TRƯỜNG THCS LÊ LỢI | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Biểu hiện của sống chan hòa là?
A. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
B. Góp ý với bạn bè khi bạn vi phạm kỉ luật.
C. Khuyên góp quần áo cũ cho trẻ em vùng sâu vùng xa.
D. Cả A,B, C.
Câu 2: Biểu hiện của không sống chan hòa với mọi người là?
A. Không chơi với người nghèo.
B. Không tham gia các hoạt động do nhà trường phát động.
C. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.
D. Cả A,B, C.
Câu 3: Câu tục ngữ : Trên kính dưới nhường nói đến điều gì?
A. Sống chan hòa với mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Siêng năng, kiên trì.
D. Tự rèn luyện bản thân.
Câu 4: Trong lớp em có bạn A mới từ trường khác chuyển về thường bị các bạn trai trong lớp trêu đùa. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Giúp đỡ bạn làm quen với các bạn trong lớp.
B. Trêu cho bạn khóc.
C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
D. Không chơi với bạn.
Câu 5: Nhân dịp 20/11 nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6c khích lệ các bạn cùng tham gia. Trong lớp Phương phân công những bạn có tài: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát, múa. Cả lớp sôi nổi nhiệt tình, duy nhất chỉ có Khanh là không nhập cuộc. Em có nhận xét gì về bạn Khanh?
A. Khanh là người hòa đồng với mọi người.
B. Khanh là người khinh người.
C. Khanh là người không sống chan hòa với mọi người.
D. Khanh là người sống ích kỉ.
Câu 6: Đối với xã hội, Sống chan hòa có ý nghĩa như thế nào?
A. Góp phần làm cho xã hội tươi đẹp.
B. Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
C. Góp phần làm giàu cho đất nước.
D. Góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 7: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố của thiên nhiên?
A. Môi trường đất.
B. Môi trường nước.
C. Môi trường không khí.
D. Cả A, B, C
Câu 8: Hành động A nói thì thầm với bạn cùng bàn về việc nói xấu bạn B là hành động thể hiện điều gì?
A. Mất lịch sự, tế nhị.
B. Lịch sự, tế nhị.
C. Vô lễ.
D. Sống chan hòa với mọi người.
Câu 9: Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là?
A. Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên.
B. Cảm ơn khi được người khác giúp đỡ mình.
C. Vào nhà người khác phải gõ cửa.
D. Cả A,B, C.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | D | A | A | C | B | C | A | D | A | C | D | B | D | D | A | A | D | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | D | D | C | A | D | D | B | D | D | B | A | D | C | D | B | A | A | A | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Mục đích học tập nào sau đây là đúng?
A. Học tập vì điểm số, không bị thua bạn bè
B. Học tập để có kiến thức, phát triển toàn diện, sau này góp phần xây dựng đất nước.
C. Học tập để không bị bố mẹ la mắng.
D. Học tập để gặp bạn bè cho vui.
Câu 2: Để xác định công dân của một nước ta căn cứ vào đâu?
A. Dân tộc
B. Tôn giáo
C. Nơi sinh
D. Quốc tịch
Câu 3: Câu nói: “Trẻ em như búp trên cành” thuộc chủ đề nào?
A. Quyền trẻ em
B. Quyền và nghĩa vụ học tập
C. An toàn giao thông
D. Biển hiệu lệnh
Câu 4: Xác định trường hợp nào không phải là công dân Việt Nam?
A. Có quốc tịch Việt Nam
B. Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ bố mẹ là ai.
D. Không mang quốc tịch Việt Nam.
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?
A. Mỗi học kì Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới
B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện
C. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sang.
D. Mỗi học kì Hòa đều đòi mẹ mua cho cặp mới.
Câu 6: Em tán thành ý kiến nào sau đây?
A. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm.
B. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.
C. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm
D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.
Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây là sống chan hòa với mọi người?
A. Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết
B. Luôn cởi mở chia sẻ với mọi người
C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai
D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?
A. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời
B. Ngày đầu năm cả nhà Lan đi hái lộc
C. Đi tham quan dã ngoại, Tú thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.
D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn.
Câu 9: Những câu ca dao, tục ngữ sau đây đúng với lịch sự, tế nhị?
A. Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
B. Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
C. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
D. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu 10: Những biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là
A. tham gia các hoạt động lao động của khu phố khi có yêu cầu
B. tham gia hoạt động văn nghệ của trường khi được phân công
C. mỗi khi có đợt quyên góp thì ủng hộ nhiệt tình
D. chủ động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại trường cũng như tại địa phương
Câu 11: Điền từ còn thiếu vào dấu … “…..là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn’’
A. Tiền bạc
B. Sắc đẹp
C. Sức khỏe
D. Địa vị xã hội
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | D | A | D | C | B | B | D | A | D | D | D | A | A | B | C | A | A | B | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | D | A | A | C | B | C | B | B | C | D | D | A | C | D | B | D | D | A | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là trung thực:
A. Thẳng thắn nhận khuyết điểm.
B. Chào hỏi thầy, cô giáo.
C. Giúp bạn khi gặp khó khăn.
D. Tiêu xài hợp lí
Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
A. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
B. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
C. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.
D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
Câu 3: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách:
A. Liều mạng, hiếu thắng.
B. Phiêu lưu, mạo hiểm.
C. Chủ động, tự giác trong mọi việc
D. Ba phải, a dua, cơ hội.
Câu 4: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
A.Góp phần làm phong phú truyền thống
B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm
C. Tự hào về truyền thống của gia đình
D. Tiếp nối phát triển và làm rạng truyền thống
Câu 5: Biểu ngữ“xã hội kỉ cương quê hương giàu đẹp’’nói lên phẩm chất đạo đức gì?
A. Lễ độ
B. Siêng năng kiên trì
C. Tiết kiệm
D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 6: Câu ca dao tục ngữ “Kính trên nhường dưới”nói lên phẩm chất đạo đức gì?
A. Lễ độ
B. Siêng năng kiên trì
C. Tiết kiệm
D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức siêng năng kiên trì?
A. Thua keo này bày keo khác
B. Cơm thừa gạo thiếu
C. Của bền tại người
D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Câu 8: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
A. Sức khỏe là vàng
B. Nhập gia tuỳ tục
C. Của bền tại người
D. Gọi dạ bảo vâng
-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | C | D | D | A | A | A | B | B | D | C | A | C | A | A | B | D | C | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | B | C | A | C | A | D | A | A | B | A | B | A | B | C | A | D | A | A | D |
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
b. Luyện tập thể dục hằng ngày.
c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
a. Ăn diện theo mốt.
b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.
c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.
3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?
a. Chào hỏi người lớn tuổi.
b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
d. Ngắt lời khi người khác đang nói.
4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?
a. Đi học đúng giờ.
b. Làm việc riêng trong giờ học.
c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.
d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?
Câu 2: (2.0 điểm) Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
Câu 3: (2.0 điểm) Cho tình huống sau:
Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!
Em có đồng tình với Hải không? Nếu là em, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
1. A
2. C
3. D
4. B
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn
- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
- Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp…
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn GDCD 6 năm 2020 Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo một số tài liệu cùng chuyên mục dưới đây: