TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH | ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐẾ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Câu 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?”
(Ca dao)
1a. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản. (0.5 điểm)
1b. Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm)
1c. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)
1d. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu: “Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu.”? (1.0 điểm)
1e. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
Trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” (SGK lớp 10 tập 1) có chi tiết Rùa vàng hiện lên rẽ nước đưa An Dương Vương xuống biển. Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, anh/chị hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành Hoàng Hậu.
------------ Hết------------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Câu 1 :
1a. Phong cách ngôn ngữ : Nghệ thuật Thể thơ lục bát
1b. PTBĐ tự sự, biểu cảm, miêu tả
1c. Lời than vãn của chàng trai về việc cô gái đã đi lấy chồng.
Lời trách móc của cô gái vì chàng trai quá chậm trễ trong việc bày tỏ tình cảm với cô.
1d. Biện pháp tu từ So sánh (như chim, như cá) (0.25 điểm).
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0.25 điểm).
- Biện pháp tu từ Ẩn dụ (chim vào lồng, cá cắn câu) (0.25 điểm).
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0.25 điểm).
1e. Bày tỏ tình cảm buồn bã, xót xa, tiếc nuối ...
Đúng kỹ năng viết đoạn văn ...
Câu 2: (1 điểm)
Ý nghĩa của yếu tố thần kì:
- Giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn
- Phản ánh thái độ của nhân dân với nhân vật lịch sử: kính trọng, biết ơn vị vua An Dương Vương nên nhân dân đã bất tử hóa
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kĩ năng viết văn tự sự, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Đảm bảo một văn bản tự sự hòan chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần
- Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài yêu cầu nhập vai nhân vật kể lại cuộc đời mình nên bài viết cần bám sát những sự việc, chi tiết tiêu biểu của văn bản. Đồng thời cần tái hiện nội dung câu chuyện từ góc nhìn của vai người kể chuyện và đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện sinh động.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau:
Gợi ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện, nhân vật kể chuyện.
Các sự việc chính:
- Tấm bị mẹ con Cám hại chết khi về giỗ bố
- Tấm hóa thành chim vàng anh bay về cung, báo hiệu sự hiên diện của mình. Mẹ con Cám giết chim vàng anh
- Tấm hóa thành cây xoan che bóng mát cho vua. Mẹ con Cám chặt cây xoan làm khung cửi
- Tấm hóa mình vào khung cửi, cảnh cáo Cám. Mẹ con Cám đốt khung cửi
- Tấm hóa thành quả thị, được một bà lão yêu thích mang về nhà và trở lại thành người chung sống hạnh phúc bên bà lão.
- Tấm gặp lại vua và được đón về cung.
- Tấm trừng trị Cám.
c. Kết bài
Bài học từ câu chuyện đấu tranh của Tấm: chủ động, mạnh mẽ, kiên trì, cương quyết,...
(Học sinh có thể sáng tạo khi kể nhưng vẫn phải đảm bảo cốt truyện và ngôn ngữ văn học; biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, liên tưởng,..để làm bài)
2. ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)
1. Nội dung chính của văn bản là gì? (0.5 điểm)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)
3. Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1.0 điểm)
4. Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1.0 điểm)
5. Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (2.0 điểm)
II. Làm văn (5.0 điểm)
Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã “rước nàng” về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
…Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì…
(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)
Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
1. Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
2. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
3. - Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.
- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày…
4. Dự kiến một số tình huống trả lời:
- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).
- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng…).
- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên…
5. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
(Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
a. Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)
b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)
c. Tư thế “ Ghé chiếu” của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)
Câu 2. (7,0 điểm)
Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay?
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Nội dung của đoạn văn trên là:
- Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh là vẫn còn e dè, nghi ngại, giữ mình là chính, thậm chí ẩn dật uổng phí tài năng. (0,5 điểm)
- Thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người tài của người xuống chiếu. (0,5 điểm)
b. Phần in đậm là những điển tích điển cố, thể hiện đặc điểm của văn học trung đại là lối tư duy theo kiểu mẫu đã có sẵn, hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học. (1,0 điểm)
c. Tư thế “ghé chiếu” là một điển tích vừa cho thấy thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng hiền tài của Quang Trung vừa thể hiện vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của tác giả. Người nghe vì thế thêm nể trọng vì những điều đã được viết ra. (1,0 điểm)
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
4. ĐỀ SỐ 4
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)
1. Nêu nội dung chính của bài ca dao trên?
2. Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
3. Viết ít nhất hai bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”
4. Từ bài ca dao trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
PHẦN 2: LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Phân tích bài thơ sau:
Phiên âm
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
Dịch thơ:
“Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.”
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Nội dung: Là lời than của người phụ nữ về số phận bất hạnh, lệ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình trong xã hội cũ. Đồng thời bài ca dao khẳng định vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ.
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Cách mở đầu quen thuộc trong ca dao: “Thân em”
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ “thân em” với hình ảnh “tấm lụa đào”, “của ấu gai”
- Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
- Tác dụng:
+ Gợi vẻ đẹp và thân phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ…
+ Giúp cho bài ca dao giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm
Câu 3:
Phương pháp: Tổng hợp
Gợi ý:
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thâm em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Gợi ý:
- Người phụ nữ mang vẻ đẹp cả về hình thức, phẩm chất
- Người phụ nữ ý thức rất rõ về bản thân nhưng không tự quyết định được tương lai hạnh phúc của mình
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Bình Khánh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án
-
Bộ 3 đề thi HK1 Môn Ngữ văn 10 Trường THPT Hồng Quang năm 2020 có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Lý Thái Tổ có đáp án
Chúc các em học tập tốt!