cách Nguyễn Bỉnh Khiêm ngợi ca lối sống nhàn. Với ông, đó không chỉ là lối sống mà còn là một quan niêm sống, một triết lí sống.
- Qua bài thơ, người đọc còn cảm nhận được trí tuệ uyên thâm cùng nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
- Bài thơ được viết với ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
3. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề
2. ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một ca phẫu thuật, cô y tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: “Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân”.
Ông bác sĩ khá lớn tuổi nói một cách quyết đoán: “Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!”.
Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng”.
Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!”
Cô lập tức kêu lớn lên: “Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!”
Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: “Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó”.
Ông đã thử thách phẩm chất cần có cho nghề nghiệp của cô y tá trẻ, và cô đã có được điều ấy.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên. (1 điểm)
Câu 3. Trong văn bản, ông bác sĩ đã “thử thách phẩm chất cần có cho nghề nghiệp của cô y tá trẻ” và cô y tá “đã có được điều đó”. Đó là phẩm chất gì? (0,5 điểm)
Câu 4. Trong khoảng 7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ về một phẩm chất nghề nghiệp mà anh/chị ngưỡng mộ. (vận dụng)
II. Làm văn: (7 điểm)
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2.
Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh có thể có nhiều cách đặt nhan đề cho câu chuyện, dưới đây là vài gợi ý:
- Cô y tá trẻ và vị bác sĩ già/ - Người trẻ và người già/- Miếng gạc thứ mười hai/ Y đức/ - Lòng dũng cảm/ - Thầy nào trò nấy…
Câu 3.
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Phẩm chất của một người làm nghề: tinh thần trách nhiệm (HS có thể trả lời: lòng dũng cảm, trách nhiệm với công việc, y đức…)
Câu 4.
Phương pháp: Phân tích, bình luận, tổng hợp
Cách giải:
- Nêu được phẩm chất đáng quý của một nghề nghiệp cụ thể, trình bày suy nghĩ một cách chân thành, nghiêm túc. Học sinh có thể nêu ra một tấm gương, có thể nêu phản đề về sự vô cảm, các thói xấu cần xoá bỏ.
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
3. ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tăm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu 1 (0,25 đ): Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? (nhận biết)
Câu 2 (0,25 đ): Nêu nội dung chính của hai câu thơ đầu? (thông hiểu)
Câu 3 (0,5 đ): Xác định và nêu tác dụng của BPTT chủ yếu trong hai câu 3-4? (thông hiểu)
Câu 4 (1,0 đ): Anh (chị) thích quan niệm “nhàn” ở những câu thơ nào? Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày cảm nhận của anh chị về những câu thơ đó. (vận dụng)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Những bài học về cuộc sống – Trích Internet)
Câu 5 (0,25 đ): Anh (chị) hãy đặt tên cho văn bản.
Câu 6 (0,25 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 7 (0,5 đ): Theo anh (chị), những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
Câu 8 (1,0 đ): Anh (chị) hãy rút ra ít nhất 2 bài học từ văn bản trên.
II.PHẦN LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM) (ID: 283939)
Anh (chị) hãy đóng vai Mị Châu, kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” bằng một kết thúc khác (có thể kết hợp miêu tả và biểu cảm).
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào cá c thể thơ đã học.
Cách giải:
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
- Nội dung chính: Vẻ đẹp cuộc sống thuần hậu, giản dị ở thôn quê của nhà thơ.
Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp từ từ đã học.
Cách giải:
- BPTT: đối: ta> - Tác dụng: khẳng định lối sống xa lánh nơi quyền quý, giữ gìn nhân cách; mỉa mai cách sống tham danh lợi, phú quý. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận Cách giải: Học sinh trình bày theo cảm nhận riêng của mình. Ví dụ: Quan niệm sống “nhàn” là sống hòa hợp với thiên nhiên. + Cuộc sống của người lao động bình dị thôn quê + Cuộc sống không tư lợi, bon chen, chỉ cần những nhu cầu tối thiểu, đơn sơ, giản dị. + Nhịp sống rất thong thả, tâm thế sống ung dung, tự tại, khoan thai. Câu 5: Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp Cách giải: Đặt nhan đề: Con lừa, Bài học ý nghĩa từ con lừa,… Câu 6: Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 7: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: - Những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Câu 8: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: HS có thể rút ra 2 trong số các bài học như: Dũng cảm đương đầu với khó khăn; Bình tĩnh trước mọi tình huống; Nhạy bén, sáng tạo, thông minh để có thể vượt qua thử thách.. (HS có câu trả lời khác miễn là hợp lí, sáng tạo thì có thể cho điểm tối đa) ---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy--- 4. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York ở Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày 12 /08 /2015) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm) Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng gì?(0.5 điểm) Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng"? (1.0 điểm) Câu 4: Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân. (1.0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm) Anh/ chị có đồng ý với ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.” không? Tại sao? ((trả lời trong một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ) Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận (0.5 điểm) Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Trả lời đầy đủ các ý trên hoặc hai ý: 0.5 điểm; trả lời được một ý: 0,25 điểm Câu 3: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng" có thể hiểu là: - Cách đọc một "nội dung sâu sắc": Thái độ đọc nghiêm túc, thật sự chìm lắng vào thế giới văn học, chú ý nhập tâm để thấu cảm và rút ra bài học sâu sắc cho bản thân. (0.25 điểm) - Cách đọc "mì ăn liền": Thái độ đọc lướt nhanh, sơ sài, qua loa, không hiểu đúng và sâu sắc giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không thấy được ý nghĩa nhân văn tác phẩm đó đem lại. (0.25 điểm) → Câu nói mang tính định hướng về một cách đọc sách văn học đúng đắn, tích cực.(0.5 điểm) HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau Câu 4: Các bài học rút ra từ văn bản: - Tầm quan trọng của việc đọc sách văn học trong việc bồi dưỡng tri thức và tâm hồn vì vậy cần dành nhiều thời gian để đọc sách - Đọc sách cần có phương pháp, biết chọn lọc sách phù hợp và thực sự chú tâm mới đạt được hiệu quả. Trả lời mỗi ý được 0.5 điểm Học sinh có thể rút ra các bài học khác nhau nhưng phải gắn với thông điệp của văn bản. PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM) Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm) a/ Yêu cầu về kỹ năng: HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được quan điểm của bản thân (có thể là đồng ý, có thể là không đồng ý hoặc ý kiến khác…) và lý giải được vì sao lại có quan điểm như vậy: 1/ Đưa ra quan điểm của bản thân: - Đồng ý vì trong cuộc sống hiện nay, khi các thiết bị điện tử xuất hiện ngày càng nhiều thì việc đọc sách, đặc biệt là đọc sách văn học ngày càng hiếm, vì mọi người dành thời gian lên mạng nhiều hơn do tin tức được cập nhật nhanh chóng; xuất hiện nhiều loại hình giải trí lôi cuốn hấp dẫn như nhạc Kpop, phim thần tượng, truyền hình thực tế …; do cuộc sống bận rộn, áp lực học tập thi cử nặng nề nên không còn thời gian đọc sách; v.v… - Không đồng ý vì vẫn còn nhiều người đam mê với sách, đặc biệt là sách văn học vì ý thức được giá trị và ý nghĩa của việc đọc sách; các buổi ra mắt sách của những nhà văn nổi tiếng hoặc những hội chợ sách vẫn thu hút được bạn đọc; các hoạt động sáng tác vẫn có đông các bạn trẻ tham gia; v.v… 2/ Đưa ra các giải pháp, bài học theo quan điểm lựa chọn ---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy--- Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Sáng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập . Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục: Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến có đáp án Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trướng THPT Bình Khánh có đáp án Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Trần Đại Nghĩa có đáp án Chúc các em học tập tốt!